Thực trạng thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối với ngƣời có công

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối với người có công với cách mạng ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 37)

công với cách mạng trên địa bàn huyện Thạch Hà.

2.2.1. Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách người có công với cách mạng áp dụng trên địa bàn huyện Thạch Hà.

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy ở Phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội huyện Thạch Hà hiện nay căn cứ vào thông tƣ liên tịch số 10/2008/TTLT- BLĐTB&XH – BNV ngày 10 tháng 7 năm 2008 của liên bộ Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, bộ Nội vụ qui định:

I. Vị trí, chức năng.

1. Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực lao động, ngƣời có công và xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật.

2. Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng

31

dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn.

1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chƣơng trình trong lĩnh vực lao động, ngƣời có công và xã hội; cải cách hành chính, xã hội hoá thuộc lĩnh vực quản lý nhà nƣớc đƣợc giao.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao động, ngƣời có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hµnh của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chƣơng trình về lĩnh vực lao động, ngƣời có công và xã hội trên địa bàn huyện sau khi đƣợc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động, ngƣời có công và xã hội đƣợc giao.

4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân; hƣớng dẫn kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, ngƣời có công và xã hội theo quyđịnh của pháp luật.

5. Hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền.

6. Hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tƣởng niệm, các công trình ghi công liệt sỹ.

7. Hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, ngƣời có công và xã hội.

32

8. Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ ngƣời có công và các đối tƣợng chính sách xã hội.

9. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, ngƣời có công và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí trong hoạt động lao động, ngƣời có công và xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

10. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lƣu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, ngƣời có công và xã hội.

11. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.

12. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thƣởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

13. Quản lý tài chính, tài sản đƣợc giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

14. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý nhà nuớc về Lao động Thƣơng binh và Xã hội ở địa phƣơng. Đồng thời căn cứ hƣớng dẫn của Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội, căn cứ vào biên chế của huyện trên cơ sở yêu cầu quản lý tốt ngƣời có công với cách mạng ở địa phƣơng. Phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội đang thực hiện mô hình bộ máy hoạt động nhƣ sau:

33

Biên chế quản lý Nhà nƣớc của phòng là 10 công chức và 1 hợp đồng huyện trong đó 4 nam và 6 nữ.

- Trình độ chuyên môn : + Đại học: 8 ngƣời chiếm 62,5%. + Trung cấp : 1 ngƣời chiếm 37,5%. - Lực lƣợng cán bộ trong biên chế đƣợc bố trí nhƣ sau.

+ Lãnh đạo có 3 ngƣời: 1 trƣởng phòng và 2 phó phòng.

+ 8 bộ phận tham mƣu giúp việc: Tổng có 10 cán bộ công chức. - Hoạt động của lãnh đạo đƣợc phân công, phân nhiệm nhƣ sau:

+ Trƣởng phòng: Chịu trách nhiệm trƣớc Uỷ ban nhân dân huyện, trƣớc pháp luật về toàn bộ lĩnh vực công tác đƣợc giao, trong đó có lĩnh vực Lao động Thƣơng binh và Xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trưởng phòng Phó phòng Phó phòng Chuyên viên kế toán. Chuyên viên Xóa đói giảm

nghèo Chuyên viên

Trẻ em, ưu đãi hoạc sinh

Chuyên viên lao động việc làm, bảo hiểm thất nghiệp Chuyên viên chính sách người có công Chuyên viên Bảo trợ xã hội Cán sự thủ quỹ, quản lý hồ sơ

34

+ Phó trƣởng phòng: Thực hiện chức năng giúp việc cho trƣởng phòng, đồng thời đƣợc phân công trực tiếp phụ trách điều hành lĩnh vực Lao động Thƣơng binh và Xã hội.

- Chức năng hoạt động của các tham mƣu giúp việc.

+ Mảng chính sách ngƣời có công: Giúp lãnh đạo phòng tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về chính sách Thƣơng binh, bệnh binh, Liệt sĩ và ngƣời có công với cách mạng, thực hiện quản lý Nghĩa trang liệt sĩ, đài tƣởng niệm và các công trình ghi công liệt sĩ, phối hợp với các ngành, đoàn thể cùng cấp chỉ đạo, xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ các đối tƣợng chính sách; thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành Pháp lệnh Ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn huyện; giải quyết đơn thƣ, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực mình quản lý theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân huyện.

+ Mảng chính sách Xã hội: Tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện về chính sách Bảo trợ Xã hội, Xoá đói giảm nghèo, phòng chống các tệ nạn xã hội của huyện, giải quyết các khiếu nại tố cáo trên lĩnh vực mình quản lý theo quy định của pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân huyện.

