Bắc Ninh là tỉnh giáp Thủ đô Hà Nội có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất nước với hơn 800 km2, mật độ dân số rất cao. Sau khi tái lập tỉnh (năm 1997), Bắc Ninh mới quy hoạch, xây dựng các KCN. Qua nghiên cứu mô hình phát triển KCN của các địa phương như: tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…, Bắc Ninh đã lựa chọn mô hình Khu công nghiệp - Đô thị và giải quyết mối quan hệ đó ngay từ trong quy hoạch. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển các KCN - CCN, làng nghề và đô thị vừa là giải pháp vừa là bước đi của quá trình CNH, HĐH của tỉnh Bắc Ninh.
Do hạn chế về quỹ đất, các KCN Bắc Ninh khó có thể phát triển theo chiều rộng, định hướng đến 2015 và 2020 tối đa chỉ có thể phát triển được từ 10 đến 12 KCN tập trung. Vì vậy tỉnh đã lựa chọn quy mô cho mỗi KCN khoảng từ 500 đến 700 ha. Trong đó, giai đoạn I khoảng 300 đến 350 ha và ưu tiên cho doanh nghiệp sản xuất, thiết lập tổ chức dịch vụ kỹ thuật; giai đoạn II ưu tiên cho phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ, nhà ở dân cư kiểu đô
35
thị và các công trình phúc lợi công cộng. Các KCN được xây dựng đi trước một bước để tạo động lực phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Tính đến hết năm 2006, tổng diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng của tỉnh là 470,1 ha (chiếm 9,15% diện tích đất nông nghiệp), trong đó đất chủ yếu dành cho xây dựng KCN, KCX (chiếm 57,23%), còn lại là dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng và các mục đích khác. Qúa trình CNH, HĐH và ĐTH ở Bắc Ninh trong những năm qua diễn ra rất mạnh, nhiều KCN, KĐT được xây dựng và phát triển trên diện tích đất nông nghiệp. Những diện tích đất nông nghiệp sử dụng cho phát triển các KCN, KĐT trước đấy chủ yếu được người dân sử dụng để trồng lúa, cây rau màu, trồng hoa và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cũng như các địa phương khác trong cả nước, việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng và phát triển các KCN, KĐT của tỉnh Bắc Ninh đã làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất bị mất việc hoặc thiếu việc làm. Để giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, lao động bị thu hồi đất nói riêng tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện các biện pháp sau:
Một là, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho lao động ở những nơi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Công tác đào tạo nghề trong những năm gần đây được tỉnh quan tâm đầu tư đúng mức như nâng cấp, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng quy mô mạng lưới các cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng đào tạo, đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo. Đặc biệt, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ra Quyết định số 84/2003/QĐ-UB ngày 27/6/2003 phê duyệt đề án quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003 - 2010. Cùng với việc phát triển các cơ sở dạy nghề, kinh phí đầu tư dạy nghề cho nông dân cũng ngày càng tăng, nếu năm 2006 mới đầu tư 1 tỷ đồng thì đến năm 2007 là 3 tỷ đồng với mức đầu tư 300.000đồng cho 1 lao động. Ngoài ra để công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả, trước khi dạy nghề, lao động được tư vấn nghề nghiệp mà các KCN, các làng nghề có nhu cầu. Vì vậy lao động sau khi đào
36
tạo nghề khả năng trúng tuyển vào các KCN ngày một cao, trung bình khoảng 5.000 lao động mỗi năm.
Hai là, quy định các doanh nghiệp, các chủ dự án sử dụng đất thu hồi phải sử dụng lao động tại địa phương.
Trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2006, các doanh nghiệp đã giúp chuyển đổi nghề cho 74.650 người, trong đó phần lớn là lao động nông nghiệp. Đây là khu vực thu hút nhiều lao động trong các vùng thực hiện dự án cũng như lao động trong toàn tỉnh. Để đảm bảo việc làm, ổn định cuộc sống cho người dân tại các khu vực thực hiện thu hồi đất, UBND tỉnh Bắc Ninh đã yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư trong các KCN, các chủ đầu tư các trung tâm thương mại, dịch vụ phải ưu tiên tuyển dụng lao động tại địa phương dựa trên trình độ tay nghề và nhu cầu của các doanh nghiệp. Đối với những lao động có tay nghề phù hợp được các doanh nghiệp sắp xếp đúng vị trí. Đối với lao động phổ thông, một phần được các doanh nghiệp cho đi đào tạo kỹ thuật, một phần được bố trí làm bảo vệ, vệ sinh. Người lao động trước khi được tuyển dụng cũng được các ban ngành có liên quan của tỉnh tư vấn học nghề, tư vấn về tác phong làm việc... Do có sự kết hợp từ ba bên (chính quyền, doanh nghiệp và người lao động) nên tỷ lệ lao động tại địa phương trong đó có lao động nông nghiệp bị thu hồi đất được tuyển dụng vào làm việc trong các KCN, các trung tâm thương mại, KĐT ngày càng tăng.
