Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu tác động của khai thác titan tới các hệ sinh thái ven biển tỉnh bình thuận và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn và phục hồi (Trang 37)

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý

Bình Thuận là tỉnh thuộc vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, ở vị trí địa lý từ 10033’42’’ đến 11033’18’’ vĩ độ Bắc và từ 107023’41’’ đến 108052’42’’ độ kinh Đông, thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực chịu ảnh hƣởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc của tỉnh giáp tỉnh Lâm Đồng và

Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với đƣờng bờ biển dài 192 km.

Đặc điểm địa hình

Nhìn chung, địa hình địa thế của tỉnh Bình Thuận khá đa dạng. Dựa vào độ cao và mức độ chia cắt, có thể chia địa hình tỉnh Bình Thuận theo các tiểu vùng sau [22]:

a. Vùng núi cao, trung bình: Độ cao trên 500 m, phân bố ở phía Bắc, Tây Bắc và rải rác ở một số vùng thuộc Hàm Tân, chiếm 31,5% diện tích toàn tỉnh.

b. Vùng gò đồi, núi thấp: Vùng này nằm ở độ cao từ 50 đến 500 m, chiếm 40,7% diện tích toàn tỉnh.

c. Vùng đồi cát ven biển: Phân bố dọc theo bờ biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân, chiếm 18,2% diện tích toàn tỉnh (tập trung ở Bắc Bình, Hàm Thuận Nam). Địa hình đồi lƣợn sóng độ cao 100 – 200 m, độ dốc chủ yếu dƣới 30. Đất ở vùng này là các loại đất cát nghèo dinh dƣỡng, không có nguồn nƣớc tƣới, không thích hợp với sản xuất nông nghiệp.

d. Vùng đồng bằng: Nằm ở độ cao bình quân từ 5 đến 40 m, phân bố ở một số huyện, chiếm 9,4% diện tích tự nhiên, trong đó có 3 vùng lớn: - Vùng Phan Rí – Phan Thiết khoảng 24.000 ha, Vùng Hàm Thuận Bắc khoảng 26.000 ha, Vùng thung lũng sông La Ngà khoảng 25.000 ha (Đức Linh và Tánh Linh).

Khí hậu

Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nƣớc với 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ cao đều, trung bình trong năm là 26 - 270C; độ ẩm trung bình 75 - 85%; lƣợng mƣa

trung bình 800 - 2000 mm/năm, phân hóa theo mùa và khu vực theo hƣớng tăng dần về phía Nam [51].

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Với diện tích 785.462 ha, Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau: đất cát, cồn cát ven biển và đất mặn phân bố dọc theo bờ biển từ Nam Tuy Phong đến Hàm Tân, diện tích là 146,5 nghìn ha (18,3% diện tích đất toàn tỉnh); đất phù sa với diện tích 75.400 ha (9,43% đất toàn tỉnh) phân bố ở vùng đồng bằng ven biển và vùng thung lũng sông La Ngà; đất xám có diện tích là 151.000 ha (19,22% diện tích đất toàn tỉnh), phân bố hầu hết trên địa bàn các huyện. Diện tích còn lại chủ yếu là đồi núi, đất đỏ vàng, đất nâu vùng bán khô hạn [47]…

Tài nguyên rừng

Tính đến năm 2010 tổng diện tích rừng đặc dụng là 32.485ha chiếm 8,8% tổng diện tích đất lâm nghiệp; rừng phòng hộ là 151.117 ha chiếm 40,8% diện tích đất lâm nghiệp và rừng sản xuất là 186.410 ha chiếm 50,4% diện tích đất lâm nghiệp [23].

Tài nguyên sinh vật

Hệ động, thực vật ở Bình Thuận khá đa dạng. Thực vật có 600 loài thuộc 125 họ của 59 bộ, trong đó : Ngành hạt kín lớp 2 lá mầm có 45 bộ, 61 họ và 460 loài, lớp 1 lá mầm có 5 bộ, 25 họ và 116 loài; ngành hạt trần có 3 họ và 5 loài, ngành quyết có 14 họ và 19 loài. Động vật dƣới rừng có 60 loài thú, 30 loài bò sát, trên 100 loài chim và hàng chục giống vật nuôi giống địa phƣơng, giống lai tạo, giống nhập nội … những giống và loài thực, động vật trên là nguồn gen rất quý đang đƣợc bảo vệ, lƣu giữ làm vật liệu cho công tác lai tạo, chọn lọc giống mới [23].

