0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

.Tình hình thu hồi đất

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 61 -61 )

Tỉnh Hải Dương đã được Chính phủ cho phép thành lập đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là 17 khu công nghiệp tập trung, với diện tích quy hoạch 3.607 ha, trong đó có 10 KCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN với diện tích đất quy hoạch 2.623 ha (trong đó diện tích đất quy hoạch xây dựng các nhà máy công nghiệp là 1.393 ha), bao gồm các khu công nghiệp: KCN Nam Sách: 64 ha; KCN Đại An: 644 ha (bao gồm cả phần mở

57

rộng); KCN Phúc Điền: 87 ha; KCN Tân Trường (bao gồm cả phần mở rộng): 313 ha; KCN Việt Hòa - Kenmark: 247 ha (bao gồm cả phần mở rộng); KCN Tàu Thủy Lai Vu: 212 ha; KCN Phú Thái: 72 ha; KCN Cộng Hoà: 300 ha; KCN Nhị Chiểu: 500 ha; KCN Cẩm Điền – Lương Điền: 184 ha.

Trong 10 KCN đang đầu tư xây dựng có 8 khu công nghiệp do nhà đầu tư trong nước đầu tư xây dựng hạ tầng, 1 khu công nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài xây dựng (khu công nghiệp Việt Hòa - Kenmark), 1 khu công nghiệp do nhà đầu tư trong nước liên doanh với nước ngoài xây dựng (KCN Cẩm Điền - Lương Điền). Đến nay, có 6 khu công nghiệp đã đầu tư xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật và đi vào hoạt động và cơ bản lấp đầy diện tích đất cho thuê là: KCN Nam Sách 64 ha; Phúc Điền 87 ha; Tân Trường (giai đoạn I) 200 ha; Đại An (giai đoạn I) 171 ha; Lai Vu 212 ha; Phú Thái 72 ha. Trước làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng mạnh, một số KCN đang đẩy nhanh thực hiện mở rộng giai đoạn II theo quy hoạch đã được phê duyệt như: KCN Tân Trường, KCN Đại An. Các khu công nghiệp còn lại đang giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng là KCN Cộng Hoà, KCN Nhị Chiểu, KCN Cẩm Điền - Lương Điền, KCN Việt Hoà - Kenmark.

Cùng với việc xây dựng và phát triển các KCN, Hải Dương cũng đã từng bước xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp, cụm kinh tế nhỏ. Từ năm 2001 đến 2007 tỉnh đã phê duyệt quy hoạch và từng bước triển khai xây dựng 25 cụm công nghiệp với diện tích quy hoạch là 874 ha.

Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hoá ở Hải Dương diễn ra nhanh cùng với sự phát triển của các KCN, CCN. Mạng lưới đô thị của tỉnh hiện nay gồm có 01 thành phố, 17 thị trấn và 27 thị tứ. Từ năm 2001 đến nay, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch và triển khai thực hiện xây dựng 24 khu đô thị mới, khu dân cư mới và hạ tầng đô thị với diện tích tổng thể là hơn 1.000 ha. Đến hết năm 2007 diện tích đất ở của khu vực đô thị trong tỉnh là 1.648 ha (chiếm 1,01% tổng diện tích đất tự nhiên) tăng 798 ha so với năm 2000. Cùng với

58

việc mở rộng không gian đô thị, dân cư đô thị cũng không ngừng tăng lên. Năm 2000 dân số thành thị là 230.870 người chiếm 13,9% dân số toàn tỉnh, đến năm 2009 là 324.930 người, chiếm 19,1% dân số toàn tỉnh.

Địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất trong tỉnh là Thành phố Hải Dương. Từ năm 2001 đến nay, Thành phố đã mở rộng và sáp nhập thêm các xã Nam Đồng, An Châu, Ái Quốc, Thượng Đạt (huyện Nam Sách), 38 ha của thị trấn Lai Cách (huyện Cẩm Giàng), các xã Tân Hưng,Thạch Khôi (huyện Gia Lộc) và một phần thôn Ngọc Lặc (xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ). Ngày 23/9/2009, Chính phủ đã có Nghị quyết số 47/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính phường, thành lập 2 phường mới là Tân Bình và Nhị Châu. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Hải Dương có diện tích tự nhiên 7.138,6 ha với 187.405 nhân khẩu, 21 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 15 phường và 6 xã). Trong vòng 10 năm trở lại đây, nhiều khu đô thị trên địa bàn thành phố Hải Dương được đầu tư xây dựng với diện tích hơn 700 ha, trong đó khu đô thị phía Đông thành phố (108 ha) đã hoàn chỉnh xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các công trình trong đô thị đã xây dựng đạt hơn 80%; KĐT phía Tây thành phố (433 ha) hiện cơ bản đã đầu tư xây dựng hạ tầng; khu du lịch Hải Hà (36 ha) cũng đang từng bước được đầu tư, xây dựng…

Ở các huyện khác trong toàn tỉnh, tốc độ CNH và đô thị hóa cũng diễn ra khá nhanh với việc phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; xây dựng các khu đô thị mới; mở rộng các thị trấn, thị tứ hiện có như:

Huyện Thanh Miện: mở rộng thị trấn Thanh Miện, xây dựng mới khu thương mại Chợ Thông.