Ba là, phát triển làng nghề truyền thống, cấp đất dãn dân, đất dịch vụ. Là một tỉnh có ưu thế về các làng nghề truyền thống, hiện nay Bắc Ninh có hơn 100 làng nghề trải khắp các huyện như đồ gỗ, đúc đồng, giấy dó... Làng nghề ở Bắc Ninh thu hút hàng ngàn lao động, trong đó phần lớn là nông dân, vì phần lớn làng nghề truyền thống chỉ yêu cầu lao động phổ thông. Do vậy, đây là một kênh giải quyết việc làm tương đối hiệu quả đối với nông dân vùng thu hồi đất.
37
làm cho con em bị thu hồi đất, tỉnh có những chính sách ưu đãi như hỗ trợ về vốn, mặt bằng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để các cơ sở yên tâm sản xuất. Các làng nghề trong tỉnh phát triển đã tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động ở địa phương và các vùng lân cận trong đó chủ yếu là lao động nông thôn.
Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện cho người lao động chuyển đổi sang nghề phi nông nghiệp, tỉnh thực hiện cấp đất giãn dân và đất khu dân cư dịch vụ cho nông dân chuyển sang làm dịch vụ quanh KCN, KĐT. Đây chính là phương thức tạo nguồn lực giải quyết việc làm và chuyển đổi ngành nghề cho lao động bằng quỹ đất. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tỉnh đã công khai định mức cấp đất giãn dân, đất khu dân cư dịch vụ với tỷ lệ 10% diện tích đất bị thu hồi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đây cũng là giải pháp tình thế vì quỹ đất của tỉnh ngày càng hạn hẹp. Mặt khác, việc cấp đất dịch vụ cho người bị thu hồi đất cũng có nhiều bất cập do giá đất dịch vụ cao hơn gấp nhiều lần so với giá đền bù, điều này dẫn đến hiện tượng số tiền đền bù mà người dân nhận được không đủ để trả tiền mua đất dịch vụ của nhà nước.
Bốn là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá.
Theo điều tra khảo sát của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh tại 1.156 hộ gia đình thuộc diện đã bị thu hồi đất nông nghiệp ở các xã thu hồi đất xây dựng KCN và KĐT cho thấy: số lao động tiếp tục làm ruộng chiếm 43,7%; chuyển sang làm thủ công nghiệp chiếm 1,81%; chuyển sang làm dịch vụ chiếm 4,93% và chưa biết làm nghề gì chiếm 14,87%. Để tạo việc làm cho bộ phận lao động tiếp tục canh tác trên diện tích đất còn lại, tỉnh đã thực hiện phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng và giá trị nông sản. Tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các trung tâm khoa học và các doanh nghiệp tiến hành tập huấn cho nông dân về quy trình sản xuất các loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, khả năng quay vòng vốn nhanh, có thị trường tiêu thụ ổn định như các loại rau màu, hoa, cây cảnh… Nhờ đẩy
38
mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà năng suất và giá trị cây trồng vật nuôi của tỉnh không ngừng tăng lên, đã xuất hiện nhiều hộ điển hình tiên tiến về sản xuất giỏi với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, tạo ra nhiều cánh đồng cho thu nhập đạt từ 50 đến 100 triệu đồng/ha mỗi năm trở lên.
Năm là, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Bắc Ninh xác định xuất khẩu lao động vẫn là một kênh giải quyết việc làm tương đối hiệu quả cho người bị thu hồi đất trong vòng 10 năm nữa. Để khuyến khích và tạo điều kiện cho lao động bị thu hồi đất đi xuất khẩu lao động, tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động, trong đó có các khoản hỗ trợ như: làm hộ chiếu; khám sức khoẻ; định hướng nghề nghiệp... Đối với những người không có điều kiện tài chính để đi xuất khẩu lao động, tỉnh hỗ trợ bằng cách cho vay vốn với lãi suất thấp, mức cho vay từ 10 đến 30 triệu đồng/người.
Sáu là, hỗ trợ trực tiếp cho người lao động. Ngoài các biện pháp nêu trên, Bắc Ninh còn thực hiện các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho người lao động bị thu hồi đất thông qua chương trình quốc gia về giải quyết việc làm hoặc thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm.