Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu tác động của khai thác titan tới các hệ sinh thái ven biển tỉnh bình thuận và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn và phục hồi (Trang 90)

Theo luật bảo vệ môi trƣờng, để giảm thiếu các tác động tới các thành phần môi trƣờng; khi tiến hành khai thác các công ty phải có giải pháp quản lý các chất thải nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tới môi trƣờng. Sau khi kết thúc khai thác, các công ty khai thác titan phải tiến hành phục hồi môi trƣờng theo quy định của thông tƣ số 34/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2099 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo, phục hồi môi trƣờng và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trƣờng đối với hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản; Quyết định số 18/2013/QĐ - TTg ngày 29/03/202013 của Thủ tƣớng Chính Phủ về cải tạo phục hồi môi trƣờng và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trƣờng đối với hoạt động khai thác khoáng sản.

Theo tình hình thực tế nhƣ trình bày trong mục 1.3; các công ty khai thác titan đã gây ô nhiễm môi trƣờng trong khu vực. Việc thực hiện PHMT sau khai thác vẫn còn hạn chế và mang tính chất lấy lệ; có trồng nhƣng không chăm sóc cây mà tiến hành giao trả lại ngay cho nhân dân địa phƣơng. Về cơ bản, sau khi tiến hành khai thác xuống sâu, chủ đầu tƣ sẽ PHMT theo hình thức giữ nguyên các moong khai thác cải tạo thành hồ nuôi tôm cá, chuyển đổi mục đích sử dụng sang du lịch hoặc san lấp về mặt bằng khu vực để trồng cây. Nhƣ vậy, PHMT đã làm thay đổi gần nhƣ hoàn toàn các hệ sinh thái tại khu vực.

Tại Bình Thuận, theo kết quả điều tra thực tế, hình thức PHMT sau khai thác titan tại Bình Thuận là trồng rừng với các cây trồng chủ yếu bao gồm: keo, phi lao. PHMT đơn giản chỉ là trồng cây mà chƣa tính đến các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên. Bên cạnh đó các chất thải từ hoạt động khai thác titan không đƣợc quản lý chặt chẽ thải ra môi trƣờng xung quanh gây biến đổi chất lƣợng các thành phần môi trƣờng ảnh hƣởng đến sự phát triển của các sinh vật. Đặc biệt là các cơ sở khai thác titan sát ven biển đã thải trực tiếp các chất thải ra môi trƣờng biển nhƣ trình bày trong mục 3.5.

Các khó khăn thách thức trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn, phục hồi

Sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái mang lại các lợi ích to lớn về cả giá trị vật chất và tinh thần; phù hợp với luật khoáng sản và luật bảo vệ môi trƣờng. Vì vậy, ngƣời thực hiện cần biết phát huy các điểm mạnh, tận dụng các cơ hội đồng thời phải giải quyết các khó khăn thách thức nhƣ sau:

* Tăng chi phí (chi phí phục hồi môi trường bao gồm chi phí bảo vệ, trồng

và chăm sóc cây …).

* Giảm nguồn thu cho ngân sách từ hoạt động khai thác titan. * Hoạt động khai thác titan diễn ra mạnh mẽ trên diện rộng.

* Khí hậu khô hạn, khan hiếm nguồn nước ngọt - gây khó khăn cho công tác bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái.

* ô nhiễm môi trường, sa mạc hóa

* Biến đổi khí hậu gây trầm trọng thêm tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.

Đề xuất các giải pháp

Các giải pháp đƣợc đề xuất dựa trên các phân tích của mô hình DPSIR và mô hình SWOT. Các giải pháp đƣợc đề xuất nhằm giảm thiểu tác động lên hệ sinh thái; kết hợp với việc phát huy các điểm mạnh, tận dụng các cơ hội và đồng thời phải giải quyết đƣợc các điểm yếu và các thách thức nhằm đạt đƣợc mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái:

Biện pháp chính sách và tổ chức

Các cơ quan chức năng về cấp phép khai thác không cấp phép cho các doanh nghiệp khai thác ở quá sát mép biến để tránh nƣớc biển xâm nhập vào tầng nƣớc ngầm gây nhiễm mặn tầng chứa nƣớc; Nghiêm cấm sử dụng nƣớc mặn cho khai thác và tuyển quặng cũng nhƣ các hoạt động xả thải trực tiếp bùn thải xuống biển đế tránh gây tổn hại đến hệ sinh thái trong khu vực thềm lục địa ven biển.