+ Mảng tài vụ: Quản lý tài chính, tài sản đƣợc giao thuộc lĩnh vực Lao động Thƣơng binh và Xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân huyện.

2.2.2. Tình hình thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối với cách mạng tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh là địa bàn ác liệt trong các cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mỹ trong đó Thạch Hà là huyện có số số ngƣời chịu hậu quả của chiến tranh rất lớn. Toàn huyện, hiện nay có trên

35

gần 9 nghìn gia đình với trên 48 ngàn ngƣời có công. Vì vậy, cùng với việc tổ chức thực hiện các chƣơng trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, việc thực hiện chính sách đối với ngƣời có công đƣợc xác định là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm thƣờng xuyên của các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội. Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách đối với ngƣời có công tuy còn có những khó khăn, hạn chế nhất định nhƣng cũng đã đạt đƣợc những kết quả khá tốt, góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh - chính trị trên địa bàn huyện:

- Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với ngƣời có công: Cùng với việc giải quyết tồn đọng sau chiến tranh về công tác xác nhận ngƣời có công đƣợc tổ chức tốt đã cơ bản hoàn thành công tác xác nhận đối với ngƣời tham gia kháng chiến, hoạt động cách mạng hy sinh, bị thƣơng, bị địch bắt tù, cán bộ thuộc diện “Tiền khởi nghĩa”; việc triển khai thực hiện các chế độ chính sách ƣu đãi đối với thƣơng binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, ngƣời có công đƣợc quan tâm chỉ đạo thực hiện đúng đối tƣợng, đúng chế độ, đảm bảo kịp thời, tận tay ngƣời hƣởng, hàng năm nguồn trợ cấp rất lớn và không ngừng tăng cả quy mô đối tƣợng, cả về tổng nguồn, chỉ tính riêng từ 5 năm trở lại đây, nguồn chi trợ cấp ƣu đãi đã tăng gấp 4 lần, nếu từ năm 2008, tổng số ngƣời thụ hƣởng (trợ cấp hàng tháng) là hơn 5 nghìn ngƣời, tổng kinh phí chi trả là 323 tỷ đồng.

- Ngƣời có công đa phần sức khoẻ yếu, kém vì vậy việc thực hiện chế độ độ bảo hiểm y tế, điều trị, điều dƣỡng, chăm sóc nâng cao sức khoẻ ngƣời có công đƣợc quan tâm; cùng với trợ cấp của ngân sách nhà nƣớc, đã huy động đƣợc sự tham gia của các tổ chức kinh tế xã hội vào việc chăm sóc sức khoẻ ngƣời có công, góp phần cải thiện đời sống tinh thần những năm tháng cuối đời, hàng năm đã chi trên 1 tỷ đồng cho công tác điều trị điều dƣỡng, phục hồi chức năng đối với ngƣời có công.

36

- Thực hiện ƣu đãi đối với thƣơng binh, bệnh binh, con liệt sỹ, con thƣơng bệnh binh, ngƣời có công trong việc học tập ở các trƣờng trong và ngoài công lập tạo điều kiện để thƣơng bệnh binh và con em của họ nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn có điều kiện, cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống.

- Tổ chức thực hiện các chƣơng trình chăm sóc ngƣời có công: cùng với việc thực hiện các chế độ ƣu đãi của nhà nƣớc, các chƣơng trình chăm sóc thƣơng bệnh, binh đƣợc quan tâm thích đáng và từng bƣớc đƣợc xã hội hoá với nhiều phong trào sâu rộng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhƣ “Áo lụa tặng bà’ “Đi tìm địa chỉ đỏ”, “Áo ấm tặng bà”v.v..., nhất là trong hƣởng ứng phong trào phụng dƣỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc bố mẹ liệt sỹ, già yếu nêo đơn, nhận đỡ đầu con thƣơng binh, bệnh binh, đã có những tác động sâu sắc đến tâm tƣ tình cảm ngƣời có công, góp phần cùng với nhà nƣớc chăm sóc ngƣời có công thể hiện sâu sắc đạo lý truyền thống của dân tộc “Uống ƣớc nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ ngƣời trồng cây”.

