Nhóm giải pháp đối với đối tƣợng ngƣời có công tại huyện

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối với người có công với cách mạng ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 79)

3.3.1. Nâng cao nhận thức cho người có công.

Đa phần ngƣời có công sau khi chiên trƣờng trở về quê họ " chấp nhận" sống cuộc sống an bình, nhàn hạ... bên ngƣời thân của mình ngƣời có công chân chính ít khi đòi hỏi quyền lợi và cảm thấy đóng góp của mình là trách

73

nhiệm và còn nhỏ bé, đa phần ngƣời có công có trình độ dân trí không cao, hiện nay sức khỏe đã yếu, tuổi cao nên nhận thức về quyền lợi còn hạn chế.

Vì vậy để nâng cao nhận thức cho ngƣời có công đòi hỏi công tác vận động tuyên truyền chế độ chính sách, tuyên truyền pháp luật của các cấp ủy nhất là ở địa phƣơng phải làm tốt công tác vận động tuyên truyền vẫn còn có những hạn chế cả về bề rộng lẫn bề sâu do ảnh hƣởng của các điều kiện tuyên truyền, về khả năng nhận thức và thực hiện có khác nhau của đối tƣợng. Từ những vấn đề trên cho thấy công tác tuyên truyên giáo dục chính sách pháp luật ngƣời có công với cách mạng hiện nay đặt ra là hết sức quan trọng và bức xúc phải phát huy và tăng cƣờng đúng mức, tạo điều kiện cho ngƣời dân nói chung và đối tƣợng ngƣời có công với cách mạng nói riêng nghiêm chỉnh chấp hành Pháp lệnh ngƣời có công với cách mạng.

Công tác tuyên truyền pháp luật ngƣời có công với cách mạng nên áp dụng phƣơng châm “ mƣa dầm, thấm lâu ”, không nên xem nặng tính thời điểm triển khai mà bỏ qua tính thƣờng xuyên cũng nhƣ phƣơng pháp, cách thức tuyên truyền của mỗi giai đoạn … cần mở rộng quan hệ phối hợp thông tin, tuyên truyền với các cơ quan hữu quan, trong đó đặc biệt chú ý đến vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng. Tổ chức đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền chính sách ngƣời có công với cách mạng để phù hợp với khả năng nhận thức khác nhau của từng đối tƣợng hạn chế tính chủ quan hình thức và đơn điệu, khô khan, sơ cứng trong tuyên truyền.

Trong công tác tuyên truyền cầ chú ý đến gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, nhằm mục đích cho mọi ngƣời học tập noi theo, đồng thời cũng cần phải đấu tranh phê phán những biểu hiện tiêu cực, hạn chế đã bị xử lý để làm bài học kinh nghiệm chung cho mọi ngƣời.

Công tác giáo dục tuyên truyền về ngƣời có công với cách mạng là nhằm định hƣớng cho nhận thức của mỗi ngƣời dân về chính sách ngƣời có

74

công với cách mạng, nếu thực hiện tốt mọi ngƣời có đầy đủ thông tin về chính sách ngƣời có công với cách mạng để kẻ xấu lợi dụng làm trái quy định Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng. Từ đó tạo điều kiện cho cán bộ quản lý ngƣời có công với cách mạng thực hiện thành công nhiệm vụ công tác ngƣời có công với cách mạng đặt ra.

3.3.2. Phát huy nội lực của người có công với cách mạng.

Ngƣời có công và gia đình của họ có truyền thống yêu nƣớc, niềm tự hào dân tộc, chịu thƣơng, chịu khó không ngại hy sinh vất vã, vì vậy nếu biết khơi dậy nội lực của ngƣời có công trong nền kinh tế thị trƣờng sẽ tạo đƣợc nhiều thành công trong chính sách ƣu đãi. Trong xây dựng kinh tế nhiều gia đình Thƣơng binh, Bệnh binh vƣơn lên làm kinh tế giỏi (buôn bán, làm trang trại chăn nuôi, thành lập công ty) nhiều gia đình đã trở lên giàu có, con cái ngoan ngoãn thi cử đỗ đạt.