Các cơ quan chức năng về cấp đất, cấp giấy phép khai thác và khai thác tận thu cần tuân thủ các nguyên tắc nhƣ không chia cắt mỏ lớn ra thành nhiều mỏ nhỏ;

không cấp giấy phép khai thác ở khu vực có rừng phòng hộ và không cấp giấy phép cho doanh nghiệp không có năng lực chuyên môn, thiếu khả năng tài chính cũng nhƣ thiếu trang thiết bị hiện đại và thiếu kinh nghiệm về khai thác - chế biến quặng titan. Để giải quyết vần đề về tài chính và nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc nên ƣu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện chế biến sâu quặng titan tạo nguồn thu ngân sách thay thế. Các doanh nghiệp kết hợp giữa khai thác và chế biến sâu titan sẽ giảm đƣợc sản lƣợng khai thác, tăng cƣờng sản phẩm chế biến sâu có giá trị kinh tế lớn hơn.

Các cơ quan quản lý môi trƣờng ở trung ƣơng và địa phƣơng cần tăng cƣờng giám sát chặt chẽ quá trình khai thác – chế biến quặng titan, giám sát; thực hiện việc thu hồi giấy phép khai thác đối với các doanh nghiệp khai thác không tuân thủ quy định pháp luật; đóng cửa các khu mỏ đó khai thác hết tài nguyên để chuyển sang mục đích sử dụng đất khác; đóng cửa khu vực khai thác có khoảng cách khai thác quá sát mép biển hoặc gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng trong quá trình khai thác và tận thu; xử lý triệt để đối với doanh nghiệp đó hết thời hạn khai thác mà vẫn tiếp tục hoạt động khai thác không phép, v.v.

Lập quy hoạch khai thác và chế biến titan cần có sự rà soát kỹ lƣỡng và lồng ghép với các quy hoạch địa phƣơng tránh hiện tƣợng chồng lấn các dự án trong cùng một diện tích đất.

Trong khu vực có chứa quặng titan tỉnh Bình Thuận có chứa 430ha rừng phòng hộ và đây là diện tích cần đƣợc bảo vệ và đƣa ra ngoài diện tích khi lập quy hoạch khai thác.

Tăng cƣờng công tác phổ biến, tuyên truyền và hƣớng dẫn thực hiện pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trƣờng.

Các cơ quản lý cần nghiên cứu và đƣa vào quy định về kiểm soát việc phục hồi môi trƣờng của các doanh nghiệp sau khi đã đóng cửa mỏ để đảm bảo nguồn kinh phí cho việc chăm sóc cây sau khi đã giao trả đất cho chính quyền địa phƣơng.

Theo nhƣ nghiên cứu trong mục 3.4.6 thời gian để rễ cây trồng đạt độ sâu đảm bảo cho sự sống khoảng 3 năm.

Biện pháp kỹ thuật

Xây dựng hệ thống thủy lợi để tận dùng nguồn nƣớc mặt của sông Lũy: Theo báo cáo quy hoạch sử dụng nguồn nƣớc sông Lũy sau thủy điện Đại Ninh. Sau khi có thủy điện Đại Ninh, có thêm nguồn nƣớc dồi dào bổ sung cho sông Lũy khoảng 305 triệu m3/năm, lƣợng nƣớc này đang hàng ngày lãng phí chảy ra biển. Do đó có thể nghiên cứu, xây dựng bổ sung các hệ thống đập dâng, hồ chứa chứa, tổ hợp nhiều công trình liên kết chặt chẽ với nhau khai thác điều tiết nguồn nƣớc Sông Lũy cho các chƣơng trình khác nhau trong đó có dự án khai thác, tuyển. Tốt nhất thông qua việc lồng ghép với chƣơng trình, hệ thống cấp nƣớc cho nông nghiệp, dân dụng và dịch vụ, bằng các hệ thống đập dâng, hồ chứa có dung tích lớn (đã có đề xuất của Tỉnh xây dựng hồ Sông Lũy), sau đó xây dựng kênh hoặc ống dẫn nƣớc về khu vực khai thác [34]. Nhƣ vậy có thể tận dụng nguồn nƣớc mặt cho khai thác titan, thay vì sử dụng nƣớc ngầm và nƣớc biển. Nếu công tác xây dựng và sử dụng nguồn nƣớc diễn ra thuận lợi sẽ giải quyết đƣợc vấn đề xâm nhiễm mặn tại các khu vực khai thác titan.

