Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho nông dân

Một phần của tài liệu Vấn đề việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hải Dương (Trang 32)

Giải quyết việc làm cho nông dân trong điều kiện hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có cả những yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Tuy nhiên, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và mức

28

độ ảnh hưởng không giống nhau.

a. Đất đai, điều kiện tự nhiên

Một quốc gia, một địa phương ở vào vị trí thuận lợi, khí hậu, thời tiết ôn hoà, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, số lượng và trữ lượng lớn, chất lượng tốt thì sẽ thuận lợi hơn trong giải quyết việc làm cho người lao động. Ngược lại, những nơi nào ở vào vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tiết khắc nghiệt, tài nguyên thiên nhiên ít thì sẽ khó khăn hơn trong tạo việc làm cho người lao động.

Đất đai là một yếu tố của quá trình sản xuất có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với nông nghiệp mà còn đối với công nghiệp, dịch vụ phi nông nghiệp. Nước ta có diện tích hơn 330.000 km2đứng thứ 58 trên thế giới, diện tích bình quân đầu người là 0,45ha, đứng thứ 159 trong số gần 200 nước trên thế giới. Hiện nay, cả nước có khoảng 8,1 triệu héc ta đất nông nghiệp, bình quân 0,68 ha/hộ nông nghiệp, đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng bình quân một lao động nông nghiệp chỉ khoảng 600m2. Nhu cầu lao động ở nông thôn cho nông nghiệp tối đa khoảng 19 triệu người. Nếu không phát triển mạnh việc làm phi nông nghiệp, sẽ dư thừa tương đối lao động khoảng 10 triệu người [24, tr.25].

Hiện nay diện tích đất nông nghiệp có khả năng khai thác ở nước ta còn rất lớn (khoảng 9 triệu ha rừng và đất trống, đồi trọc, 90 vạn héc ta mặt nước, ao, hồ và hàng vạn héc ta đất ven biển). Diện tích đất canh tác mặt nước càng lớn, tài nguyên nông - lâm - thuỷ sản càng phong phú thì khả năng tạo ra việc làm trong nông nghiệp, nông thôn càng nhiều. Nếu khai thác tốt diện tích đất này sẽ giải quyết được việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn.

b. Chất lượng lao động

Qúa trình CNH, HĐH hiện nay đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng lao động. Chất lượng lao động được thể hiện bằng các chỉ tiêu về tình trạng sức

29

khoẻ, trình độ kiến thức, tay nghề, tác phong nghề nghiệp, cơ cấu về tuổi tác, giới tính, v.v.. Chất lượng lao động càng cao thì cơ hội tìm kiếm việc làm càng nhiều, khả năng thích ứng với sự thay đổi công việc lớn hơn. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp cơ hội tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp hoặc tự tạo việc làm cho bản thân người lao động lại được quyết định bởi khả năng thiết lập các mối quan hệ để nhận được sự trợ giúp của gia đình, cộng đồng và Nhà nước về việc làm của người đó. Thái độ tích cực, sự năng động và niềm tin của bản thân người lao động về khả năng tìm kiếm việc làm cũng là một nhân tố quan trọng để họ có cơ hội tìm kiếm được việc làm phù hợp.

Đối với lĩnh vực lao động - việc làm, sự phát triển của khoa học và công nghệ mang lại nhiều cơ hội để con người phát huy khả năng của mình, nhưng đồng thời cũng tạo ra không ít thách thức đối với bản thân họ. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, việc áp dụng phổ biến các phương tiện tự động hóa sẽ làm cho những nước có sức lao động rẻ và dư thừa bị mất dần ưu thế. Xu hướng các ngành sản xuất trên thế giới hiện nay là tăng lao động khoa học kỹ thuật và giảm lao động giản đơn, kỹ năng thấp, điều này sẽ dẫn đến gia tăng thất nghiệp của đội ngũ công nhân không lành nghề.

Hiện nay ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng công nghệ tiên tiến không tuyển dụng đủ lao động đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh do số lượng lao động được đào tạo còn thấp. Vì vậy, cơ hội để lao động nông nghiệp tìm kiếm được làm việc trong lĩnh vực công nghiệp càng khó khăn hơn. Thực tế cho thấy, trang bị máy móc, thiết bị càng hiện đại thì nguy cơ thất nghiệp đối với lao động có trình đô thấp lại càng cao. Do đó, nâng cao chất lượng lao động nói chung, lao động nông thôn nói riêng là giải pháp cơ bản để hạn chế thất nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này, trước hết cần có những biện pháp nhằm tăng cường năng lực thể chế của các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực lao động - việc làm. Thực hiện có hiệu quả các chương

30

trình mục tiêu quốc gia như: chương trình phát triển giáo dục; chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho nông dân; phát triển nông thôn; phát triển y tế; phát triển kinh tế tư nhân; phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ xã hội...

c. Sự phát triển của thị trường sức lao động

Sự phát triển của thị trường sức lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động, thị trường sức lao động là nơi gắn kết giữa cung với cầu lao động và giải quyết việc làm cho người lao động.