Huyện Chí Linh: mở rộng và nâng cấp thị trấn Sao Đỏ, thị trấn Phả Lại; phát triển chuỗi đô thị dọc đường 18 kéo dài từ Sao Đỏ đến Phả Lại, xây dựng cụm dân cư tập trung Tân Dân và Văn An.

Huyện Kim Môn: xây dựng KCN Nhị Chiểu; mở rộng và nâng cấp thị trấn Nhị Chiểu.

59

Huyện Cẩm Giàng: mở rộng và nâng cấp khu trung tâm thị trấn Lai Cách, xây dựng mới thị trấn Tân Trường.

Huyện Gia Lộc: nâng cấp, hoàn chỉnh các thị trấn, thị tứ đã có như Thạch Khôi, Yết Kiêu, Quang Minh, và Hồng Hưng…

Huyện Thanh Hà: mở rộng thị trấn Thanh Hà; xây dựng mới hai thị tứ ở khu vực xã Tiền Tiến và xã Hồng Lạc.

Huyện Nam Sách: phát triển hệ thống đô thị Nam Sách theo phương châm lấy các KCN, CCN làm hạt nhân, lấy hệ thống đô thị (thị trấn, thị tứ, cụm dân cư) hiện tại làm nền tảng.

Huyện Bình Giang: mở rộng và nâng cấp thị trấn Sặt cùng với việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.

Huyện Kim Thành: xây dựng, nâng cấp thị trấn Phú Thái, kết hợp với việc hình thành trung tâm thương mại, hệ thống các KCN tập trung như Tàu Thuỷ, Phú Thái.

Huyện Tứ Kỳ: phát triển hệ thống đô thị theo các trục giao thông, mở rộng và nâng cấp thị trấn Tứ Kỳ và hình thành một số điểm đô thị mới gắn với tiến trình hình thành và phát triển các cụm công nghiệp.

Huyện Ninh Giang: mở rộng Thị trấn Ninh Giang, xây dựng các nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu, xây dựng kho ngoại quan cho cả tỉnh...

Để có đất đai phục vụ xây dựng các KCN, CCN, KĐT và hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đã nêu trên, chính quyền tỉnh Hải Dương đã tiến hành thu hồi một lượng lớn diện tích đất nông nghiệp giao cho chủ đầu tư để triển khai các dự án. Tính đến 2009, Hải Dương đã thu hồi 5.963 ha đất nông nghiệp (giai đoạn 2001-2005 là 2.503 ha) để xây dựng các KCN, CCN, KĐT... Trong đó diện tích đất nông nghiệp để dành cho phát triển cơ sở hạ tầng là 1.555 ha; xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất là 3.028 ha; xây dựng cụm kinh tế nhỏ (tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ) và cụm công nghiệp là 994 ha; cho giao thông là 386 ha (xem Phụ lục 11).

60

Theo kết quả khảo sát năm 2004 của đề tài “Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp giải quyết viêc làm cho lao động sau khi bàn giao đất cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương” do Sở Lao động - TBXH tỉnh Hải Dương làm chủ trì cho thấy, tại 6 địa phương điển hình về thu hồi đất (huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Nam Sách, Kim Thành, Chí Linh và Thành phố Hải Dương) diện tích đất nông nghiệp thu hồi chiếm tới 59,66% tổng diện tích đất nông nghiệp người dân đang sử dụng. Trong đó, địa phương có tỷ lệ diện tích đất thu hồi cao nhất là huyện Kim Thành (78,43%), tiếp đến là Thành phố Hải Dương (69,44%), huyện Chí Linh (55,57%), huyện Cẩm Giàng (47,62%), huyện Nam Sách (35,13%) và ít nhất là huyện Bình Giang (33,24%).

Việc thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2001 đến nay đã ảnh hưởng trực tiếp đến 54.326 hộ gia đình có đất bị thu hồi với tổng số lao động 113.142 người. Theo kết quả điều tra năm 2008, trong tổng số các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp có 21,5% hộ bị thu hồi toàn bộ diện tích; 31,4% hộ bị thu hồi trên 50% diện tích; 13,5% hộ bị thu hồi một nửa diện tích và 33,6% hộ bị thu hồi một phần nhỏ diện tích [38, tr.37].

Như vậy, từ năm 2001 đến nay quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa ở tỉnh Hải Dương diễn ra ngày càng nhanh, đặc biệt là khu vực Thành phố Hải Dương và các huyện giáp ranh như Nam Sách, Thanh Hà, Chí Linh, Kim Môn, Cẩm Giàng..., một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, làm thay đổi diện mạo đô thị và đời sống người dân. Mặt khác, quá trình đó cũng đang đặt ra cho người lao động và chính quyền tỉnh những thách thức to lớn về việc làm. Theo thống kê của Sở LĐTB -XH Hải Dương, chỉ tính riêng giai đoạn 2001 - 2005 toàn tỉnh đã có hơn 2.500 ha đất sản xuất nông nghiệp người dân đang sử dụng đã bị thu hồi để chuyển đổi mục đích sử dụng sang xây dựng các KCN, KĐT mới... làm cho gần 12 ngàn lao động rơi vào trạng thái thất nghiệp và thiếu việc làm. Riêng Thành phố Hải Dương, từ năm 2001

61

đến năm 2007, diện tích đất canh tác đã giảm hơn 1.000 ha (từ 1800 ha xuống còn 680 ha) và dự kiến đến năm 2010 giảm xuống còn khoảng 200 ha. Việc mở rộng thành phố đã ảnh hưởng đến việc làm của hơn 13 ngàn lao động, trong đó số lao động chưa tìm được việc làm là hơn 9,1 ngàn người [65, tr.46].

2.2.Tình hình việc làm của nông dân bị thu hồi đất ở Hải Dƣơng

2.2.1. Chủ trương, chính sách và các chương trình dự án đã thực hiện để giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

Thu hồi đất phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên, việc thu hồi đất đặc biệt là đất canh tác - tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân có ảnh hưởng rất lớn đến việc làm và đời sống kinh tế - xã hội của người dân khu vực bị thu hồi đất. Nhận thức rõ vấn đề này, Nhà nước đã sớm ban hành những quy định cụ thể về chính sách thu hồi đất như: Nghị định số 87/1994/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ Quy định khung giá các loại đất; Nghị định số 90/1994/NĐ-CP ngày 17/8/1994 về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; Chỉ thị số 11/2006/ CT-TTg ngày 27/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp; Nghị định 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

62

Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, v.v.. Các văn bản mang tính pháp lý trên là cơ sở để các địa phương vận dụng trong quá trình giải quyết các chính sách liên quan đến thu hồi đất phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thu hồi đất, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động bị thu hồi đất, chính quyền tỉnh Hải Dương đã từng bước xây dựng cơ chế, chính sách và đề ra các biện pháp thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn và những người thuộc diện bị thu hồi đất có cơ hội tìm kiếm việc làm mới hoặc chuyển đổi nghề như:

- Quyết định số 3149/2002/QĐ-UB ngày 17/7/2002 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hải Dương về ưu đãi khuyến kích đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh có nêu: “Trên cơ sở nhu cầu lao động, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào KCN được cung cấp lao động đã qua đào tạo. Trong trường hợp các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo riêng, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề trong nước cho một lao động của địa phương nhưng không quá 1 triệu đồng cho một lao động trong cả khoá đào tạo. Số tiền trên tỉnh sẽ cấp cho các Trung tâm dạy nghề trong cả khoá đào tạo cho các doanh nghiệp có nhu cầu”.

- Quyết định số 920/2003/QĐ-UB ngày 3/4/2003 của UBND tỉnh về ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các cụm CN và làng nghề trên địa bàn tỉnh: “Các doanh nghiệp đầu tư trong cụm CN sử dụng từ 100 lao động trở lên, đầu tư phát triển làng nghề sử dụng từ 50 lao động trở lên, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề trong nước cho 1 lao động của địa phương, nhưng tối đa không quá 1 triệu đồng cho 1 lao động trong cả khoá đào tạo. Số kinh phí này được cấp cho các Trung tâm dạy nghề của tỉnh để đào tạo cho các doanh nghiệp có nhu cầu”.

63

- Thông báo số 95/TB-VP ngày 25/8/2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương đồng ý hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho những người do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp không còn đất canh tác một nửa học phí và tiền ăn cho một người theo học nghề 120.000đồng/tháng.

- Quyết định số 1414/QĐ-UBND ngày 30/3/2005 của UBND tỉnh Hải Dương về hỗ trợ kinh phí dạy nghề cho nông dân thuộc các hộ đã giao đất xây dựng các khu đô thị, KCN theo 2 mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% cho những người thuộc hộ đã bàn giao từ 50% diện tích đất canh tác trở lên; Hỗ trợ 70% học phí cho người thuộc hộ đã bàn giao dưới 50% diện tích đất canh tác.

- Chương trình “Giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010”. Chương trình gồm 2 đề án: “Phát triển và nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh gắn với giải quyết việc làm ở các khu, cụm công nghiệp” và “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn giai đoạn 2006 -2010”.

- Quyết định số 1577/2007/QĐ-UBND ngày 28/4/2006 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt đề án dạy nghề cho nông dân năm 2006.

- Nghị quyết số 05/2006/QĐ-HĐND ngày 29/5/2006 về đề án “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dạy nghề và giải quyết việc làm cho nông dân giai đoạn 2006 -2010”.

- Nghị quyết số 50/2006/NQ-HĐND về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010.

- Quyết định số 2496/QĐ-UBND ngày 17/7/2006 của UBND tỉnh Hải Dương về việc phân cấp cho UBND cấp huyện, thành phố phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn.

- Quyết định số 465/QĐ-UBND ngày 31/1/2007 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt “Đề án Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn giai đoạn 2006 -2010”.

64

Hải Dương phê duyệt đề án “Phát triển và nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh gắn với giải quyết việc làm ở các khu, cụm công nghiệp”.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 61 -61 )

×