Làm giảm năng lƣợng của gió, sóng biển và giảm thiểu tác động của biến đổ

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu tác động của khai thác titan tới các hệ sinh thái ven biển tỉnh bình thuận và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn và phục hồi (Trang 62)

- Cung cấp nƣớc.

- Cải thiện tính chất của đất. Chức năng hỗ trợ và các dịch

vụ liên quan.

- Môi trƣờng sống cho các loài sinh vật - Nơi ƣơm trứng và con non

- Khu bảo tồn Chức năng sản xuất và dịch vụ liên quan - Thực phẩm - Nguồn gen - Dƣợc liệu Chức năng cung cấp thông tin

và các dịch vụ liên quan

- Giá trị thẩm mỹ. -Du lịch, giải trí. - Văn hóa, nghệ thuật. - Giá trị lịch sử, tâm linh. - Khoa học, giáo dục.

Sau đây sẽ đi vào cụ thể các chức năng/dịch vụ hệ sinh thái nhƣ sau:

3.3.1. Làm giảm năng lƣợng của gió, sóng biển và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đổi khí hậu

Thảm cây bụi, rừng phòng hộ, rạn san hô và bản thân cồn cát; mỗi thành phần đều vô cùng quan trọng trong việc làm giảm năng lƣợng của gió, sóng biển và từ đó làm giảm thiệt hại đáng kể tới khu vực dân cƣ ven biển. Thành phần quan trọng là lá chắn ven bờ đó là rừng phòng hộ. Nghiên cứu trên đai rừng phòng hộ ven biển bao gồm cây phi lao hạt và các loài keo chịu hạn 3 tuổi cho thấy, tốc độ gió và độ cao cát bốc giảm đáng kể khi qua đai rừng cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.2: Tác dụng chắn gió và cố định cát của đai rừng 3 tuổi

Đai rừng Độ cao cát bốc (cm) Tốc độ gió (m/s)

Trước đai 10m

Giữa đai Sau đai

10m Phi lao hạt 16,5 5,5 2,2 1,6 A.tumida 12,6 5,5 1,9 1,5 A.torulosa 10,1 5,5 1,7 1,1 A.difficilis 9,6 5,5 1,2 1,2 Đất trống 36,7- 40,3

Nhƣ vậy có thể thấy, tốc độ gió trƣớc đai 10m đạt trung bình 5,5m/s, thì ở giữa đai tốc gió trung bình chỉ đạt 2,2m/s ở đai phi lao hạt, 1,9m/s ở đai A.tumida, 1,7m/s ở đai A.torulosa và 1,2m/s ở đai A.difficilis. Tƣơng ứng với các đai rừng này độ cao cát bốc cũng thay đổi từ 16,5cm ở đai phi lao hạt xuống 12,6cm ở đai A.tumida; 10,1cm ở đai A.torulosa; 9,6cm ở đai A.difficilis; trong khi đó ở khu vực đất trống cát bốc lên cao ở khoảng 36,7 đến 40,3cm. Qua kết quả nghiên cứu này của Đặng Văn Thuyết và Triệu Thái Hƣng (2005), nhận thấy đai rừng phòng hộ có khả năng làm giảm đáng kể tốc độ gió và khả năng cát bốc khi di chuyển qua đai rừng và khả năng này là khác nhau đối với các giống cây khác nhau [14].

Bên cạnh đó, các loại cây bụi trên cát cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc chống cát bay và tạo môi trƣờng cho các loài sinh vật khác phát triển. Thực tế đã chứng minh tác dụng của cây bụi trong việc chống cát bay, điển hình nhƣ tại khu vực Bình Định đã kết hợp trồng rau muống biển và cỏ để chống cát bay tại KCN Nhơn Hội. Rau muống biển phát triển vào mùa khô, sang mùa mƣa khi rau muống tàn cỏ xanh phát triển và thay thế chống cát bay. Tại các khu vực có rau muống biển phát triển thì khi trồng các loại cây khác sẽ phát triển tốt hơn [43].

