Kiểm toán cần khoan trong quá trình kéo

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật dầu khí Thiết kế thi công giếng khoan N0 3002 mỏ Rồng (Trang 109)

- Đối với cột ống trung gian: tắnh toán sơ bộ cột ống theo hệ số bền đứt ( n 1)

7.2.1.1.Kiểm toán cần khoan trong quá trình kéo

Trong quá trình kéo cột cần khoan, tiết diện phắa trên cùng của cột cần phải chịu tải trọng là lớn nhất bao gồm: Trọng lượng cột cần, lực quán tắnh và lực ma sát. Phần trên của cột cần khoan được gọi là đảm bảo bền khi thoả mãn điều kiện:

K = 1,4 trong đó:

K: Hệ số an toàn;

σc: Giới hạn chảy của thép làm cần. Cần khoan 127 mm với mác thép S -135 có giới hạn chảy: σc = 105 kG/mm2 = 10500 kG/cm2;

σk: Ứng suất kéo tại phần trên cột cần; Ứng suất này được tắnh theo công thức: σk = + Qk : Tải trọng kéo tác dụng lên phần trên cột cần: Qk = Q + Qqt + Qms

trong đó:

1. Q: Trọng lượng cột cần khoan ngâm trong dung dịch:

Q = [Qđ + (L - lđ).q].(1- ) trong đó:

Qđ: Trọng lượng bộ dụng cụ đáy, Qđ =52,232 T; L: Chiều dài cột cần khoan, L = 3411 m;

lđ: Chiều dài bộ dụng cụ đáy, lđ = 190,4 m;

q: Trọng lượng 1 m cần khoan, q = 30 kG/m = 0,03 T/m; γd: Trọng lượng riêng của dung dịch khoan, γd = 1,16 T/m3; γ: Trọng lượng riêng của thép chế tạo cần khoan, γ = 7,85 T/m3.

Thay các thông số trên vào công thức trên ta tắnh được: Q = 130 T 2. Qqt: Lực quán tắnh xuất hiện khi kéo:

Q = QTrong đó: Trong đó:

a: Gia tốc kéo cột cần khoan. Để tránh hiện tượng tạo hiệu ứng piston, gây sập lở thành giếng hoặc mất dung dịch, ta kéo cột cần khoan với a= 0,15m/s2; g: Gia tốc trọng trường, g = 9,8 m/s2;

Vậy ta được: Qqt = 2,65 T

3. Qms: Lực ma sát tác dụng lên cột cần: Qms = μ.Q

μ: Hệ số ma sát giữa cột cần và thành giếng, μ = 0,2; Vậy ta được: Qms = 0,2. 130 = 26 T

Thay các giá trị Q, Qqt, Qms vào công thức tắnh ta có: Qk = 158,65 T

+ F: Tiết diện ngang của cần khoan. F = (D2 Ờ d2)

D: Đường kắnh ngoài của cần khoan, D = 12,7cm; d: Đường kắnh trong của cần khoan, d = 10,7cm;

Thay các số liệu vào công thức ta được: F = 36,75 cm2

Thay các giá trị Qk và F vào công thức ta được:

σk = = 4,32 T/cm2 = 4320 Kg/cm2

Thay các giá trị σc và σk vào công thức ta được: K = = = 2,43 > 1,4

Vậy cột cần khoan đảm bảo bền trong quá trình kéo.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật dầu khí Thiết kế thi công giếng khoan N0 3002 mỏ Rồng (Trang 109)