3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, môi trường kinh tế: Đối với một nền kinh tế nhỏ, còn non trẻ,
đang trong quá trình hoàn thiện và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới như Việt Nam thì luôn tồn tại khả năng các chủ thể trong nền kinh tế phải đối mặt với những bất ổn, cú sốc từ nội tại nền kinh tế và từ bên ngoài. Trong khi tính chất của các dự án đầu tư là trung dài hạn, do đó chính những cú sốc này gây nên những sự biến động và gây ra yếu tố rủi ro trong suốt quá trình thực hiện đầu tư và vận hành dự án đầu tư.Chính những sự bất trắc này đã gây ra sự sai lệch trong các giả định về dự báo dòng tiền, lãi suất chiết khấu… và ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả của dự
án. Cụ thể sự thay đổi trong lãi suất, lạm phát, giá thế giới cùng những cú sốc đảo chiều của các dòng vốn nóng và sựthiếu nhất quán trong điều hành các chính sách của nhà nước như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ làm cho các chủ thể khó có thể xoay sở để điều chỉnh hoạt động của mình. Và những biến động quá mức này khiến việc dự báo gặp khó khăn và không thể đưa vào để đánh giá dự án một cách chính xác.
Thứ hai, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động tín dụng vẫn
đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa đầy đủ, thiếu tính ổn định làm cho công tác thẩm định của Ngân hàng gặp không ít khó khăn. Đối với quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư thì có Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và nghị định số 83 sửa đổi bổ sung nghị định 12 mới chỉ hướng dẫn về thẩm quyền và thời gian thẩm định dự án và khái quát về nội dung thẩm định tài chính mà chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn chi tiết quá trình thẩm định tài chính được ban hành. Bên cạnh đó, các chính sách về quản lý đầu tư và tính công khai trong hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc đã gây không ít trở ngại cho hoạt động thẩm định của ngân hàng.
Thứ ba, hệ thống thông tin trong nền kinh tế từ các Bộ, ngành còn nghèo nàn và thiếu thốn, chưa có tính hệ thống, thiếu tính cập nhật và độ chính xác cần thiết. Nhiều số liệu của Bộ, ban ngành này nhưng sang Bộ ban ngành khác lại có sự
sai lệch, thiếu nhất quán.Bên cạnh đó, Việt Nam cũng thiếu đi những tổ chức tài chính độc lập cung cấp các số liệu, báo cáo về thị trường, chỉ báo của ngành như các công ty lớn trên thế giới như Reuter, Bloomberg… và các tổ chức xếp hạng tín dụng như Fitch, Moody… Do đó, các ngân hàng vẫn phải dựa vào nguồn thông tin từ phía khách hàng. Tuy nhiên, do một số báo cáo tài chính của các công ty tư nhân và TNHH không bắt buộc phải kiểm toán nên tình hình tài chính của các công ty này có thể thiếu tính chính xác và những dự toán cho dự án có thể thiếu tính khách quan cần thiết khi thiếu đi sự tính toán của một công ty độc lập khác.
Thứ tư, dù bản thân ngân hàng có trình độ năng lực tốt nhưng sự thiếu trung
thực và năng lực yếu kém của các chủ đầu tư cũng có thể khiến dự án đầu tư hoạt
động thiếu hiệu quả.Nguyên nhân xuất phát từ phía chủ đầu tư là kiến thức về quản lý kinh doanh, về pháp luật còn thấp, trình độ lập dự án còn yếu dẫn tới dự án thiếu chính xác, thiếu căn cứ khoa học, gây nên không ít khó khăn cho công tác thẩm định tài chính dự án. Bên cạnh đó có những dự án khả thi nhưng do năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư không tốt, cùng với việc sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến hậu quả là dự án được đánh giá khả thi nhưng hiệu quả thực hiện trên thực tế lại không cao.Điều này đã gây ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án của NHTM.
Thứ năm, do áp lực cạnh tranh từ bản thân ngân hàng và mong muốn chớp
thời cơ nhanh nhạy từ thị trường của chủ đầu tư mà các cán bộ thẩm định phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa hiệu quả thẩm định và thời gian thẩm định.Để thu hút được khách hàng, buộc các ngân hàng phải cắt giảm tối đa những phiền toái cho khác hàng, phải cân bằng giữa hiệu quả thẩm định dự án và rút ngắn thời gian thẩm định. Nếu một dự án có tài sản đảm bảo tốt, tư cách khách hàng tốt, có nguồn trả nợ khả quan thì rất nhiều ngân hàng sẵn sàng tài trợ cho họ trong khi cán bộ thẩm định chưa nhìn nhận được hiệu quả thật sự của dự án nhưng cũng không hản đã từ chối khách hàng và do đó, một bản báo cáo thẩm định chưa hẳn đã đúng với bản chất dự án vẫn xuất hiện.
