nguyên và bảo tồn.
Theo quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011; khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan trọng của quốc gia phải đƣợc quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả. Trong phần mục tiêu của Quyết định này đã chỉ rõ khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến, tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đến năm 2020 chấm dứt các cơ sở chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp; chỉ xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị cao đối với khoáng sản có quy mô lớn. Đối với quặng titan - zircon: Thăm dò, khai thác quy mô lớn cung cấp nguyên liệu cho dự án chế biến sâu tập trung tại khu vực Lƣơng Sơn, tỉnh Bình Thuận. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy chế biến sâu quặng titan (rutil nhân tạo, pigment, titan xốp, titan kim loại) theo hƣớng sử dụng công nghệ tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trƣờng. Hình thành ngành công nghiệp khai khoáng titan - zircon tƣơng xứng với tiềm năng tài nguyên đã phát hiện. Quy hoạch vùng dự trữ khoáng sản quốc gia theo giai đoạn tại Bình Thuận để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên mặt đất. Sử dụng hợp
lý tài nguyên khoáng sản là khai thác với trữ lƣợng hợp lý theo quy hoạch đã tính đến nguồn tài nguyên dự trữ cho tƣơng lai; khai thác gắn với chế biến sâu; không xuất khẩu quặng thô và sử dụng công nghệ chế biến tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trƣờng.
Sử dụng công cụ SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc sử dụng hợp lý tài nguyên với bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái từ những tác động của khai thác titan; kết quả thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.6: Phân tích SWOT
SWOT Sử dụng hợp lý tài nguyên kết hợp với bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái ven biển.
. Yếu tố bên trong Những điểm mạnh M1: Duy trì các chức năng, dịch vụ của hệ sinh thái; tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. M2: Đảm bảo nguồn tài nguyên dự trữ cho tương lai.
M3: Phù hợp với chủ trương, chính sách Pháp luật.
Những điểm yếu
Y1: Tăng chi phí (chi phí phục hồi
môi trường bao gồm chi phí bảo vệ, trồng và chăm sóc cây …). Y2: Giảm nguồn thu cho ngân sách từ hoạt động khai thác titan.
Yếu tố bên ngoài
Cơ hội
C1: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp khai thác titan và cộng đồng.
C2: Giảm thiểu các tác động tới các thành phần môi trường.
C3: Tiếp cận công nghệ tiên tiến hiện đại, thân thiện với môi trường. C4: Tiếp cận các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế cho công tác bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái.
Những thách thức
T1: Hoạt động khai thác titan diễn ra mạnh mẽ trên diện rộng.
T2: Khí hậu khô hạn, khan hiếm nguồn nước ngọt - gây khó khăn cho công tác bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái.
T3: ô nhiễm môi trường, sa mạc hóa
T4: Biến đổi khí hậu với những hiện tượng thời tiết bất thường gây tổn hại tới các hệ sinh thái.
M1: Duy trì các chức năng, dịch vụ của hệ sinh thái, tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.