Tham khảo mô hình sử dụng nƣớc ngầm bổ sung khai thác của công ty BHP- Australia

Công ty BHP duy trì mực nƣớc trong moong khai thác bằng mực nƣớc ngầm ở cồn cát xung quanh bằng cách bổ sung thêm nƣớc từ các lỗ khoan sâu 150-200 m (là các độ sâu không ảnh hƣởng tới gƣơng nƣớc ngầm) vào mùa hè và duy trì lƣợng mƣa rơi trên moong khai thác vào mùa đông. Công ty cũng thực hiện chƣơng trình quan trắc mực nƣớc ngầm để đảm bảo mực nƣớc ngầm không bị ảnh hƣởng của các hoạt động khai thác từ moong khai thác và hạn chế sụt lún khu vực xung quanh do các hoạt động khai thác. Số lƣợng lỗ khoan để quan trắc mực nƣớc ngầm sẽ tăng dần theo thời gian và trong những năm đầu khai thác các lỗ khoan sẽ đƣợc quan trắc hàng tuần. Sau đó quan trắc hai tuần/lần vào mùa đông và một quý/lần vào mùa hè

để thu thập số liệu chi tiết về sự thay đổi mực nƣớc ngầm. Bổ sung nƣớc ngầm tầng sâu cho nƣớc ngâm tầng nông là giải pháp giúp duy trì sự ổn định của giao diện giữa nƣớc ngọt và nƣớc mặn tránh sự xâm nhiễm của nƣớc mặn.

Kiểm soát chất thải:

- Kiểm soát bụi và tiếng ồn: Kiểm soát bụi phát sinh từ đất mặt, quặng đuôi

cát thải, các bãi quặng tinh và đƣờng giao thông vào mỏ. Tại khu vực khai thác, công tác phát quang và bóc lớp đất mặt đƣợc thực hiện vào mùa hè để đảm bảo cấu trúc đất không bị thay đổi. Kiểm soát bụi tại khu vực này bằng cách phun ẩm đƣờng giao thông và duy trì phun ẩm liên tục trong cả mùa hè. Ngăn ngừa quá trình xói mòn đất do gió (sinh bụi) ở khu vực khai thác bằng cách trồng cây xung quanh bờ moong khai thác. Công ty thiết kế các hàng rào nhằm ngăn tiếng ồn từ các khu vực bốc xúc chuyên chở nguyên liệu tới khu dân cƣ.

- Kiểm soát phóng xạ: Xây dựng các cơ sở tuyển tinh tập trung với công

nghệ và thiết bị đồng bộ, hợp lý, có đủ khả năng thu hồi các quặng tinh riêng rẽ đạt tiêu chuẩn thƣơng phẩm quốc tế, vừa giảm mức độ phóng xạ trong quặng;

Không tập trung quặng tại một điểm làm độ phóng xạ nơi này tăng cao; Xây dựng kho chứa quặng tinh có chứa các nguyên tố phóng xạ tách xa khu vực có ngƣời và gắn biển báo hiệu.

Quan trắc định kỳ hoạt độ phóng xạ trong nƣớc mặt, nƣớc ngầm và trong không khí ở khu vực kho chứa quặng, thiết bị nghiền-tuyển, bãi quặng thải, khu vực dân cƣ sinh sống liền kề.

- Kiểm soát nước thải, chất thải rắn: Xây dựng hồ chứa bùn thải; hồ chứa

bùn thải sử dụng để lắng và lƣu trữ nƣớc sử dụng tuần hoàn lại trong quá trình khai thác. Không thải trực tiếp bùn thải xuống biển để tránh gây tổn hại đến hệ sinh thái trong khu vực thềm lục địa ven biển. Các chất thải rắn này có thể phơi khô và sử dụng làm nền đƣờng giao thông v.v.

Xây dựng hệ thống kênh rãnh thoát nƣớc để thu thập toàn bộ dầu mỡ thải, bùn cặn v.v. vào ao chứa, xử lý trƣớc khi thải ra ngoài.

Tranh thủ nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế

Từ thực tế công tác bảo tồn và các hỗ trợ do các tổ chức quốc tế mang lại; có thể thấy đây là cơ hội tốt đối với hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam. Vì vậy, các đơn vị có liên quan tới hoạt động bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái nên lập kế hoạch cụ thể, lập chƣơng trình, dự án để xin các nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

Phục hồi môi trường

Với đặc điểm chung của các sa khoáng ven biển ở Việt Nam đều nằm ở các doi cát ven biển với phủ lớp cát dày từ 0-2 m; độ dày lớp quặng titan dao động từ 10 đến 100m. Do vậy áp dụng mô hình PHMT theo hình thức cuốn chiếu là phù hợp nhất. Đó là mô hình PHMT song song với quá trình khai thác, khai thác xong đến đâu PHMT đến đó, sử dụng quặng đuôi tuyển khoáng, lớp cát phủ (lớp bóc) và lớp đất mặt của lô khai thác sau để PHMT cho lô khai thác trƣớc (Hình 3.6).

