0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 76 -76 )

Kết quả điều tra Số lao động Tỷ lệ %

Không trả lời 18 6,64

Nông dân 125 46,13

Buôn bán nhỏ 17 6,27

Thợ thủ công 8 2,95

Công nhân trong khu, cụm CN 22 8,12

Thợ xây 11 4,06

Giúp việc 5 1,85

Xuất khẩu lao động 3 1,11

Xe ôm 5 1,85

Nghề khác 21 7,75

Chưa có việc làm 36 13,28

Tổng 271 100

( Nguồn: [40, tr.115] )

2.3. Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Hải Dƣơng đất ở Hải Dƣơng

2.3.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, đã từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, tạo nhiều cơ hội thận lợi hơn cho người dân trong tự tạo hoặc tìm kiếm việc làm.

Quán triệt và vận dụng quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung, nông dân bị thu hồi đất nói riêng chính quyền tỉnh Hải Dương đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực từ việc thu hồi đất của người dân như:

Hàng năm ban hành quy định về khung giá đất áp dụng cho từng vùng, từng địa phương trong tỉnh và công bố công khai trên các phương tiện thông

72

tin đại chúng, qua đó để người dân nắm bắt được đầy đủ thông tin về mức độ đền bù, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.

Từng bước xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, loại bỏ các rào cản, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để thu hút các nguồn đầu tư của mọi thành phần kinh tế nhằm tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Đặc biệt, trong thời gian gần đây việc thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết các thủ tục hành chính đã giảm bớt các thủ tục phiền hà góp phần thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đăng ký đầu tư vào các KCN, Cụm CN, các khu đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Khuyến khích tạo động lực và hỗ trợ các chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động nhất là doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nhiều việc làm cho người lao động bằng các chính sách cụ thể như hỗ trợ đào tạo nghề cho các doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương; ưu đãi đầu tư và ưu đãi thuế theo luật khuyến khích đầu tư trong nước; hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Thứ hai, tạo cơ hội nhiều hơn cho người lao động được tham gia học nghề, giải quyết việc làm sau đào tạo.

Trong những năm gần đây, tỉnh Hải Dương đã chú trọng đến công tác phát triển đào tạo nghề cho người lao động nhằm nâng cao khả năng cũng như cơ hội tìm việc làm cho họ. Tỉnh đã xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình “Giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 -2010” với 2 Đề án cụ thể là: “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn giai đoạn 2006 - 2010” và “Phát triển và nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh gắn với giải quyết việc làm ở các khu, cụm công nghiệp”. Đến tháng 5/2008, Chương trình đã giải quyết việc làm cho 79.117 lao động trong toàn tỉnh, trong đó số lao động vào các ngành công nghiệp - xây dựng là 49.080 người; dịch vụ 13.460 người; nông - lâm - thuỷ sản 8.289 người; xuất khẩu lao động 8.288 người [62, tr.2].

Về đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất. Nhờ có chính sách hỗ trợ kinh phí học nghề cho người lao động thuộc khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp của chính quyền tỉnh Hải Dương (hỗ trợ 100% học phí

73

cho những người thuộc hộ đã bàn giao từ 50% diện tích đất canh tác trở lên, hỗ trợ 70% học phí cho những người thuộc hộ đã bàn giao dưới 50% diện tích đất canh tác) nên đã thu hút được nhiều lao động tham gia học nghề, mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm mới ngoài nông nghiệp. Số lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất tham gia các lớp học nghề trong tỉnh có xu hướng ngày càng đông. Tính đến hết năm 2005 số lao động bị thu hồi đất được đào tạo nghề dưới mọi hình thức là 11.895 người, chiếm 47% trong tổng số người bị ảnh hưởng đến việc làm do bị thu hồi đất; năm 2006 là 3.144 người chiếm 47%; năm 2007 là 2.748 người chiếm 48%; năm 2008 là 4.110 lao động; năm 2009 và dự kiến năm 2010 là 7.950 lao động thuộc hộ bị thu hồi đất (xem Bảng 2.3.1.1). Số liệu trên phần nào đã phản ánh được những nỗ lực của chính quyền tỉnh trong giải quyết việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất.

Bảng 2.3.1.1. Tình hình đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất

Chỉ tiêu ĐVT 2001- 2005 2006 2007 2008 2009 Dự kiến 2010 1. Số LĐ bị ảnh hưởng do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã được đào tạo nghề

11.895 3.144 2.748 4.110 4.940 3.010

2. Ngân sách hỗ trợ cho lao động nông thôn

Triệu đồng 8.600 15.021 19.600 23.000 23.240 24.564 a. Hỗ trợ từ Trung ương 4.300 5.200 8.600 8.600 8.600 9.600 - Hỗ trợ việc làm 2.500 4.000 6.800 6.800 6.800 7.800 - Hỗ trợ dạy nghề 1.800 1.200 1.800 1.800 1.800 1.800 b. Hỗ trợ từ địa phương 4.300 9.821 11.000 14.400 14.640 14.964 - Hỗ trợ việc làm 0 3.000 6.000 6.000 6.000 6.000 - Hỗ trợ dạy nghề 4.300 6.821 5.000 8.400 8.640 8.964 ( Nguồn: [63] )