Một nhƣợc điểm của ngƣời có công về mặt tâm lý cần phải sửa đổi là tính sùng bái quá khứ. Họ hay cầu cứu quá khứ mà quên mất tƣơng lai. Cho dù quá khứ có huy hoàng đến đâu thì cũng là niềm tự hào chứ hoàn toàn không phải là khuôn mẫu để xây dựng hiện tại và tƣơng lai.

(Năm 2006 bác Nguyễn Văn Kỷ thƣơng binh 3/4 ở xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà đã nghiên cứa, học hỏi mô hình chăn nuôi lợn rừng và baba sau 4 năm gia đình bác Kỷ đã thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm tƣ mô hình này, trở thành mô hình điểm cho toàn xã, huyện đóng góp lớn cho gia đình và xã hội) bài học của sự vƣơn lên, xem quá khứ là niềm tự hào và tƣơng lai là phải nổ lực xây dựng kinh tế theo xã hội hiện đại, đó sự nắm bắt đƣợc thị trƣờng, sự phát triển của xã hội.

Muốn phát huy nội lực lớn lao của ngƣời có công trong xây dựng kinh tế cần sự quan tâm, định hƣớng hay nói đúng hơn là chính sách của Đảng và

75

Nhà nƣớc trong việc xây dựng mô hình kinh tế, hỗ trợ về vốn tập huấn, bỗi dƣỡng kiến thức cho ngƣời có công trong thời kỳ mới.

3.3.3. Xây dựng các mô hình kinh tế cho người có công.

Ngƣời có công là bộ phận yếu thế về nhiều mặt trong cạnh tranh trong nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trƣờng bởi họ là những ngƣời khiếm khuyết về thân thể, yếu về sức khoẻ và trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ hạn chế, vì lẽ đó việc tìm kiếm cơ hội hoạt động để tạo thu nhập cải thiện cuộc sống là rất khó khăn.

Những năm qua, cùng với việc thực hiện các chính sách ƣu đãi, chế độ trợ cấp của nhà nƣớc và sự hỗ trợ của cộng đồng, đời sống ngƣời có công ở huyện Thạch Hà đã từng bƣớc đƣợc cải thiện, đảm bảo đƣợc những nhu cầu tối thiểu về chi tiêu trong cuộc sống. Song, nhìn chung đời sống của ngƣời có công còn nhiều khó khăn, không những trƣớc mắt mà còn lâu dài. Vì vậy, vấn đề đặt ra là, cùng với chế độ ƣu đãi của nhà nƣớc đối với ngƣời có công, cần phải có một môi trƣờng thuận lợi, tạo điều kiện để ngƣời có công tham gia sản xuất, động viên họ phấn đấu vƣợt khó vƣơn lên, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình. Để làm đƣợc điều đó, trong thời gian tới, huyện cần quan tâm đến một số nội dung sau:

+ Trƣớc hết, nhà nƣớc phải có chính sách, cơ chế tiếp nhận, sử dụng những thƣơng binh, bệnh binh còn khả năng, có khả năng lao động vào các cơ sở sản xuất bố trí một cách hợp lý, tạo điều kiện để họ tiếp tục phát huy đƣợc những phẩm chất, truyền thống cách mạng, tiếp tục cống hiến, lao động đóng góp cho xã hội, có việc làm phù hợp, có thu nhập, cải thiện đời sống.

+ Tạo điều kiện để thành lập các cơ sở sản xuất của thƣơng binh, ngƣời tàn tật, có chính sách đối với loại hình sản xuất đặc thù này để tạo công ăn việc làm cho thƣơng binh, bệnh binh, con em, gia đình chính sách có việc làm, giúp họ về phƣơng hƣớng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kinh doanh góp

76

phần tăng phúc lợi xã hội vừa giải quyết vấn đề xã hội vừa tạo thu nhập. Có chính sách để các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp, tổ hợp tác nhận con em gia đình chính sách vào học nghề làm việc. Ở huyện có nhiều cơ sở đã làm tốt công tác này, nhƣ Trang trại của Thƣơng binh 3/4, ở Thạch Xuân, Thạch Đài đã nhận gần 60 mƣơi lao động là con thƣơng bệnh binh vào học nghề miễn phí, tạo chỗ làm việc cho các em lao động, có nguồn thu nhập ổn định.