Khi các hệ sinh thái đƣợc bảo tồn, phục hồi đồng nghĩa với các chức, dịch vụ đi kèm với các hệ sinh thái đƣợc duy trì bao gồm:
o Làm giảm năng lƣợng của gió, sóng biển khi đi vào đất liền từ đó giúp chống cát bay và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu;
o Điều hòa nhiệt độ, độ ẩm không khí và đất;
o Cải thiện đặc tính lý, hóa của đất;
o Lƣu giữ và cung cấp nguồn nƣớc ngọt cho khu vực ven biển;
o Môi trƣờng sống cho các loài sinh vật;
o Cung cấp lƣơng thực, thực phẩm và các sản phẩm cần thiết khác;
o Cung cấp các giá trị thẩm mỹ, giải trí, du lịch, lịch sử…
Khu vực ven biển tình Bình Thuận là vùng có hệ sinh thái cồn cát độc đáo. Trải qua quá trình hình thành lâu dài, nơi đây tồn tại các cồn cát lƣợn sóng với độ cao lên đến hàng trăm mét trải dài dọc khu vực ven biển, các bàu nƣớc ngọt và thảm thực vật có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ và đem lại các giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa đảm bảo cho hoạt động sống của con ngƣời và sự phát triển của sinh vật. Do đó, khi sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn phục hồi các hệ sinh thái sẽ mang lại nhiều giá trị; dễ nhận thấy nhất là giá trị mang lại từ du lịch, canh tác nông nghiệp, duy trì nguồn nƣớc ngọt cho sự sống, bảo vệ nguồn lợi hải sản ven biển v.v. Mặc dù chƣa có con số chính xác về lƣợng giá tất cả các giá trị do các dịch vụ của hệ sinh thái mang lại; nhƣng có thể kể tham khảo các ví dụ về các trƣờng hợp đã tính toán nhƣ sau:
+ Theo Conservation International (2008), giá trị kinh tế của hệ sinh thái rạn san hô tại khu vực Đông Nam Á dao động từ 23.100 đến 270.000 USD/1ha. Còn theo Nguyễn Thị Minh Huyền (2010), tổng các giá trị sử dụng, phi sử dụng đã đƣợc lƣợng hóa đối với Rạn san hô Cù Lao Chàm là 190.600 USD/ha tƣơng ứng với 3,54 tỷ đồng/ha.
+ Theo cục thống kê Bình Thuận (2012); Doanh thu du lịch theo giá thực tế năm 2011 đạt 1.879.833 triệu đồng, trong đó doanh thu của các cơ sở lƣu trú đạt 1.797.711 triệu đồng và doanh thu của các cơ sở lữ hành đạt 82122 triệu đồng.
M2: Đảm bảo nguồn tài nguyên dự trữ cho tương lai.
Vùng quặng sa khoáng titan - zircon Bình Thuận là vùng quặng lớn nhất và có ý nghĩa nhất trong Quy hoạch thăm dò khai thác chế biến khoáng sản titan – zircon. Trữ lƣợng và tài nguyên dự báo quặng dự báo quặng titan khoảng 650 triệu tấn khoáng vật nặng (trong đó khoảng 78 triệu tấn zircon); trữ lƣợng và tài nguyên dự báo khu vực Bình Thuận khoảng 599 triệu tấn; chiếm 92% tổng trữ lƣợng và tài nguyên quặng titan Việt Nam [27]. Trong phạm vi vùng quặng có mặt cả sa khoáng trong tầng cát xám, cát trắng Holocen và đặc biệt trong tầng cát đỏ hệ tầng Phan Thiết.
Theo mục 3.2. với hiện trạng khai thác titan tại Bình Thuận diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua thì nguồn tài nguyên này sẽ cạn kiệt. Do đó, nếu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái sẽ đảm bảo nguồn dự trữ cho thế hệ tƣơng lai. Nguồn dự trữ này không chỉ là về tài nguyên khoáng sản mà còn là tài nguyên du lịch, tài nguyên sinh vật.
M3: Phù hợp với chủ trương, chính sách Pháp luật
Sử dụng hợp lý tài nguyên kết hợp với bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái ven biển là phù hợp với chủ trƣơng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc thể hiện trên các văn bản pháp luật:
+ Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ chính trị về định hƣớng Chiến lƣợc khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Khoáng sản là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nƣớc thống nhất quản lý, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc, phải đƣợc điều tra, thăm dò, đánh giá đúng trữ lƣợng và có chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch sử dụng hiệu quả, góp phần vào tăng trƣởng chung và bền vững của nền kinh tế.
+ Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 9 tháng 1 năm 2012 Về việc tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản: Không cấp phép thăm dò, khai thác mới đối với quặng titan sa khoáng. Đối với những mỏ đang khai thác, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Ủy ban nhân dân các địa phƣơng tổ chức kiểm tra, nếu không bảo đảm môi trƣờng thì thu hồi giấy phép, yêu cầu phục hồi môi trƣờng và đƣa vào quy hoạch dự trữ quốc gia. Xây dựng đề án tổ chức thăm dò, khai thác quy mô lớn, chế biến tập trung, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội để phát triển ngành công nghiệp titan. Cho phép xuất khẩu khối lƣợng tinh quặng ilmenit hiện đang tồn kho đến hết tháng 6 năm 2012. Từ 01 tháng 7 năm 2012, không xuất khẩu quặng titan chƣa qua chế biến sâu và việc xuất khẩu phải đƣợc chấp thuận của Thủ tƣớng Chính phủ.
