Cồn cát ven biển chính là nơi sinh sống cho nhiều loại sinh vật, đặc trƣng nhất là các loài thực vật có khả năng chịu hạn, chịu mặn. Cồn cát ven bờ là nơi sinh sống của nhiều loài động vật nhỏ nhƣ bò sát, gậm nhấm, côn trùng, là vùng đệm an toàn giữa biển và đất liền và rất dễ bị tổn thƣơng do hoạt động của con ngƣời cũng nhƣ do thay đổi chế độ động lực biển và khí hậu. Các kết quả nghiên cứu đã phát hiện đƣợc 353 loài thực vật thuộc 246 chi, 105 họ. Trên các cồn cát phát hiện khoảng 5-7 loài cỏ, dứa dại, muống biển. Về động vật chỉ gặp thằn lằn bóng [13].
Thực vật ƣu thế/sinh vật chỉ thị cồn cát: các loại cỏ khô hạn và cây bụi chiếm 40% trở lên. Trên những đụn cát, bãi cát dọc bờ biển ngoài những khu vực trồng rừng phòng hộ và số ít diện tích trồng cây nông nghiệp còn có các cây đặc trƣng bao gồm: cây gai chống (Tribulus terrestris), xƣơng rồng bà (Opuntia dilleni),cốt
khí hoa tím (Tephrosia purpurea), đậu đao biển (Canavalia maritima), cây sâm đất
(Boerhaavia repens), cỏ chân thỏ (Fimbristylis miliacea), cỏ chôm chôm (Spinifex
littoreus), rau muống biển (Impomea pes-caprea),... [4].
Hệ sinh thái rạn san hô là nơi cƣ trú và sinh trƣởng cho nhiều loài cá biển nhƣ các loài cá bƣớm, cá thia, cá bƣớm đuôi gai, cá hồng v.v. Ƣớc tính có khoảng hơn 4000 loài cá sống tại các rạn san hô. Các rạn san hô còn là nhà của nhiều loài sinh vật khác trong đó có bọt biển, tôm, cua, sao biển, hải quỳ, rùa biển v.v. Nhiều loài động vật không xƣơng sống trú ngụ ngay tại nền đá san hô hoặc khoét vào trong bề mặt đá vôi, hoặc sống trong các hốc và khe có sẵn nhƣ sá sùng, giun nhiều
tơ v.v. Do đa dạng sinh học lớn của các rạn san hô, nhiều chính phủ trên thế giới thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ các rạn san hô trong vùng biển của mình.
Ở vùng thềm lục địa nƣớc ta, đặc biệt là từ vĩ tuyến 16 trở vào, san hô phát triển tạo thành những rạn lớn, chắn dọc ven biển tạo thành những rạn lớn, chắn dọc ven bờ và viền quanh các hải đào. Rạn san hô là môi trƣờng sống cho nhiều loài sinh vật, xét về mức đa dạng thì không thua kém gì rừng mƣa nhiệt đới. Vì vậy hệ sinh thái rạn san hô là vô cùng quan trọng và đƣợc quan tâm, nghiên cứu bởi các nhà khoa học. Nằm trong khu vực nghiên cứu, Vịnh Phan Thiết tỉnh Bình Thuận đƣợc biết đến với tính đa dạng cao; cũng tại khu vực này đã xác định đƣợc 119 loài, thuộc 96 giống, 54 hộ và 12 bộ cá [10].