Về cồn cát, thảm thực vật trên cồn cát đóng vai trò nhƣ bẫy cát góp phần vào sự phát triển hoặc bồi tụ của cồn cát. Kích thƣớc của cồn cát quyết định bởi khả năng của sóng, gió và sự phát triển của thảm thực vật trên đó. Cƣờng độ, hƣớng của sóng và gió liên tục thay đổi theo thời gian theo sự biến đổi của mùa; vì vậy, cồn cát ven biển luôn trong trạng thái động. Trong điều kiện thời tiết bình thƣờng, cồn cát

có xu thế phát triển tăng về kích thƣớc và tạo nên hình dạng nhƣ những con đê tự nhiên ven biển. Trong điều kiện năng lƣợng cao, chẳng hạn nhƣ các cơn bão từ biển Đông, các cồn cát ven biển bị tấn công bởi sóng dâng cao do bão khi đó các đê cát ven biển sẽ làm giảm năng lƣợng của sóng biển và gây giảm thiệt hại đáng kể đối với khu vực ven biển.

Hình 3.1: Sơ đồ sự tấn công của bão tới bãi biển và cồn cát

Nguồn: U.S Department of the Interior, 2012[59]

Việc tìm hiểu về tính ổn định và khả năng bảo vệ của cồn cát ven biển duới tác động của sóng, gió là vô cùng quan trọng tƣơng ứng với việc xác định khả năng bảo vệ của cồn cát đối với dân sinh hạ tầng phía sau. Nghiên cứ trƣớc đây đã chỉ ra

hai thông số quan trọng cần xác định đó là chiều cao và chiều rộng của cồn cát. Cao độ yêu cầu của cồn cát là cao độ đảm bảo không cho phép sóng theo tần xuất thiết kế tràn qua đỉnh cồn cát hay cao độ đỉnh cồn cát phải lớn hơn cao độ lớn nhất của sóng leo trên mái cồn cát phía biển. Chiều rộng yêu cầu của cồn cát là chiều rộng tối thiểu đảm bảo cồn cát ổn định và không bị ảnh hƣởng bởi tác động của xói lở. Theo kết quả tính toán của Nguyễn Ngọc Quỳnh (2012) cho thấy với mức sóng leo từ 1 đến 4m thì cao độ cồn cát yêu cầu dao động trong khoảng từ 3 đến 6m và chiều rộng cồn cát yêu cầu dao động từ 130m đến 240 m. Vì vậy, khi phát triển kinh tế cần chú ý tới khả năng đặc biệt này của cồn cát [45].

Bảng 3.3: Sóng leo, cao độ và chiều rộng yêu cầu của cồn cát

TT Vị trí, phạm vi cồn cát Mực nƣớc(cm) h sóng leo (m) Cao độ cồn cát Ztt (m) Chiều rộng cồn cát tính toán - Btt (m) 1 Bình Thuận, BìnhTrị 112 1.91 - 4.10 4.14 - 6.46 155 - 240 2 Bình Phú - BìnhChâu 103 1.38 - 1.55 3.61- 3.80 128 -133 3 Xã Tịnh Khê 110 1.75 4.01 146 4 Xã Đức Lợi 119 4.00 6.31 237 5 Từ Đức Chánh đến Phổ Quảng 107 1.78 - 2.91 4.02 - 5.32 143 - 199 6 PhổVinh- PhổKhánh 1007 1.33 -1.90 3.63 - 4.23 130 - 150 7 Phổ Thạnh 107 1.41 3.63 130 8 Tấn Lộc - Phổ Châu 108.5 1.45 3.69 129 9 Châu Me - Phổ Châu 108.5 1.61 3.84 138 10 Vĩnh Tuy - Phổ Châu 108.5 1.66 3.96 141

Nguồn: Nguyễn Ngọc Quỳnh, 2012[45]

Bên cạnh hai hệ sinh thái trên, hệ sinh thái rạn san hô cũng góp phần vào quá trình phá vỡ năng lƣợng sóng khi di chuyển vào đất liền.

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu tác động của khai thác titan tới các hệ sinh thái ven biển tỉnh bình thuận và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn và phục hồi (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)