+ Quyết định số 2427/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 22 tháng 12 năm 2011 – Quyết định phê duyệt chiến lƣợc khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ: khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan trọng của quốc gia phải đƣợc quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả.
+ Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 của Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam ngày 13/11/2008 – Luật đa dạng sinh học : quy định về bảo tồn và phát triển bền vƣ̃ng đa dạng sinh học ; quyền và nghĩa vu ̣ của tổ chƣ́c , hô ̣ gia đình , cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vƣ̃ng đa da ̣ng sinh ho ̣c.
+ Quyết định 18/2013/QĐ-TTg về cải tạo, phục hồi môi trƣờng và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trƣờng đối với hoạt động khai thác khoáng sản do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành: quy định chi tiết việc cải tạo, phục hồi môi trƣờng và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trƣờng đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Y1: Tăng chi phí
Việc bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái đòi hỏi phải có nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động bảo vệ, trồng và chăm sóc cây. Theo Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Bình Thuận (2010); với các loài cây trồng nhƣ keo lai, phi lao, xoan chịu hạn v.v thì suất đầu tƣ tƣơng ứng là 10 - 12 triệu đồng/ha giai đoạn 1999 – 2004, từ 16 – 18 triệu đồng/ha giai đoạn 2005 – 2009 [22]. Chi phí này mới là chi phí ban đầu tính cho việc trồng cây, chƣa tính đến chi phí chăm sóc cây và trồng lại các cây bị chết do khí hậu khắc nghiệt.
Y2: Giảm nguồn thu cho ngân sách từ hoạt động khai thác titan
Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, tăng thu cho ngân sách nhà nƣớc, tăng kim ngạch xuất khẩu v.v. Theo Cục thuế tỉnh, từ năm 2010 đến năm 2012 số thu NSNN về thuế tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh là 203 tỷ đồng, trong đó thu từ khai thác khoáng sản Titan là 97,3 tỷ đồng, chiếm 48% so với tổng số thuế tài nguyên toàn tỉnh [49].
Khi số lƣợng nhà máy chế biến titan tại Việt Nam còn hạn chế; trong khi chủ trƣơng của Chính phủ không xuất khẩu quặng thô, khai thác để cung cấp cho chế biến sâu; điều này đồng nghĩa với việc sản lƣợng khai thác sẽ bị thu hẹp kéo theo việc giảm nguồn thu cho NSNN.
C1: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp khai thác titan và cộng đồng.
Hoạt động khai thác titan diễn ra mạnh mẽ thiếu quy hoạch trong thời gian qua đã gây ra hàng loạt các tác động tiêu cực gây ảnh hƣởng đến đời sống của nguời dân và các hoạt động phát triển du lịch tại địa phƣơng. Các xung đột với cộng đồng địa phƣơng đã đƣợc ghi nhận bao gồm:
Tranh chấp giữa hoạt động khai thác titan và du lịch giữa Công ty TNHH Phú Hiệp (Bộ TNMT cấp phép) va Khu vực Long Sơn – Suối Nƣớc (Mũi Né – Phan Thiết) – khu vực đã đƣợc tình quy hoạch xây dựng khu độ thị du lịch kiểu mẫu;
Tranh chấp quyền lợi giữa Công ty TNHH South Fork với Công ty CP Đƣờng Lâm (khiếu nại Đƣờng Lâm khai thác cát đen trên diện tích đã giao cho South Fork, nhƣng không thực hiện đúng cam kết, làm mất cảnh quan môi trƣờng);
Bên cạnh các xung đột phát sinh do các dự án titan chồng lấn trong vùng du lịch; còn có các xung đột với cộng đồng địa phƣơng do sự suy giảm nguồn nƣớc ngọt, giảm sản lƣợng thủy sản nhƣ trình bày trong phần “suy giảm đa dạng sinh học” trong mục 3.5.