Bình Thuận có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại: vàng, wolfram, chì, kẽm, nƣớc khoáng và các phi khoáng khác. Trong đó, nƣớc khoáng, sét, đá xây dựng và ilmenit có giá trị thƣơng mại và công nghiệp. Sa khoáng tập trung ở các khu vực ven biển. Khoáng sản vật liệu xây dựng phân bổ ở Vĩnh Hảo và Phƣớc Thế, đá vôi san hô (Tuy Phong), sét gạch ngói phân bố ở nhiều nơi; đá xây dựng và trang trí ở Tà Kóu trữ lƣợng 45 triệu m3, núi nhọn (Hàm Tân) trữ lƣợng cấp P là 30 triệu m3. Nƣớc khoáng phân bố ở Vĩnh Hảo, Văn Lâm [47] v.v.

Tài nguyên biển

Bình Thuận có bờ biển dài 192 Km và 4 cửa biển lớn, diện tích vùng lãnh hải 52.000 Km2, là một trong những ngƣ trƣờng giàu nguồn lợi về các loại hải sản. Tổng trữ lƣợng khoảng 230.000 - 260.000 tấn, khả năng khai thác 100 - 200 nghìn tấn/năm... Các vùng đất ven biển còn có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản, làm muối và khai thác phát triển du lịch. Nhiều bãi biển thoải, cát trắng mịn, phong cảnh đẹp có thể khai thác để phát triển du lịch nhƣ Vĩnh Hảo, Bình Thạnh (Tuy Phong), Đồi Dƣơng, Hàm Tiến, Phú Hải, Mũi Né v.v.

Tài nguyên nƣớc Tài nguyên nƣớc mặt

Toàn tỉnh Bình Thuận có 276 công trình cấp nƣớc, bao gồm: Hồ chứa nƣớc (16 hồ), Đập dâng (112 đập); Trạm bơm (20 trạm); Bàu chứa nhỏ (46 bầu chứa); Kênh, cống (73 cái); Kênh nối mạng (09 tuyến). Tổng dung tích hồ chứa 200,7 triệu m3. Tổng dung tích các ao bầu nhỏ: 20,0 triệu m3. Số lƣợng công trình khá nhiều nhƣng chỉ có 3 hồ có dung tích chứa tƣơng đối lớn (hồ Sông Quao 73 triệu m3, hồ Cà Giây 37 triệu m3 và hồ Lòng Sông 36,8 triệu m3), còn lại hầu hết là công trình nhỏ khả năng trữ nƣớc để cung cấp cho mùa khô rất hạn chế.

Hệ thống sông suối, có 7 lƣu vực sông chính và các sông suối nhỏ với tổng lƣợng dòng chảy bình quân hàng năm khoảng 5,63 tỷ m3, trong đó lƣợng dòng chảy bên ngoài đƣa đến 1,255 tỷ m3, mƣa trong tỉnh sinh ra 4 tỷ m3. Lƣợng chảy các lƣu

vực sông La Ngà 54,87%; Sông Dinh 14,05%; Sông Lũy 11,03%; Sông Cà Ty 6,19%; Sông Phan 6,0%; Sông Cái Phan Thiết 5,4%; Sông Lòng Sông 2,01%.Mùa mƣa lƣợng nƣớc chiếm đến (70÷80)% lƣợng dòng chảy trong năm, mùa khô lƣợng nƣớc còn lại rất ít [33]

Bảng 2.1: Một số thông số thuỷ văn các sông tỉnh Bình Thuận

Sông, suối Chiều dài (km)

Diện tích lƣu vực (Skm2)

Lƣu lƣợng nƣớc TB (m3/s)