+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, nhƣ nguồn vốn chƣơng trình Quốc gia xoá đói giảm nghèo; giải quyết việc làm...thực hiện lồng ghép các chƣơng trình đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho hộ chính sách vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế. Thực tế những năm qua, từ các nguồn vốn nầy đƣợc sử dựng rất có hiệu quả góp phần đáng kể vào việc thực hiện mục tiêu xây dƣng hạ tầng cơ sở, phát triển kinh tế xã hội, nhƣng ngƣời có công tham gia với tính chất là đối tƣợng hƣởng lợi trực tiếp tỷ lệ còn rất khiêm tốn chiếm tỷ lệ không đến 20%.

Trong thực tế trên 70 % ngƣời có công sống ở nông thôn, lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, cùng với thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vấn đề vốn là một vấn đề hàng đầu của nông dân nói chung và của ngƣời có công làm nông nghiệp nói riêng. Để giúp hộ nông nghiệp phát triển sản xuất, hệ thống ngân hàng nông nghiệp và các ngân hàng khác nhƣ Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ đầu tƣ phát triển và các quỹ xã hội hợp pháp khác (quỹ của Hội Liên hiệp Phụ Nữ, Quỹ giải quyết việc làm của Hội Nông dân...). Dành nguồn vốn thích đáng để ngƣời có công đƣợc vay với lãi xuất ƣu đãi để đầu tƣ phục vụ sản xuất thông qua tín chấp của cơ quan nhà nƣớc.

+ Xây dựng và ban hành chƣơng trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm đối với thƣơng binh, bệnh binh, con thƣơng binh, con liệt sỹ, tạo điều kiện để những đối tƣợng này có cơ hội làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc, các tổ

77

chức kinh tế xã hội, ổn định cuộc sống. Vấn đề quan trọng và lâu dài, để đáp ứng với yêu cầu lao động, tìm kiếm việc làm đối với ngƣời có công trong tƣơng lai, là nhà nƣớc phải có chính sách hỗ trợ trong công tác đào tạo, học nghề, trang bị kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ ở một trình độ nhất định. Không có tri thức, kỹ năng lao động thấp, không có tay nghề thành thạo đồng nghĩa với không tìm kiếm đƣợc chỗ làm việc tốt, không có thu nhập cao và do đó cũng không cải thiện đƣợc đời sống. Cùng với chính sách ƣu đãi trong giáo dục hiện nay, mỗi địa phƣơng mỗi ngành phải có trách nhiệm chăm lo đào tạo con em ngƣời có công, thông qua hệ thống đào tạo, dạy nghề tập trung, tại chỗ, tổ chức các lớp học chuyên hoặc lồng ghép đối với ngƣời có công còn trong độ tuổi lao động, nhất là lớp con em đối tƣợng chính sách có công có tay nghề vững vàng để tìm kiếm việc làm.

+ Tổ chức các lớp học nghề ngắn hạn, đơn giản, phù hợp với điều kiện sản xuất, tập quán ở nông thôn, nhất là con em gia đình chính sách có công ở vùng núi, vùng căn cứ cách mạng, dân dộc ít ngƣời (nhƣ mô hình dạy nghề mộc cho thanh niên ngƣời dân tộc ở miền núi, học xong là có thể làm nhà ở theo chƣơng trình hỗ trợ nhà ở, đất ở theo Quyết định 134 của Chính phủ). Các cơ quan nhà nƣớc có chính sách ƣu tiên tiếp nhận con thƣơng binh, con liệt sỹ, ngƣời có công cách mạng vào làm việc, tạo điều kiện cho những đối tƣợng này không những có việc làm trƣớc mắt mà còn tạo đƣợc những hạt giống tốt cho quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ công chức viên chức phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nƣớc trong tƣơng lai.

78 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Nâng cao đời sống kinh tế ngƣời có công là một trong những nội dung cơ bản, là mục tiêu chủ yếu của việc thực hiện chính sách ƣu đãi của Đảng, Nhà nƣớc, nhằm thể hiện sự ghi nhận công lao, sự hy sinh cống hiến của ngƣời có công đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nƣớc; thể hiện sự tri ân, đáp nghĩa của cộng đồng xã hội đối với họ. Đây không những là vấn đề trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là vấn đề công bằng xã hội.