Do đó, khi sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái sẽ duy trì các chức năng, dịch vụ của các hệ sinh thái từ đó và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các doanh nghiệp khai thác titan và cộng đồng.
C2: Giảm thiểu các tác động tới các thành phần môi trường.
Khi giảm sản lƣợng khai thác titan sẽ giảm thiểu các tác động tới các thành phần môi trƣờng do khai thác titan gây ra bao gồm:
Tác động tới môi trường nước
Quá trình khai thác và tuyển titan sa khoáng sử dụng một khối lƣợng lớn nƣớc. Nguồn nƣớc cấp cho sản xuất chủ yếu sử dụng nguồn nƣớc ngọt khai thác tại chỗ trong tầng nƣớc ngầm trong các cồn cát, làm hạ thấp mực nƣớc ngầm trong cồn cát làm nhiễm mặn tầng chứa nƣớc ngọt trong các cồn cát ven biển [32].
Nƣớc thải sau quá trình tuyển có khối lƣợng lớn, hàm lƣợng chất rắn lơ lửng cao. Nƣớc thải này phần lớn đƣợc thải trực tiếp cùng với quặng đuôi ra các khu vực vừa khai thác xong, thậm chí thải vào biển đối với các cơ sở nằm sát biển gây biến đổi thành phần môi trƣờng tiếp nhận.
Tác động tới môi trường không khí
Quá trình khai thác và chế biến sa khoáng titan có tác động đáng kể tới chất lƣợng môi trƣờng không khí xung quanh khu vực khai thác - chế biến. Kết quả điều tra cho thấy nồng độ khí thải độc hại NOx, SOx và CO, bụi, độ ồn và độ phóng xạ
đều vƣợt tiêu chuẩn cho phép ở nhiều khu vực, có thể gây hại tới sức khỏe công nhân và ngƣời dân sống xung quanh khu vực [32].
Độ phóng xạ: Số liệu điều tra cho thấy một số vị trí nhƣ kho lƣu giữ quặng
đuôi, kho chứa quặng monazite, ilmenite hoặc khu vực máy nghiền quặng, có liều xuất phóng xạ tƣơng đối cao. Kết quả đo đạc tổng liều tƣơng đƣơng bức xạ xung quanh khu vực mỏ titan 2 mSv/năm < H < 6 mSv/năm bao quanh thân quặng có dạng kéo dài theo hƣớng ĐB-TN với bề rộng 200-500 m, chiều dài 6 km [6].
C3: Tiếp cận công nghệ tiên tiến hiện đại, thân thiện với môi trường.
Theo chủ trƣơng, chính sách pháp luật; tài nguyên khoáng sản cần đƣợc khai thác sử dụng hợp lý. Đến năm 2020, chấm dứt các cơ sở chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu. Khai thác phải đồng hành cùng với chế biến sâu. Do đó, đây là cơ hội để các doanh nghiệp học hỏi và tiếp cận với các công nghệ chế biến sâu tiên tiến, hiện đại và thân thiện với môi trƣờng.
C4: Tiếp cận các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế cho công tác bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái.
Nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế là một nguồn hỗ trợ đặc biệt quan trọng cho các tổ chức xã hội thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học. Trong thời gian qua, Việt Nam nhận đƣợc nhiều hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế nhƣ: IUCN (Hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên), FFI (Tổ chức Bảo tồn Động - Thực vật quốc tế), Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) v.v. Hỗ trợ của IUCN bắt đầu từ đầu thập kỷ 80, khi đó IUCN bắt đầu hỗ trợ kỹ thuật cho Chính phủ Việt Nam trong việc chuẩn bị Chiến lƣợc Bảo tồn Quốc gia trong hai năm 1984-1985, và trong việc xây dựng Kế hoạch Quốc gia Môi trƣờng và Phát triển bền vững lần thứ nhất cho giai đoạn 1991-2000. Văn phòng đại diện của IUCN ở Việt Nam đƣợc thành lập năm 1993 sau khi Việt Nam trở thành thành viên của IUCN. Gần đây,