Quy trình trám ximăng hai tầng:

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật dầu khí Thiết kế thi công giếng khoan N0 3002 mỏ Rồng (Trang 82)

Trước khi thả nút trám phân tầng phải thử độ nhạy của mupta trên mặt đất. chuẩn bị giếng khoan xong ta bơm vữa xi măng phần thứ nhất, sau đó bơm dung dịch ép phần thứ nhất (có thể dùng dung dịch đệm để ngăn cách giữa chúng).

1 1. Ống chống 2 2. Đầu nối 3 3. Cửa sổ trám 4 4. Ống lót trên 5 5. Ống lót dưới 6 6. chốt giữ

Hình 6.2. Múpta trám xi măng phân tầng

Sau đó thả nút trám dưới, tiếp theo bơm luôn phần vữa xi măng trám phần trên và thả nút trám trên, rồi bơm tiếp dung dịch ép phần trên. Nút dưới đẩy chất lỏng đi xuống đến một thời điểm nhất định nó sẽ tì lên đế của ống lót dưới. Do tác dụng của áp suất cột dung dịch và áp suất bơm ống lót dưới cắt đứt các chốt định vị và dịch chuyển xuống phắa dưới được giữ lại ở gờ, lúc đó các cửa sổ xung quanh được mở ra và giai đoạn trám 1 tầng kết thúc.

Bắt đầu trám ở tầng 2: Phần vữa xi măng trám ở tầng 2 sẽ chui qua cửa sổ và dâng lên ngoài ống chống. Nút trám trên bị ép dần xuống và tỳ lên ống lót trên, do áp lực, ống lót trên sẽ cắt đứt chốt định vị và di chuyển xuống phắa dưới đóng kắn các cửa sổ trám, ở thời điểm đó áp suất đầu bơm trám tăng lên đột ngột và quá trình trám xi măng coi như kết thúc.

6.3.3. Trám xi măng cột ống chống lửng.

Phương pháp trám này được sử dụng để trám các cột ống chống lửng thông qua một đầu nối chuyển tiếp chuyên dụng từ cần khoan đến ống chống

* Quy trình trám:

Đầu tiên cột ống chống lửng phải được thử rò rồi nối với cần khoan thông qua đầu nối chuyên dụng bằng ren trái. Sau khi cột ống chống được thả vào lỗ khoan, người ta bắt đầu bơm dung dịch đệm vào bên trong cần khoan, tiếp tục bơm vữa xi măng và dung dịch ép để ép vữa xi măng qua van ngược vào đế ống chống. Sau đó thả viên bi thép (chú ý thời gian thả cần tắnh sao cho khi vữa xi măng dâng lên hết chiều cao cần trám thì viên bi sẽ tỳ lên ống lót). Khi viên bi tì lên ống lót, đồng hồ áp suất ở đầu giếng tăng vọt báo hiện viên bi đã nằm trên ống lót, lúc này thợ vận hành cho tăng áp suất bơm trám làm cho chốt sẽ bị cắt đứt, ống lót di chuyển xuống dưới đế dừng. Lúc này lỗ thoát được mở ra, dung dịch ép qua lỗ thoát quét sạch phần xi măng dâng lên phắa trên đầu nối. Khi đó áp suất giảm đột ngột báo hiệu quá trình trám kết thúc. Sau đó người ta tháo cần khoan ra bằng cách quay phải rồi kéo chúng lên một đoạn và tiến hành bơm tuần hoàn để rửa sạch xi măng trong cần khoan và xi măng thừa trong lỗ khoan

Hình 6.4. Sơ đồ trám ximăng cột ống chống lửng

1 1. Đầu nối cần khoan 2 2. Bi

5 3. Ống lót 3 4. Cửa sổ thoát 4 5. Chốt định vị 7 6 6. Mufta ren trái

7 7. Đế

8 8. Ống chống

Hình 6.5. Sơ đồ đầu nối trám ống chống lửng 6.3.4. Lựa chọn phương pháp trám cho từng cột ống chống.

Căn cứ vào ưu nhược điểm,phạm vi áp dụng của từng phương pháp trám. Cùng với sự ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện địa chất tới chất lượng ximăng, hiệu quả kinh tế, điều kiện hiện có ta lựa chọn phương pháp trám phù hợp cho các cột ống chống giếng N0 3002 như sau:

- Với các cột ống 508: Ta chọn phương pháp trám một tầng do khoảng trám nhỏ. - Với cột ống 340: Chiều sâu đặt ống chống này lớn, thời gian bơm trám lâu, do đó để đảm bảo về thời gian đông kết xi măng ta chọn phương pháp trám hai tầng với chiều cao lắp mufta phân tầng là:

hm1 = = = 405m. Trám toàn bộ cột ống.

- Với cột ống 245: Ta chọn phương pháp trám hai tầng với chiều cao lắp mufta phân tầng là hm2 = 1130 m. Trám từ độ sâu 900 ọ 3202 m.

- Với cột ống 194: Ta thực hiện công tác trám cột ống lửng cho ống chống này, từ độ sâu 2970 ọ 3318 m.

- Với cột ống 140: Ta thực hiện công tác trám cột ống lửng cho ống chốngnày, từ độ sâu 3202 ọ 3411 m

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật dầu khí Thiết kế thi công giếng khoan N0 3002 mỏ Rồng (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w