Hiện tượng mất dung dịch khoan

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật dầu khí Thiết kế thi công giếng khoan N0 3002 mỏ Rồng (Trang 120)

- Đối với cột ống trung gian: tắnh toán sơ bộ cột ống theo hệ số bền đứt ( n 1)

AN TOÀN LAO ĐỘNG

8.2.2. Hiện tượng mất dung dịch khoan

Các nguyên nhân hiện tượng mất dung dịch thường gặp ở khu mỏ Rồng

Hiện tượng mất dung dịch có thể xẩy ra trong quá trình khoan và bơm trám xi măng. Nguyên nhân chủ yếu là sự chênh lệch áp suất giữa cột dung dịch khoan và áp suất vỉa, do vỉa có độ thấm cao, nứt nẻ, do hoạt động kiến tạo sẽ làm cho một phần hay toàn bộ dung dịch đi vào vỉa. Ta có thể phân chia các vùng mất dung dịch như sau:

- Tầng Plioxen - đệ tứ, Mioxen thượng có độ rỗng và độ thẩm thấu cao thường xảy ra hiện tượng mất dung dịch cục bộ với thể tắch không lớn;

- Tầng Mioxen và Oligoxen có hàm lượng sét cao chủ yếu là các tập bột sét kết dễ trương lở và có dị thường áp suất. Khi sử dụng dung dịch có tỷ trọng lớn do sự xâm nhập và lắng đọng các pha rắn, sự thay đổi các thông số của dung dịch, sự hấp thụ nước của sét cũng dẫn tới sự mất dung dịch ở vùng này;

- Trong quá trình khoan hiện tượng mất dung dịch cũng xảy ra do hiện tượng piston khi nâng thả bộ khoan cụ, các vết nứt của vỉa trong quá trình khoan và ranh giới giữa các địa tầng.

Để hạn chế hiện tượng mất dung dịch ta phải đảm bảo tốc độ kéo thả bộ khoan cụ và chống ống cho hợp lý. Đối với các vùng có nguy cơ mất dung dịch cao như tầng móng có thể cho thêm vào dung dịch các chất độn khi khoan gần hết tầng Oligoxen (như vỏ trấu, xơ dừa, các chất dạng sợiẦ). Đồng thời dự trữ đầy đủ nguyên liệu cần thiết khi xẩy ra hiện tượng mất dung dịch.

Khắc phục mất dung dịch

Bơm chất trộn cùng nước hoặc dung dịch, bơm chất trộn để giảm cường độ mất nước bằng hổn hợp tram: tram tầng mất nước, thả cột ống chống.

Áp suất tương đối tại tầng mất nước P0 = (8.1) Thể tắch dung dịch hao trong giếng là

Q = S.h (8.2) Cường độ mất dung dịch

Ql = Q , m3/h (8.3) Hệ số tổn hao khi mất dung dịch hoàn toàn

Kh = Ql (8.4) Hệ số Kh 1 1 3 3 5 5 15 15 25 >25 Cấp độ I II III IV V VI Tình trạng Một phần Hoàn toàn Mất ồ ạt Tai họa Bảng 8.1.Phân cấp tình trạng mất dung dịch 8.2.3. Sự cố phun tự do dầu, khắ hoặc nước.

* Dấu hiệu báo trước khi phun tự do dầu, khắ hoặc nước

- Dấu hiệu trực tiếp: Tăng thể tắch dung dịch trong bể chứa, tăng tốc độ dòng chảy của dung dịch từ đáy giếng khoan, thể tắch dung dịch tiếp nhận trong bể chứa ắt hơn so với thể tắch tắnh toán, tăng thể tắch khắ trong dung dịch;

- Dấu hiệu gián tiếp: Tăng tốc độ cơ học khoan, thay đổi chỉ số của dung dịch, thay đổi áp suất bơm và các thông số chế độ khoan.

* Nguyên nhân và điều kiện dầu khắ phun tự do

Có sai sót trong việc xác định áp suất vỉa, khi thi công giếng khoan và kiểm tra không đầy đủ các thông số của vỉa trong quá trình khảo sát mỏ.

- Giảm áp suất thuỷ tĩnh lên vỉa;

- Sử dụng dung dịch có tỷ trọng nhỏ hơn tỷ trọng dung dịch thiết kế; - Giảm thấp chiều cao của cột dung dịch;

- Không bơm rót dung dịch vào giếng khi kéo cần tại các vỉa đã mở; - Có sự chuyển và mất áp suất giữa các vỉa đã mở;

- Giếng khoan dừng lâu khi đã mở tầng sản phẩm mà không bơm rửa;

- Tăng hàm lượng khắ trong dung dịch trong quá trình khoan không áp dụng biện pháp làm kắn miệng giếng khi có dấu hiệu dầu khắ.

* Biện pháp ngăn ngừa sự cố phun tự do dầu khắ

- Ngăn ngừa các công việc khi có dấu hiệu dầu khắ; - Sử dụng dung dịch có tỷ trọng đúng với thiết kế;

- Luôn theo dõi các thông số dung dịch nếu tháy hiện tượng như trên phải điều chỉnh lại các thông số dung dịch, nhất là phải tăng tỷ trọng dung dịch, độ nhớt và ứng suất cắt tĩnh;

- Hàng tháng phải kiểm tra các mặt bắch của thiết bị chống phun, đường ống và cụm Manhephon;

- Khi kéo thả thường xuyên phải rót dung dịch vào giếng;

- Để kịp thời dập tắt sự xuất hiện dầu khắ trước hết phải nhanh chóng hàn kắn miệng giếng bằng cách đóng các đối áp mà trước đó thường xuyên phải kiểm tra sự hoàn thiện của nó và các mối nối giữa chúng. Khi ngừng tuần hoàn kéo cần khoan lên khỏi bàn roto cần phải đóng đối áp vạn năng, nếu không có đối áp vạn năng thì đóng đói áp tấm trên, theo dõi áp suất trong và ngoài cần. trong trường hợp áp suất trong ống cao hơn áp suất cho phép thỉ phải xả áp suất dư đồng thời với việc bơm dung dịch nặng;

- Lúc kéo thả nếu bắt gặp sự xuất hiện dầu khắ cũng phải ngừng ngay sự kéo thả và thực hiện các công việc như trên;

- Lúc giếng khoan trống, hoặc đang đo địa vật lý hay bắn mìn thì cũng ngừng ngay các công tác đó kéo dụng cụ lên và làm các công việc tương tự trên khi thấy có sự xuất hiện dầu khắ.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật dầu khí Thiết kế thi công giếng khoan N0 3002 mỏ Rồng (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w