Nếu thị trường sức lao động phát triển sẽ cung cấp một cách đầy đủ, thường xuyên và chính xác thông tin cho cả bên cung và bên cầu về lao động, việc làm. Khi đó, việc làm sẽ được giải quyết nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ngược lại khi thị trường sức lao động chưa phát triển hoặc phát triển ở trình độ thấp thì các bên cung và cầu về lao động khó gặp nhau, thông tin về nhu cầu và khả năng cung cấp của các bên sẽ không đầy đủ, chậm hoặc không chính xác, do đó việc làm sẽ không được giải quyết một cách hiệu quả.

Đối với lao động nông thôn, khi thị trường sức lao động phát triển sẽ cung cấp cho họ thông tin về nhu cầu lao động, tiêu chuẩn tuyển dụng, tư vấn về học nghề, dạy nghề..., do đó mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm và chuyển đổi nghề. Đặc biệt khi diện tích đất canh tác bị thu hẹp do tác động của CNH, HĐH và ĐTH thì sự phát triển của thị trường sức lao động càng có ý nghĩa trong giải quyết việc làm cho đối tượng này. Thực tế tại các địa phương cho thấy, nơi nào thị trường sức lao động phát triển mạnh thì ở đó khả năng giải quyết việc làm sẽ tốt hơn, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm đi.

d. Cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội

Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước, của chính quyền địa phương, các quy định của doanh nghiệp không chỉ tác động trực tiếp đến số lượng, chất lượng lao động mà còn tác động đến số lượng, chất lượng việc

31

làm mới sẽ được tạo ra. Nhóm nhân tố này rất đa dạng, bao gồm nhiều chính sách khác nhau như chính sách kinh tế vĩ mô, vi mô; chính sách giáo dục và đào tạo; chính sách khoa học công nghệ; chính sách thu hút đầu tư; chính sách hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo; chính sách tiền lương; chính sách thuế...

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước đã ban hành hệ thống các chính sách và cơ chế quản lý tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi để các ngành, các hình thức kinh tế, các vùng phát triển, tạo nhiều việc làm mới, đáp ứng từng bước yêu cầu việc làm và đời sống của người lao động.

Đối với người lao động, cơ hội lựa chọn việc làm ngày càng được mở rộng. Từ chỗ thụ động trông chờ vào sự bố trí công việc của Nhà nước, người lao động đã trở nên năng động hơn, chủ động tự tìm việc làm trong các thành phần kinh tế. Các quan hệ lao động - việc làm thay đổi theo hướng cá nhân được tự do phát huy năng lực của mình và tự chủ hơn trong tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực của bản thân, quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường và phù hợp với pháp luật của Nhà nước.

Người sử dụng lao động được khuyến khích làm giàu hợp pháp nên đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Đặc biệt, khu vực kinh tế tư nhân được thừa nhận và khuyến khích phát triển cũng đã mở ra khả năng to lớn trong giải quyết việc làm.

Vai trò của Nhà nước trong giải quyết việc làm đã thay đổi cơ bản. Thay vì bao cấp trong giải quyết việc làm, Nhà nước tập trung vào việc tạo ra cơ chế, chích sách thông thoáng, tạo hành lang pháp luật, xóa bỏ rào cản không cần thiết về hành chính và tạo điều kiện vật chất đảm bảo cho mọi người được tự do đầu tư phát triển sản xuất.

32

Tốc độ CNH, HĐH và ĐTH càng cao sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giảm tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình đó cũng tiềm ẩn nguy cơ người lao động bị thất nghiệp khi chất lượng lao động không đáp ứng được các yêu cầu của bên sử dụng lao động. Tốc độ và quy mô CNH, HĐH và ĐTH là nhân tố tổng hợp tác động trực tiếp đến tăng trưởng, phát triển kinh tế. Điều đó được thể hiện ở mức độ tập trung ngày càng cao các nguồn lực cho phát triển kinh tế khu vực CNH, HĐH và ĐTH, mức độ sôi động của các hoạt động phi nông nghiệp như công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ và du lịch.

Tốc độ CNH, HĐH và ĐTH sẽ quyết định đến số lượng, chất lượng việc làm được tạo ra, đồng thời cũng tạo ra môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi để người lao động có thể tiếp cận thông tin, dịch vụ việc làm và thực hiện các giao dịch trên thị trường lao động.

f. Sự phát triển của khu vực kinh tế không chính thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng với sự phát triển của các KCN, KĐT là sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế không chính thức. Đây là khu vực hoạt động kinh tế của những người không đăng ký chính thức, công việc không yêu cầu trình độ cao, quy mô nhỏ, việc làm tạm thời là chủ yếu, phù hợp với lao động không có tay nghề và lao động khó có khả năng chuyển đổi thích ứng với công việc mới. Sự phát triển khu vực kinh tế này đã và đang thu hút một lượng lớn lao động làm việc đã góp phần làm giảm áp lực nhu cầu làm việc ở khu vực kinh tế chính thức.