Khu vực đang khai thác Khu vực đang HTPHMT

Khu vực đã HTPHMT

Vít đứng

Hình 3.6: Sơ đồ mô hình PHMT theo hình thức cuốn chiếu Nguồn: Viện Khoa học và Công nghệ mỏ Luyện Kim, 2009[31]

Khi dự án đi vào hoạt động thì khả năng phục hồi sinh thái khu vực sau khai thác về nhƣ hiện trạng ban đầu là khó thực hiện đƣợc hoặc nếu có thì cũng mất một thời gian rất dài. Biện pháp tốt nhất có thể áp dụng là trồng lại những loài cây tiên phong ngay sau khi khai thác xong một khu vực (PHMT theo hình thức cuốn chiếu) để tạo môi trƣờng thuận lợi cho các hệ sinh thái tự nhiên phát triển.

Trƣớc khi tiến hành PHMT cần xây dựng kế hoạch rõ ràng, dễ thực hiện. Do đặc điểm vị trí khu mỏ, tình trạng sử dụng đất trƣớc khi có các hoạt động khoáng sản và phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất lâu dài của địa phƣơng có thể xác định mục tiêu chính của công tác PHMT ở hầu hết các khu vực khai thác và chế biến sa khoáng ven biển nhằm:

 Cải tạo địa hình, địa mạo cho hài hoà với cảnh quan ban đầu và trồng cây tái phủ xanh khu vực, kết hợp vấn đề PHMT với việc đắp đê chắn gió biển giảm xói mòn và giảm khả năng vận chuyển cát sâu vào đất liền làm ảnh hƣởng đến khu vực sản xuất nông nghiệp, góp phần cải tạo cảnh quan và tạo không khí trong lành cho khu vực;

Trồng và chăm sóc cây

Lựa chọn cây: Qua thực tế khảo sát cho thấy phi lao và bạch đàn là các loại

cây có thể tồn tại và phát triển tốt ở các vùng cát nóng ven biển. Vì vậy có thể lựa chọn hai loại cây này để tạo lớp đệm tái phủ xanh các khu vực đã đƣợc cải tạo đất sau khi khai thác tạo điều kiện cho các giống cây tự nhiên trong lớp đất mặt có điều kiện thuận lợi để phát triển. Bên cạnh đó kết hợp với trồng muống biển để hạn chế cát bay và tăng độ phì cho đất.

Trồng cây

Trƣớc hết, phải xây dựng tƣờng rào chắn cát để trồng cây; có thể sử dụng cọc tre và phên tre đặt so le tạo thành hàng rào chống cát bay.

Việc trồng và chăm sóc cây tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi khu vực. Theo kinh nghiệm trồng cây của Công ty cổ phần Kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam,

khu vực quặng titan với thành phần thổ nhƣỡng là đất cát nghèo dinh dƣỡng cây cối chậm phát triển; vì vậy, để hỗ trợ cho sự phát triển ban đầu của cây sẽ tiến hành đào hố đổ đất màu sau đó mới tiến hành trồng cây.

Phi lao là cây sinh trƣởng nhanh về chiều cao, chịu hạn và điều kiện khắc nghiệt tốt thƣờng đƣợc sử dụng làm cây tiên phong trồng phía trƣớc biển. Keo lá tràm, xoan chịu hạn có khả năng chịu hạn tốt, tán rộng, đặc biệt rễ cây có nốt sần cố định đạm, góp phần cải thiện tính chất của đất trồng tiếp theo dải tiên phong. Muống biển, tù bi, cây bụi, mọc lan trên mặt đất, có tác dụng che phủ bề mặt, giữ ẩm, giảm nhiệt độ đất, cố định cát.

Lƣu trữ nguồn nƣớc ngọt sử dụng trong mùa khô. Học hỏi mô hình của nông dân xã Hồng Phong, Huyện Bắc Bình xây dựng các bể xi măng bằng cát tại chính vùng này để trữ nƣớc cho cây vào mùa khô nhƣ trình bày trong mục 3.4.6.

Kiểm soát khu vực đã trồng cây

Những khu vực đã phục hồi môi trƣờng cần phải đƣợc quan trắc và quản lý sau quá trình thực hiện. Bởi vì, phải mất nhiều năm các khu vực đã đƣợc phục hồi môi trƣờng mới ổn định. Theo thực tế tại Bình Thuận, với các loại cây keo, phi lao thì thời gian ổn định sự phát triển khoảng 3 năm; nhƣ vậy trong thời gian này cần thực hiện các giải pháp nhƣ sau:

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu tác động của khai thác titan tới các hệ sinh thái ven biển tỉnh bình thuận và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn và phục hồi (Trang 90)