Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Vấn đề việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hải Dương (Trang 38)

Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu cả nước về tốc độ CNH, HĐH và ĐTH. Theo thống kê của Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố, bình quân mỗi năm Hà Nội giải phóng mặt bằng gần 1000 ha đất, trong đó có trên 80% là đất nông nghiệp liên quan đến 178.205 hộ dân. Từ năm 2001 đến năm 2008, Hà Nội có khoảng 197.000 người mất việc làm do bị thu hồi đất canh tác, bình quân có khoảng 13-15.000 người/năm và con số này tiếp tục tăng qua các năm [84, tr.9].

Để giúp lao động bị thu hồi đất chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm mới, chính quyền Thành phố Hà Nội đã thực hiện những biện pháp sau:

- Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho người lao động tại những khu vực có đất nông nghiệp bị thu hồi. Với chính sách này, Hà Nội quy định những hộ bị thu hồi từ 30% đến 50% diện tích đất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển nghề cho 1 lao động, đối với những hộ bị thu hồi từ 50 – 70% diện tích đất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển nghề cho 2 lao động, những hộ bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp được hỗ trợ cho toàn bộ số lao động trong hộ (mức hỗ trợ 3,8 triệu đồng/lao động được thực hiện năm 1997). Từ năm 1998, Thành phố thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho các hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi theo diện tích đất bàn giao, mức hỗ trợ là 25.000đ/m2

đất.

- Quy định đối với các doanh nghiệp có dự án sử dụng đất thu hồi ưu tiên sử dụng lao động tại địa phương. Theo đó, mỗi héc ta đất nông nghiệp thu hồi phục vụ cho các dự án sản xuất kinh doanh thì chủ dự án phải đào tạo tại chỗ và tuyển ít nhất 10 lao động địa phương. Trong 5 năm qua, các doanh

34

nghiệp có dự án sử dụng đất đã thu hút và giải quyết việc làm cho gần 10.000 lao động tại các địa phương nơi có dự án sử dụng đất.

- Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất thông qua các lớp bồi dưỡng, phổ biến kiến thức. Bên cạnh những chính sách đã ban hành, Thành phố đã tổ chức phổ biến kiến thức kinh doanh, phương thức làm ăn mới, mở các lớp đào tạo chủ doanh nghiệp cho người lao động, tạo điều kiện cho việc di chuyển lao động, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề nhằm phát triển sản xuất, thu hút lao động.

- Thông qua các quỹ giải quyết việc làm, Thành phố thực hiện chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với lao động, hộ gia đình có đất canh tác bị thu hồi nhằm phát triển sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, tự tạo việc làm mới với các dự án sản xuất kinh doanh nhỏ.

Một phần của tài liệu Vấn đề việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hải Dương (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)