74

Hiện nay, kinh phí đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn do ngân sách TW và địa phương hỗ trợ cũng không ngừng tăng lên. Nếu như giai đoạn 2001- 2005 ngân sách hỗ trợ cho lao động nông thôn là 8,6 tỷ đồng thì đến năm 2006 là hơn 15 tỷ đồng và năm 2009 là hơn 20 tỷ đồng. Dự kiến năm 2010 và những năm tiếp theo ngân sách hỗ trợ cho đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sẽ tiếp tục tăng. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Trung ương và chính quyền tỉnh đến vấn đề nông nghiệp, nông thông, nông dân trong quá trình CNH, HĐH.

Hệ thống cơ sở đào tạo nghề không ngừng được mở rộng. Đến năm 2010, toàn tỉnh có 58 cơ sở dạy nghề (tăng 30 cơ sở so với năm 2005), trong đó có 07 cơ sở do Trung ương quản lý và 51 cơ sở do địa phương quản lý. Các cơ sở đào tạo nghề do Trung ương quản lý chủ yếu là dạy nghề dài hạn. Thực hiện xã hội hoá công tác dạy nghề, đa dạng hoá các loại hình dạy nghề (công lập, bán công, dân lập, tư thục), đa dạng hoá hình thức dạy nghề (tại trường lớp, tại doanh nghiệp, tại làng nghề...), đa dạng hoá các hình thức tuyển sinh đã làm cho quy mô đào tạo và kết cấu nghề đào tạo hàng năm tăng nhanh (quy mô đào tạo của các trường chuyên nghiệp khoảng 12.000 học sinh/năm, của các cơ sở dạy nghề khoảng 15.000 học sinh/năm). Các cơ sở đào tạo nghề đã chủ động đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giảng dạy, mở thêm nhiều nghề dễ đào tạo, dễ tìm việc làm, phù hợp với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh như: May công nghiệp, sửa chữa cơ khí nhỏ, điện dân dụng, quản lý điện nông thôn, thêu ren, móc len sợi, mây giang xiên xuất khẩu...

Thứ ba, giải quyết việc làm thông qua việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động, trong những năm qua tỉnh Hải Dương đã chú trọng đầu tư phát triển các ngành kinh tế theo chương trình đã đề ra như: Chương trình phát triển

75

nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; Phát triển công nghiệp, tiểu thủ CN và xây dựng kết cấu hạ tầng; Phát triển các hoạt động dịch vụ; Xuất khẩu lao động…

Thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tỉnh Hải Dương chỉ đạo tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng chất lượng, hiệu quả, hình thành một số trang trại sản xuất rau an toàn; trang trại chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp… Vì vậy, năng suất và giá trị sản xuất nông nghiệp (nông - lâm - thuỷ sản) tăng lên đáng kể, diện tích rau màu và cây vụ đông ngày càng được mở rộng qua đó đã tạo thêm việc làm cho hàng vạn lao động nông nghiệp. Theo báo cáo của Sở LĐ-TBXH tỉnh Hải Dương, đến hết năm 2007 lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đã thu hút thêm được 30.333 lao động của tỉnh.

Trong giai đoạn 2001 – 2007 nguồn vốn được huy động vào xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng với tốc độ cao. Cùng với sự phát triển của các KCN, lĩnh vực TTCN cũng được khôi phục và phát triển như nghề trạm khắc gỗ ở Đông Giao, nghề mộc ở Cúc Bồ, thêu ren ở Tứ Kỳ, bánh gai ở Ninh Giang, vàng bạc ở Châu Khê, bánh đậu xanh ở Thành phố Hải Dương… Bên cạnh đó, tỉnh Hải Dương đã chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như: kiên cố hoá kênh mương, đào đắp đê, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, các công trình trọng điểm, các KCN, cụm CN, KĐT thị mới. Điều đó không chỉ tạo diện mạo mới cho Hải Dương trong thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn góp phần tạo thêm nhiều chỗ việc làm mới, đặc biệt là những việc làm phù hợp với trình độ của lao động nông nghiệp. Đến hết năm 2007, khu vực CN, TTCN và xây dựng của Hải Dương đã thu hút thêm 89.743 lao động vào làm việc trong đó phần đông là lao động nông nghiệp.

Các hoạt động dịch vụ ở Hải Dương trong những năm gần đây cũng có sự chuyển biến tích cực, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của sản xuất và

76

đời sống dân sinh. Thị trường đô thị phát triển, thị trường nông thôn đã có bước khởi sắc, các loại dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, dịch vụ quanh KCN, KĐT… phát triển khá nhanh, các hoạt động xúc tiến thương mại-du lịch, xây dựng thương hiệu được tăng cường. Đến hết năm 2007, khu vực dịch vụ phát triển đã giải quyết việc làm tại chỗ cho 29.632 lao động.

Thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ năm 2001 đến năm 2007 toàn tỉnh đã đưa được 24.643 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Lao động xuất khẩu của tỉnh chủ yếu làm việc tại các nước như Maylayxia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Quatar… Ngoài ra, giải quyết việc làm còn được thực hiện thông qua chương trình hỗ trợ việc làm (chương trình 120). Từ năm 2001 đến năm 2007, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện 1.655 dự án với tổng số tiền cho vay là 68,423 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương. Nhờ đẩy mạnh hoạt động cho vay vốn hỗ trợ việc làm, nên từ năm 2001 đến năm 2007, hoạt động này đã góp phần giải quyết việc làm cho 14.688 lao động trong toàn tỉnh.

Thứ tư, từng bước nâng cao khả năng giải quyết việc làm trên thị trường lao động thông qua hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, hệ thống thông tin thị trường lao động.

Hiện nay tỉnh Hải Dương có 6 Trung tâm giới thiệu việc làm với tổ chức và bộ máy hoạt đông ngày một hoàn thiện đã gắn kết được hoạt động dạy nghề với giới thiệu việc làm, tạo khả năng bố trí việc làm cao hơn cho người lao động. Trung tâm giới thiệu việc làm thường xuyên cung cấp cho người lao động thông tin về nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và các doanh nghiệp ngoài địa bàn tỉnh, thông tin về đào tạo nghề qua đó tạo thêm cơ hội cho họ tìm được việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mình. Việc nắm bắt được thông tin về thị trường lao động sẽ giúp cho lực lượng lao động trẻ trong tỉnh ý thực được việc phải học tập, nâng

77

cao trình độ học vấn, chuyên môn và tay nghề để từ đó mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm ổn định và có thu nhập cao.

Thứ năm, vấn đề việc làm cho nông dân bị thu hồi đất đã được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, đoàn thể xã hội tỉnh Hải Dương quan tâm. Hiện nay, vấn đề việc làm cho nông dân trong quá trình CNH, HĐH được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nghị quyết TW 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn khẳng định: giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước… Đặc biệt, ngày27/11/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Đó là những chủ trương lớn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình CNH, HĐH.

Ở Hải Dương, trong những năm gần đây, Sở lao động thương binh xã hội tỉnh với chức năng của mình đã bước đầu đánh giá thực tế những tác động tiêu cực từ việc thu hồi đất đến việc làm và đời sống của người dân, từ đó tham mưu đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình thu hồi đất. Ngoài ra các ban ngành đoàn thể, các tổ chức trong tỉnh cũng đã tích cực tham gia, hưởng ứng các chương trình phát triển nông thôn, chương trình đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, chương trình hỗ trợ thanh niên nông thôn vùng thu hồi đất…, điều đó thể hiện sự quan tâm của toàn thể xã hội đối với nông dân, nông thôn và nông nghiệp.

Thông qua các chính sách phát triển kinh tế và các biện pháp tổng hợp để giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh nói chung và cho các đối tượng bị thu hồi đất nói riêng, từ năm 2001 đến nay tỉnh Hải Dương đã giải quyết được việc làm cho hàng ngàn lao động bị thu hồi đất mỗi năm. Cụ thể: từ năm 2001 đến năm 2005 giải quyết việc làm cho 10.110 người, trong đó lao động

78

tiếp tục hoạt động trong nông nghiệp: 7.987 người, lao động chuyển nghề phi nông nghiệp: 2.123 người; Năm 2006 giải quyết việc làm cho 2.735 người, trong đó lao động tiếp tục hoạt động trong nông nghiệp: 2.051 người, lao động chuyển nghề phi nông nghiệp: 684 người; Năm 2007 giải quyết việc làm cho 2.418 người, trong đó lao động tiếp tục hoạt động trong nông nghiệp: 1.820 người, lao động chuyển nghề phi nông nghiệp: 598 người. Năm 2008 giải quyết việc làm cho 2.260 người, trong đó lao động tiếp tục hoạt động trong nông nghiệp: 1.625 người, lao động chuyển nghề phi nông nghiệp: 635 người…[63].

2.3.2. Một số tồn tại, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra

* Tồn tại

Thứ nhất, số lao động thiếu việc làm và thất nghiệp cao và có xu hướng tăng lên: Số liệu so sánh tình hình việc làm của lao động nông nghiệp trước và sau khi thu hồi đất cho thấy lao động đủ việc làm giảm nhanh, lao động thiếu việc làm và thất nghiệp tăng cao song song với việc mở rộng diện tích đất thu hồi. Có thể thấy, đây là một áp lực rất lớn đối với người dân và chính quyền địa phương trong việc tìm ra nhiều ngành nghề mới nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là khi quá trình CNH, HĐH và ĐTH đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao như hiện nay.

Thứ hai, khả năng tạo việc làm từ các dự án thu hồi đất thấp: Trong thời gian qua ở Hải Dương, việc thu hồi đất chủ yếu phục vụ cho xây dựng các KCN, cụm CN, KĐT và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Đối với các KCN,

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 76 -76 )

×