- Huy động sự đóng góp tự nguyện theo trách nhiệm và tình cảm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nƣớc để cùng nhà nƣớc chăm sóc ngƣời có công, đã thành lập và vận động ủng hộ xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” ở các cấp huy động nguồn để tu bổ, xây dựng các công trình đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với gia đình có công, thăm hỏi, hỗ trợ ngƣời có công, hoặc thân nhân của họ khi khó khăn, ốm đau, hỗ trợ các địa phƣơng có nhiều đối tƣợng chính sách... Chỉ tính riêng trong 5 năm trở lại đây (2008 đến 2013) cả huyện đã vận động đƣợc gần 12 tỷ đồng để góp phần tổ chức thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực thực hiện chính sách đối với ngƣời có công. Đồng thời với việc vận đông xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, việc vận động tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cũng đƣợc các ngành, địa phƣơng hƣởng ứng và thu đƣợc nhiều kết quả, đến nay toàn tỉnh đã

37

huy động và tặng trên 13 ngàn sổ tiết kiệm tình nghĩa, bình quân mỗi sổ trị giá 500 ngàn đồng với số tiền trên 4 tỷ đồng, tặng những gia đình chính sách tiêu biểu hoặc khó khăn trong cuộc sống [20, tr.2].

- Tổ chức tốt phong trào phụng dƣỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc bố mẹ liệt sỹ, đỡ đầu con liệt sỹ, thƣơng binh, bệnh binh. Huyện đã cụ thể hoá cuộc vận động phụng dƣỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng của Nhà nƣớc, phát động đến các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các lực lƣợng vũ trang trong và ngoài tỉnh. Với tinh thần trách nhiệm, thể hiện tình cảm sâu sắc đối với các anh hùng liệt sỹ, đến những bà mẹ đã hy sinh cống hiến những ngƣời con thân yêu của mình cho sự nghiệp của dân tộc, hƣởng ứng cuộc vận động phụng dƣỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, đến nay đã có trên 5 đơn vị trong và ngoài tỉnh, trên phạm vi cả nƣớc nhận phụng dƣỡng 100% các mẹ còn sống đến cuối đời (còn 03 mẹ đang sống), mức phụng dƣỡng thấp nhất là 500 ngàn đồng, cao nhất là 2.000.000 ngàn đồng/tháng). Các đơn vị phụng dƣỡng, không chỉ phụng dƣỡng qua hỗ trợ kinh phí, mà còn thƣờng xuyên quan tâm chăm sóc, động viên kịp thời về mặt tinh thần, lúc ốm đau, khi lễ tết...

Cùng với phong trào phụng dƣỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, việc chăm sóc bố mẹ liệt sỹ, đỡ đầu con thƣơng binh, bệnh binh, cũng đƣợc các địa phƣơng, các ngành, đoàn thể quan tâm, đặc biệt, có hàng ngàn hội viên Hội liên hiệp phụ nữ, đoàn viên thanh niên đã nhận làm “Ngƣời dâu hiếu thảo” “Dâu hiền- Rể thảo” thƣờng xuyên chăm sóc, nhận phụ giúp công việc hàng ngày cho các mẹ; nhiều tổ chức, doanh nghiệp nhận đỡ đầu, cấp học bổng cho con thƣơng binh theo học tại các trƣờng đại học, các cơ sở dạy nghề...

- Thực hiện đƣa thƣơng binh về sống và chăm sóc ở gia đình, hoà nhập với cộng đồng, huyện Thạch Hà đã đƣa trên 100 thƣơng binh nặng đang chăm sóc ở các Trung tâm an dƣỡng, điều dƣỡng, điều trị tập trung về sống và an

38

dƣỡng tại gia đình (chiếm trên 98%). Hầu hết, thƣơng binh, bệnh binh về gia đình đƣợc chính quyền, cộng đồng và gia đình chăm sóc, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện về đất ở, nhà ở, đất sản xuất và điều kiện làm dịch vụ nhờ vậy cuộc sống của hầu hết thƣơng binh, bệnh binh thuộc đối tƣợng nầy đã có cải thiện đáng kể và ổn định, nhiều gia đình thƣơng bệnh binh có thu nhập cao (từ 60 đến 150 triệu đồng/năm)

- Chƣơng trình hỗ trợ cải thiện nhà ở ngƣời có công đƣợc nhà nƣớc và cộng đồng xã hội quan tâm và thu đƣợc nhiều kết quả, góp phần ổn định cuộc sống ngƣời có công trên địa bàn huyện. Là một huyện điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai luôn gây ra những thiệt hại nặng nề làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống dân cƣ nói chung, ngƣời có công nói riêng, trong đó, nhà ở của ngƣời có công bị ảnh hƣởng rất lớn Theo khảo sát tại thời điểm 2008, hầu hết đối tƣợng có công của huyện có khó khăn về nhà ở, trong đó có trên 2000 ngìn hộ thƣơng binh, bệnh binh, ngƣời có công cách mạng có khó khăn đặc biệt về nhà ở. Vì vậy, hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với ngƣời có công đƣợc xác

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối với người có công với cách mạng ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 37)