Ngƣời có công cách mạng là những ngƣời đã hy sinh tuổi thanh xuân, sức lực, một phần thân thể và cả tính mạng của họ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập tự do của đất nƣớc, để đất nƣớc độc lập nở hoa thơm, kết trái ngọt, cho thế hệ hôm nay và mai sau. Ngày nay họ trở thành những ngƣời gặp khó khăn trên mọi lĩnh vực từ hoạt động đời sống vật chất đến hƣởng thụ văn hoá tinh thần. Vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc, nhân dân và toàn xã hội phải có trách nhiệm tạo những điều kiện tốt nhất để ngƣời có công nâng cao đời sống, đó là thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Máu đào của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đát nƣớc ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”, “Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những ngƣời con anh dũng ấy...” [1, tr.18]. Thực hiện tốt các chính sách đối với ngƣời có công qua đó cải thiện đời sống vật chất và tinh thần đối với họ không chỉ đơn thuần là vấn đề mang ý nghĩa kinh tế mà còn là vấn đề chính trị sâu sắc ảnh hƣớng to lớn đến anh ninh chính trị của đất nƣớc, góp phần giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của các thế hệ cha anh đi trƣớc đối với thế hệ hôm nay và mai sau, phát huy lòng tự hào dân tộc, tinh thần tự tôn dân tộc, ra sức rèn luyện trau dồi trí tuệ, tỏ rõ bản chất con ngƣời Việt Nam trong sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách tụt hậu xây dựng một nƣớc Việt Nam giàu mạnh công bằng dân chủ, văn minh.

79

Tuy nhiên, đây không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế, muốn nâng cao đời sống ngƣời có công phải thực hiện tổng hợp nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, kết hợp tăng trƣởng kinh tế với nâng cao chất lƣợng hoạt động, hƣởng thụ văn hóa và giải quyết tốt nhiều vấn đề xã hội và phải đƣợc xã hội hoá sâu rộng.

Đối với huyện Thạch Hà là một huyện có truyền thống cách mạng, đối tƣợng ngƣời có công nhiều nhất tỉnh, là một huyện tuy bƣớc đầu có những chuyển biến nhƣng còn là một huyện nghèo, kinh tế kém phát triển. Để nâng cao đời sống ngƣời có công, Đảng bộ và chính quyền huyện Thạch Hà, trƣớc hết, phải tập trung phát triển kinh tế- xã hội, tạo điều kiện nâng cao mức sống nhân dân nói chung, ngƣời có công nói riêng, chỉ khi kinh tế phát triển thì mới có điều kiện chăm lo tốt hơn đời sống ngƣời có công. Cùng với thực hiện các chính sách ƣu đãi của nhà nƣớc, tỉnh cần nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ để ngƣời có công có cơ hội tham gia sản xuất, có thu nhập, ổn định cuộc sống trong thời gian trƣớc mắt và trong thời gian tới. Đó là thể hiện “Uống nƣớc nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ ngƣời trồng cây”, truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam ./.

80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ LĐ – TBXH (8/2011), Báo tổng kết thực hiện chính sách người có công giai đoạn 2006 đến 2011.

2. Đỗ Minh Cƣơng và Mạc Văn Tiến (1996), Góp phần đổi mới và hoàn thiện

chính sách đảm bảo xã hội ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

3. Phạm Kiên Cƣờng, Tổng quan về các vấn đề xã hội và chính sách xã hội. 4. Bùi Đại Dũng (2013), “Vấn đề công bằng và mô hình phân phối trong giai

đoạn quá độ của Việt Nam”.

5. Đảng CSVN: Văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, Nhà xuất bản sự thật Hà Nội. Nay là Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội: 1996, 2001 và 2006. 6. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

7. Hoàng Mộc Lan (2006), "Nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam ở tỉnh Tiền Giang và những vấn đề đặt ra

trong chính sách xã hội" Hội thảo Khoa học Quốc tế Trƣờng

ĐHKHXH&NV- ĐHQG Hà Nội.

8. V.I Lênin (1976), Toàn tập, Tập 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

9. C.Mác - Ph.Ăngghen (1961), Toàn tập, Tp 8, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 10. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 19, Nxb Sự thật, Hà Nội. 11. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 20, Nxb Sự thật, Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Mai (1997), Hỏi đáp về chế độ đối với người có công với

cách mạng NXB, Chính trị Quốc gia Hà Nội .

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối với người có công với cách mạng ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 79)