MỞ RỘNG – MINH BẠCH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM THÔNG QUA CÁC BÀI NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN.

Một phần của tài liệu Tiểu luận MINH BẠCH TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ SỰ DẪN TRUYỀN CỦA LÃI SUẤT BÁN LẺ (Trang 45)

5 Nói chung, nó không phải là cách tốt cho các bộ phận cho vay của các ngân hàng để chấp nhận rủi ro ngoại hối bằng cách vay mượn nước ngoài bằng ngoại tệ và sau đó cho vay trong nước bằng nội tệ khi họ không có chuyên

MỞ RỘNG – MINH BẠCH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM THÔNG QUA CÁC BÀI NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN.

SUẤT Ở VIỆT NAM THÔNG QUA CÁC BÀI NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN. 11. Bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang và cộng sự (2013) về minh

bạch chính sách tiền tệ và truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam

Nguyễn Thị Ngọc Trang và cộng sự (2013) nghiên cứu về minh bạch chính sách tiền tệ và truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở VN sử dụng phương pháp hồi quy đồng liên kết được đề xuất bởi Phillip và Loretan (1991) và mô hình ARDL để xác định mối quan hệ cân bằng dài hạn của các chuỗi lãi suất. Ngoài ra, để phân tích phản ứng tức thời của của lãi suất, tốc độ điều chỉnh về trạng thái cân bằng, độ trễ điều chỉnh trung bình, tác giả sử dụng mô hình ECM. Kết quả nghiên cứu tìm thấy mức độ truyền dẫn không hoàn toàn từ lãi suất liên ngân hàng và lãi suất chính sách tới lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh ảnh hưởng của minh bạch chính sách tiền tệ và kìm hãm tài chính đến truyền dẫn lãi suất bán lẻ giai đoạn 1999-2012. Theo quan điểm của Bondt(2002), hệ số truyền dẫn sẽ nhỏ hơn 1 đối với những ngân hàng có ít sức mạnh kiểm soát thị trường. Lãi suất bán lẻ trong điều kiện thị trường lãi suất ít cạnh tranh hoặc độc quyền nhóm có điều chỉnh không hoàn toàn và có độ trễ. Trong khi môi trường cạnh tranh hoàn hảo, lãi suất phản ứng nhanh và điều chỉnh hoàn toàn. Tác giả nghiên cứu về môi trường cạnh tranh ở Việt Nam và cho thấy mặc dù 1 số ngân hàng chiếm tỷ trọng cao về thị phần và tài sản nhưng vẫn chưa vượt qua giới hạn để xuất hiện độc quyền nhóm. Tuy nhiên, môi trường cạnh tranh như thế vẫn chưa thể truyền dẫn hoàn toàn như lý thuyết.

Lý do của sự truyền dẫn không hoàn toàn tác giả đưa ra là do tình trạng kìm hãm tài chính ở Việt Nam đã được áp đặt trong suốt thời gian qua. Lãi suất bán lẻ ở Việt Nam phần nhiều chịu áp lực bởi trần lãi suất của ngân hàng nhà nước. Ngoài ra, số lượng ngân hàng có quy mô và mạng lưới chi nhánh lớn tập trung vào các ngân hàng quốc doanh hoặc ngân hàng có vốn nhà nước gây ra sự bất lợi cho các ngân hàng nhỏ trong cạnh tranh nguồn vốn huy động và cho vay, dễ bị mất thanh khoản khi ngân hàng nhà nước thắt chặt tiền tệ. Kết quả là cầu sản phẩm bán lẻ của các ngân hàng thương mại có vốn chi phối nhà nước ít co giãn (vấn đề thông tin bất cân xứng và chi

phí chuyển đổi) trước sự thay đổi của lãi suất và dẫn đến sự truyền dẫn không hoàn toàn. Đồng thời, trong mô hình ARDL, khi phân tích truyền dẫn lãi suất thị trường liên ngân hàng và lãi suất chính sách đến lãi suất cho vay, tác giả chỉ ra các ngân hàng Việt Nam luôn cộng thêm khoản gia tăng để đảm bảo lợi nhuận của mình, với 4% đối với lãi suất thị trường liên ngân hàng và 6% đối với lãi suất chính sách. Với lãi suất tiền gửi, mức cộng thêm nhỏ hơn nhiều 0.3-0.35%

Có bằng chứng về ảnh hưởng của tính minh bạch tới truyền dẫn từ lãi suất thị trường liên ngân hàng và lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ. Tuy nhiên khi minh bạch chính sách làm tăng hệ số truyền dẫn từ lãi suất thị trường liên ngân hàng đến lãi suất bán lẻ thì lại không tìm thấy tác động từ lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ. Lý do do lãi suất chính sách mà nhnn đưa ra chỉ có tính tham khảo và thể hiện ý chí chính trị của Nhà nước chứ không phải phản ánh cung cầu thị trường.

Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy kìm hãm tài chính làm giảm hệ số truyền dẫn từ từ lãi suất thị trường liên ngân hàng đến lãi suất cho vay thông qua trần lãi suất và sàn lãi suất cho vay (không quá 150% lãi suất cơ bản).

Bảng 5: Tóm tắt kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang và cộng sự (2013) LD12 vs VNBOR3 LD12 vs PR DR3 vs VNBOR3 DR3 vs PR Mô hình tiếp cận Đồng liên kết Phillips-Loretan Đồng liên kết

Phillips-Loretan ARDL ARDL

Truyền dẫn trong dài hạn

Không hoàn toàn (0.794*)

Không hoàn toàn (0.719*)

Không hoàn toàn (0.954*)

Không hoàn toàn (0.803*)

Truyền dẫn trong ngắn hạn

Không hoàn toàn (0.288*)

Không hoàn toàn (0.404*)

Không hoàn toàn (0.294*)

Không hoàn toàn (0.363*) δ -0.077*** -0.197* n/a n/a MAL (độ trễ điều chỉnh trung bình) 8.276 2.223 n/a n/a Cơ chế truyền dẫn Cân xứng Bất cân xứng (điều chỉnh cứng nhắc theo hướng tăng lên) n/a n/a Minh bạch chính sách tiền tệ Tăng hệ số truyền dẫn Không ảnh hưởng Tăng hệ số truyền dẫn Không ảnh hưởng Kìm hãm tài chính Giảm hệ số truyền

dẫn Không ảnh hưởng Hệ số truyền dẫn không hoàn toàn

Môi trường cạnh

tranh Chưa vượt qua giới hạn để xuất hiện độc quyền nhóm

Ghi chú: *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%. LD12: LS trung bình tiền gửi VNĐ kỳ hạn 3 tháng

VNBOR3: LS cho vay VNĐ trung bình các kỳ hạn 12 tháng trở xuống DR3: LS chính sách – LS tái cấp vốn

Một phần của tài liệu Tiểu luận MINH BẠCH TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ SỰ DẪN TRUYỀN CỦA LÃI SUẤT BÁN LẺ (Trang 45)