Trong xu thế CNH, HĐH và ĐTH lao động không có tay nghề tại khu vực không chính thức cần được các tổ chức, chính quyền hỗ trợ về vốn, kỹ thuật để người lao động tự tạo việc làm, tự chuyển đổi việc làm khi có điều kiện thuận lợi, đặc biệt là hỗ trợ tạo điều kiện cho lao động trong độ tuổi thanh niên được tham gia các chương trình đào tạo nghề. Làm tốt vấn đề này sẽ góp phần nâng cao trình độ cho người lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ

33

cấu lao động theo kịp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

1.2. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất và bài học rút ra cho tỉnh Hải Dƣơng

1.2.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội

Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu cả nước về tốc độ CNH, HĐH và ĐTH. Theo thống kê của Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố, bình quân mỗi năm Hà Nội giải phóng mặt bằng gần 1000 ha đất, trong đó có trên 80% là đất nông nghiệp liên quan đến 178.205 hộ dân. Từ năm 2001 đến năm 2008, Hà Nội có khoảng 197.000 người mất việc làm do bị thu hồi đất canh tác, bình quân có khoảng 13-15.000 người/năm và con số này tiếp tục tăng qua các năm [84, tr.9].

Để giúp lao động bị thu hồi đất chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm mới, chính quyền Thành phố Hà Nội đã thực hiện những biện pháp sau:

- Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho người lao động tại những khu vực có đất nông nghiệp bị thu hồi. Với chính sách này, Hà Nội quy định những hộ bị thu hồi từ 30% đến 50% diện tích đất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển nghề cho 1 lao động, đối với những hộ bị thu hồi từ 50 – 70% diện tích đất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển nghề cho 2 lao động, những hộ bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp được hỗ trợ cho toàn bộ số lao động trong hộ (mức hỗ trợ 3,8 triệu đồng/lao động được thực hiện năm 1997). Từ năm 1998, Thành phố thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho các hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi theo diện tích đất bàn giao, mức hỗ trợ là 25.000đ/m2

đất.

- Quy định đối với các doanh nghiệp có dự án sử dụng đất thu hồi ưu tiên sử dụng lao động tại địa phương. Theo đó, mỗi héc ta đất nông nghiệp thu hồi phục vụ cho các dự án sản xuất kinh doanh thì chủ dự án phải đào tạo tại chỗ và tuyển ít nhất 10 lao động địa phương. Trong 5 năm qua, các doanh

34

nghiệp có dự án sử dụng đất đã thu hút và giải quyết việc làm cho gần 10.000 lao động tại các địa phương nơi có dự án sử dụng đất.

- Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất thông qua các lớp bồi dưỡng, phổ biến kiến thức. Bên cạnh những chính sách đã ban hành, Thành phố đã tổ chức phổ biến kiến thức kinh doanh, phương thức làm ăn mới, mở các lớp đào tạo chủ doanh nghiệp cho người lao động, tạo điều kiện cho việc di chuyển lao động, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề nhằm phát triển sản xuất, thu hút lao động.

- Thông qua các quỹ giải quyết việc làm, Thành phố thực hiện chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với lao động, hộ gia đình có đất canh tác bị thu hồi nhằm phát triển sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, tự tạo việc làm mới với các dự án sản xuất kinh doanh nhỏ.

1.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh giáp Thủ đô Hà Nội có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất nước với hơn 800 km2, mật độ dân số rất cao. Sau khi tái lập tỉnh (năm 1997), Bắc Ninh mới quy hoạch, xây dựng các KCN. Qua nghiên cứu mô hình phát triển KCN của các địa phương như: tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…, Bắc Ninh đã lựa chọn mô hình Khu công nghiệp - Đô thị và giải quyết mối quan hệ đó ngay từ trong quy hoạch. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển các KCN - CCN, làng nghề và đô thị vừa là giải pháp vừa là bước đi của quá trình CNH, HĐH của tỉnh Bắc Ninh.

Do hạn chế về quỹ đất, các KCN Bắc Ninh khó có thể phát triển theo chiều rộng, định hướng đến 2015 và 2020 tối đa chỉ có thể phát triển được từ 10 đến 12 KCN tập trung. Vì vậy tỉnh đã lựa chọn quy mô cho mỗi KCN khoảng từ 500 đến 700 ha. Trong đó, giai đoạn I khoảng 300 đến 350 ha và ưu tiên cho doanh nghiệp sản xuất, thiết lập tổ chức dịch vụ kỹ thuật; giai đoạn II ưu tiên cho phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ, nhà ở dân cư kiểu đô

35

thị và các công trình phúc lợi công cộng. Các KCN được xây dựng đi trước một bước để tạo động lực phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

Tính đến hết năm 2006, tổng diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi mục

Một phần của tài liệu Vấn đề việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hải Dương (Trang 32)