Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Vấn đề việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hải Dương (Trang 43)

Vĩnh phúc là tỉnh có vị trí nằm sát Thủ đô Hà Nội, có nhiều điểm tương đồng với Hải Dương về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội. Với số dân trên 1 triệu người, số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm khoảng 28.000 người, số người ra khỏi độ tuổi lao động khoảng 6.000 người, trong những năm gần đây kinh tế của tỉnh phát triển khá nhanh nhờ việc thu hút các nguồn đầu tư.

Là tỉnh có tốc độ CNH, HĐH và ĐTH nhanh nên nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các KCN, KĐT. Mỗi năm trên địa bàn tỉnh có hàng nghìn nông dân bị mất việc làm. Theo thống kê của Sở Tài

39

nguyên và môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, sau 10 năm kể từ khi tái lập tỉnh (năm 1997), Vĩnh Phúc đã thu hồi hơn 4.000 ha đất nông nghiệp để xây dựng các KCN, KĐT và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Việc thu hồi đất đã khiến hơn 10.000 hộ dân mất một phần hoặc toàn bộ đất ở, đất canh tác. Sau khi bị thu hồi đất, có khoảng 45.000 lao động nông thôn mất việc hoặc thiếu việc làm. Thời gian tới đây, đất nông nghiệp ở nhiều địa phương trong tỉnh sẽ tiếp tục bị thu hồi để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. Số lượng nông dân không còn tư liệu sản xuất sẽ tiếp tục gia tăng, tạo sức ép lớn trong vấn đề giải quyết việc làm. Trước thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng của tỉnh đã có nhiều chủ trương, biện pháp giải quyết cơ bản.

“Lời giải” của bài toán giải quyết việc làm cho lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi, nhất là đối tượng thanh niên, là phải làm tốt công tác hướng nghiệp, dạy nghề. Tỉnh Vĩnh Phúc đã sớm xây dựng Đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng dành đất phát triển công nghiệp”. Theo nội dung Đề án, từ thời điểm thực hiện (năm 2006) cho đến năm 2010, tỉnh sẽ dành khoảng 87 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống trường dạy nghề, mua sắm, hiện đại hóa máy móc thiết bị; hỗ trợ học phí cho 14.000 lao động nông thôn (chủ yếu là thanh niên); phát triển hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm… Tỉnh phấn đấu nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên 45% vào năm 2010. Đến nay, toàn tỉnh đã có 52 cơ sở đào tạo nghề, với cơ cấu nghề đào tạo khá đa dạng, quy mô đào tạo hơn 31.000 lao động mỗi năm, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động. Để nâng cao hơn nữa số lượng thanh niên nông thôn được đào tạo nghề và được nhận vào làm việc tại các KCN, cụm CN, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ như: các hộ gia đình dành đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ nếu tham gia các khóa đào tạo nghề dài hạn sẽ được hỗ trợ 10 tháng/khóa học; tham gia học bổ túc văn hóa và nghề sẽ được hỗ trợ 15 tháng/khóa học (mức hỗ trợ 200.000 đồng/học viên/tháng). Hỗ trợ các doanh nghiệp khi tiếp nhận lao

40

động nông thôn vào làm việc với mức 500.000 đồng/người (nếu lao động chưa được đào tạo nghề); 200.000 đồng/người (nếu lao động đã được đào tạo nghề)… Chính từ những chủ trương đúng đắn đó mà cho đến nay đã có 23% lao động nông thôn bị thu hồi đất được nhận vào làm việc ổn định trong các KCN, CCN.

Đối với những lao động bị thu hồi đất nhưng tuổi đã cao, khó chuyển đổi nghề, tỉnh xác định hướng giải quyết là tạo việc làm tại chỗ. Để làm được điều này, một mặt, tỉnh chú trọng đến công tác quy hoạch, phát triển các làng nghề truyền thống, các nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp, huy động Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên… tham gia định hướng dạy nghề, tạo việc làm cho những đối tượng phù hợp có nhu cầu. Mặt khác, một mô hình được dư luận đánh giá có tính “đột phá” đã và đang được tỉnh áp dụng rộng rãi đó là mô hình “đổi đất lấy dịch vụ”. Quyết định 2502/2004/QĐ - UB của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc giao đất dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để xây dựng KCN, KĐT đã nêu rõ: các hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm 40% tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình trở lên, hộ gia đình, cá nhân đó sẽ được cấp đất để làm dịch vụ. Cứ 1 sào (360m2) đất thu hồi sẽ được cấp 10m2

đất dịch vụ. Đất “dịch vụ” sẽ được nông dân sử dụng để xây nhà cho công nhân thuê, kinh doanh hàng ăn, tạp phẩm, v.v. tùy theo từng gia đình. Đây là một quyết định đúng đắn, được sự đồng tình, nhất trí cao của đông đảo người dân có đất bị thu hồi. Đất “dịch vụ” không những giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động có trình độ thấp khó đào tạo nghề, lao động lớn tuổi mà còn có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy nhanh tiến độ bàn giao đất, giải phóng mặt bằng…

Một phần của tài liệu Vấn đề việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hải Dương (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)