Đinh Thi Thu Hồng và Phan Đình Mạnh (2013) nghiên cứu cơ chế truyền dẫn lãi suất từ lãi suất chính sách qua lãi suất thị trường tới lãi suất bán lẻ ở VN và một số nền kinh tế mới nổi khác ở Châu Á. Tác giả sử dụng mô hình ECM để kiểm tra tính đối xứng và bất đối xứng trong truyền dẫn lãi suất và mô hình ECM-Egarch-M để kiểm tra tác động của độ bất ổn lãi suất, tính cứng nhắc trong quá trình điều chỉnh và hiệu ứng đòn bẩy lên truyền dẫn. Các kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ truyền dẫn từ lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ là không hoàn toàn, với cơ chế truyền dẫn đối xứng hoặc bất đối xứng. Trong 1 số trường hợp, độ biến động của lãi suất làm tăng biên độ truyền dẫn, nhưng trong một số trương hợp khác cho thấy kết quả ngược lại.
Nguyễn Thị Thu Trang (2014) nghiên cứu cơ chế truyền dẫn lãi suất từ lãi suất chính sách qua lãi suất thị trường tới lãi suất bán lẻ tại các NHTM ở VN giai đoạn tháng 7/2004 đến tháng 3/2014 . Tác giả sử dụng mô hình ECM để xem xét sự truyền dẫn trong dài hạn từ lãi suất chính sách tới lãi suất thị trường và từ lãi suất thị trường tới lãi suất bán lẻ, sự truyền dẫn trong ngắn hạn và tốc độ điều chỉnh của lãi suất thị trường và lãi suất bán lẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung hiệu ứng truyền dẫn từ lãi suất chính sách tới lãi suất thị trường và từ lãi suất thị trường tới lãi suất bán lẻ là không hoàn toàn nhưng vẫn ở mức cao (0.7-0.94) đồng thời tốc độ điều chỉnh của lãi suất cũng tương đối chậm, các loại lãi suất nhìn chung phải mất 3-5 tháng mới điều chỉnh về mức cân bằng dài hạn, ngoại trừ lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng (lãi suất này rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn trong ngắn hạn); sự truyền dẫn từ lãi suất thị trường tới lãi suất bán lẻ là khá cao trong dài hạn nhưng lại thấp trong ngắn hạn (tác giả giải thích nguyên nhân do độ trễ của chính sách tiền tệ); các lãi suất bán lẻ khác nhau có sự truyền dẫn khác nhau, cụ thể lãi suất huy động truyền dẫn lớn hơn lãi suất cho vay cả trong ngắn hạn và dài hạn (lý do tác giả đưa ra là cạnh tranh khốc liệt trong việc huy động).
Nguyễn Hồ Anh Thơ, 2013 sử dụng mô hình var để nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn lãi suất tại Việt Nam từ lãi suất trái phiếu chính phủ đến lãi suất qua đêm và lãi suất bán lẻ cho thấy cả 2 giai đoạn truyền dẫn đều không hoàn toàn.
Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2014), nghiên cứu sự truyền dẫn lãi suất liên ngân hàng đến tiền gửi của 22 nhtm lớn ở Việt Nam từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2013 và những yếu tố ảnh hưởng ở thị trường Việt Nam sử dụng mô hình ECM để xem xét trong truyền dẫn trong ngắn hạn và FMOLS (kỹ thuật bình phương bé nhất đã được hiệu chỉnh hoàn toàn) để xem xét trong dài hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự truyền dẫn của lãi suất thị trường tiền tệ đến lãi suất tiền gửi Việt Nam (6 loại lãi suất tiền gửi) là không hoàn toàn cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn và tốc độ điều chỉnh lãi suất cũng tương đối chậm. Sự truyền dẫn từ lãi suất thị trường tiền tệ đến lãi suất tiền gửi các kỳ hạn là không giống nhau. Bên cạnh đó, tác giả nhận thấy rằng đối với thị trường Việt Nam, những yếu tố ảnh hưởng tới truyền dẫn lãi suất (tính không đồng nhất trong truyền dẫn ở các ngân hàng) bao gồm sự đa dạng hóa đầu tư, tốc độ tăng trưởng của ngân hàng và ROE,…
Nguyễn Thùy Liên (2013) nghiên cứu mức độ truyền dẫn của lãi suất cơ bản vào lãi suất bán lẻ (tiền gửi và cho vay thế chấp ngắn hạn và trung dài hạn) của Vietcombank giai đoạn 2007-2012 sử dụng mô hình ECM và phương pháp OLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến động của lãi suất cơ bản có tác động mạnh tới sự thay đổi của lãi suất bán lẻ, trong khoảng 1.18 đến 3.95; mức độ truyền dẫn của lãi suất bán lẻ ngắn hạn thì cao hơn lãi suất bán lẻ dài hạn. Mức độ truyền dẫn của lãi suất cho vay cao hơn so với lãi suất tiền gửi các kỳ hạn; tốc độ điều chỉnh về mức cân bằng là khác nhau giữa các loại lãi suất bán lẻ.
Bùi Thị Diễm Phúc (2013) nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường sử dụng mô hình ECM đo lường được sự dẫn truyền trong dài hạn và ước lượng được mức độ điều chỉnh lãi suất trong ngắn hạn cũng như cơ chế điều chỉnh lãi suất về mức cân bằng dài hạn từ lãi suất tái chiết khấu sang lãi suất liên ngân hàng (1 tháng và 3 tháng) tới lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay từ tháng 7/2004 đến tháng 11/2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung sự dẫn truyền lãi
suất ở Việt Nam trong dài hạn khá tốt nhưng chậm chạp trong ngắn hạn (trừ truyền dẫn từ lãi suất tái chiết khấu tới lãi suất liên ngân hàng 3 tháng). Sự truyền dẫn trong giai đoạn biến động kinh tế (trước tháng 12/2007) vẫn tốt, đặc biệt là truyền dẫn dài hạn từ lãi suất liên ngân hàng tới lãi suất bán lẻ. Đồng thời, sự truyền dẫn từ lãi suất chính sách tới lãi suất thị trường tiền tệ trong ngắn hạn thì dẫn truyền trong giai đoạn biến động kinh tế lại cao hơn so với trước biến động (NHNN điều chỉnh linh hoạt hơn). Tuy nhiên, sự truyền dẫn trong dài hạn lại yếu hơn do các bất ổn kinh tế. Cuối cùng, sự truyền dẫn từ lãi suất thị trường tới lãi suất bán lẻ trong giai đoạn biến động kinh tế, sự truyền dẫn (cả trong ngắn hạn và dài hạn) tốt hơn nhiều so với trước (sự linh động hơn của các ngân hàng thương mại trong việc điều chỉnh lãi suất) phù hợp với diễn biến thị trường.
Bảng 6: Tóm tắt các bài nghiên cứu có liên quan khác
Tác giả Mẫu Thời gian Mô hình Kiểm định Kết quả Đinh Thi Thu Hồng và Phan Đình Mạnh (2013 VN và một số nền kinh tế mới nổi khác ở Châu Á ECM Truyền dẫn trong ngắn