3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân chủ quan cũng đóng một vai trò không nhỏ việc ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính DAĐT tại PGBank. Các nguyên nhân chủ quan như sau:
Thứ nhất, sự yếu kém của hệ thống thông tin. Ngoài thông tin do khách hàng
cung cấp, CBTĐ vẫn tự xác định thông tin từ các nguồn khác nhau và đi thực tế thị trường. Mặc dù trung tâm công nghệ thông tin được xây dựng nhưng vai trò vẫn yếu trong việc cung cấp các thông tin cho thẩm định tài chính dự án. Việc đưa ra chỉ
tiêu tài chính tiêu chuẩn là rất khó vì Ngân hàng chưa xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu tiêu chuẩn đối với từng ngành nghề xác định. Do vậy khi ngân hàng đánh giá các chỉ tiêu tài chính chỉ là trên góc độ tương đối hoặc xem xét một hai dự án tương tự do bản thân chủ đầu tư đã làm hoặc các dự án trên các địa bàn khác. Và việc lựa chọn mẫu như thế này có thể khiến các thông tin giả định bị sai lệch do thiếu tính đại diện.
Thứ hai, trình độ thẩm định tài chính dự án của cán bộ thẩm định đối với từng lĩnh vực riêng biệt chưa được đảm bảo. Mặc dù đượctrang bị đầy đủ kiến thức
nền tảng nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm nên lực lượng cán bộ thuộc bộ phận tài trợ dự án chưa đủ năng lực để thẩm định các dự án, nhất là đối với các dự án có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp. Ngoài ra, các cán bộ thẩm định hầu như chỉ được đào tạo về chuyên môn thẩm định mà chưa có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về các ngành nghề đặc thù mà mình đang tiến hành thẩm định.
Thứ ba, chưa đa dạng trong việc sử dụng các phương pháp thẩm định. Tại
PGBank các CBTĐ chủ yếu sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp thẩm định rủi ro để thực hiện thẩm định tài chính dự án đầu tư mà không sử dụng phương pháp phân tích và so sánh các chỉ tiêu. Việc đưa ra các giả định trong các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của dự án trong khi thiếu đi sự so sánh với các chỉ tiêu quy định của nhà nước và các dự án đã và đang thực hiện có thể khiến các giả định bị thổi phồng và thiếu khách quan, ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư.
Thứ tư, chưa áp dụng phương pháp phân tích rủi ro tiên tiến. Trong quá trình tích lũy kiến thức, các CBTĐ đã được học về cả 3 phương pháp thẩm định rủi ro là phương pháp độ nhạy, phương pháp phân tích tình huống và mô phỏng Monte Carlo. Trong đó, do phương pháp độ nhạy mang tính đơn giản nên được áp dụng phổ biến tại PGBank. Tuy nhiên việc phân tích độ nhạy vẫn còn mang nặng tính chủ quan và thiếu cơ sở xác định. Tại PGBank chưa có CBTĐ nào áp dụng các phương pháp thẩm định nâng cao hơn như phân tích tình huống và mô phỏng Monte
Carlo trong khi xu hướng trên thế giới việc phân tích tình huống dựa trên phân tích diễn biến nền kinh tế và thị trường và áp dụng mô phỏng Monte Carlo bằng cách xây dựng các biến mô phỏng dựa trên số liệu từ quá khứ đang trở nên phổ biến và đem lại hiệu quả cao hơn thì các cán bộ PGBank vẫn chưa có điều kiện áp dụng.
Thứ năm, do quy mô và tiềm lực tài chính của PGBank vẫn còn tương đối nhỏ so với đa số các ngân hàng thương mại khác nên việc đẩy mạnh áp dụng các công nghệ mới, mua các phần mềm thẩm định rủi ro như (@Risk, Crystal Ball) vẫn còn hạn chế. Cùng với đó việc xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn để xây dựng các bộ dữ liệu trong quá khứ phục vụ công tác thẩm định vẫn còn khó khăn do điều kiện về tài chính và hiệu quả đồng vốn bỏ ra chưa tương xứng.
Kết luận chƣơng 3
Trong chương 3, luận văn đã đưa ra thực trạng công tác và chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NH TMCP Xăng dầu Petrolimex. Từ đó, thông qua việc nghiên cứu ví dụ minh họa về dự án”Chợ Đồng Quang II” trên quan điểm của PGBank, công tác thẩm định tài chính tại PGBank đã được làm rõ, qua đó đánh giá được những mặt mạnh, cũng như những hạn chế còn tồn tại của ngân hàng và rút ra được những nguyên nhân gây ra những hạn chế đó.Ngoài ra, sau khi đã phân tích những hạn chế, nguyên nhân tồn tại, khóa luận sẽ tiến tới đưa ra các giải pháp trong chương sau và thực hiện điều chỉnh lại dự án dựa trên quan điểm của tác giả để khắc phục những hạn chế trên nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại PGBank.
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU
PETROLIMEX