Mùa khô Mùa mưa

Sông La Ngà 272 4100 5,2 149

Sông Dinh 67 812 1,2 9,6

Sông Phan 53 465 <1 8,2

Mƣơng Mán - Cà Ty 77 775 38,8

Sông Cái (Phan Thiết) 75 800 0,025 2

Suối ven biển Mũi Né 380 0,02

Sông Lũy 85 1973 1,5 38,9

Sông Lòng Sông 53 520 0,019 26,75

Nguồn: Bùi Hữu Việt và nnk, 2006[17]

Tài nguyên nƣớc ngầm

Theo kết quả đề án điều tra Quy hoạch nƣớc dƣới đất vùng ven biển Bình Thuận 2008, tầng chứa nƣớc trong trầm tích Holocen, nghèo nƣớc lại có chiều dày mỏng dễ bị nhiễm mặn, nhiễm bẩn nên không có ý nghĩa trong cung cấp nƣớc sinh hoạt, một số nơi cửa sông ven biển cung cấp nƣớc tốt cho nuôi trồng thủy sản. Tầng chứa nƣớc Pleistocen dải đồng bằng Hàm Tân - Phan Thiết có chiều dày mỏng, khả năng tàng trữ nƣớc không lớn chỉ đáp ứng cung cấp một phần nhỏ trong sinh hoạt gia đình. Tầng chứa nƣớc Pleistocen phần dải đồi cát đỏ có mức độ chứa nƣớc trung bình. Tóm lại tầng chứa nƣớc Pleistocen có diện phân bố khá lớn và phần lớn có mức độ chứa nƣớc trung bình, nên tầng chứa nƣớc này là đối tƣợng cấp

nƣớc chính trong vùng. Các tầng còn lại có diện phân bố không lớn, khả năng trữ nƣớc kém và không có khả năng cung cấp nƣớc tập trung với quy mô lớn [20].

Bảng 2.2: Trữ lượng nước dưới đất tỉnh Bình Thuận

Các lƣu vực Các tầng chứa nƣớc lỗ hổng Trữ lƣợng tĩnh (x109 m3) Trữ lƣợng động (m3/ng) Vt  Qt F MO Qđ Sông La Ngà 6,8 0,20 1,36 450 3,97 154.354 Sông Dinh 3,0 0,15 0,45 390 1,18 30.761 Sông Phan 3,45 0,15 0,52 230 2,33 46.302 Sông Mƣơng Mán 7,5 0,15 1,13 300 0,54 13.997

Sông Phan Thiết 11,4 0,20 2,28 380 0,57 18.714

Ven biển Mũi Né 7,5 0,17 1,28 300 1,54 39.917

Sông Luỹ 4,5 0,20 0,90 300 8,10 209.952 Sông Lòng Sông 1,95 0,15 0,29 130 1,42 15.949 Tổng 8,20 538.946 Các tầng chứa nƣớc khe nứt Trữ lƣợng tĩnh (x109 m3) Trữ lƣợng động (m3/ng) Vt  Qt F MO Qđ Sông La Ngà 20,0 0,020 0,400 400 5,20 179.712 Sông Dinh 3,0 0,015 0,045 50 2,01 8.683 Sông Phan 12,1 0,015 0,182 202 0,60 10.472 Sông Mƣơng Mán 15,0 0,020 0,300 250 0,97 20.952

Sông Phan Thiết 9,0 0,015 0,135 150 0,97 12.571

Ven biển Mũi Né

Sông Luỹ 15,0 0,020 0,300 250 5,26 113.616

Sông Lòng Sông

Tổng 1,36 346.006

Nguồn: Bùi Hữu Việt và nnk, 2006[17]

Ghi chú: Vt - Thể tích tầng chứa nước (km3); - Hệ số nhả nước; Qt - Trữ lượng

tĩnh; F - Diện tích các tầng chứa nước (km2

); MO - Mođul dòng ngầm (l/s/km2); Qđ - Trữ

lượng động (m3/ng).

Tổng trữ lượng tĩnh = 9.560.000.000 m3; Tổng trữ lượng động = 884.952 m3

/ng.

Tài nguyên du lịch

Bờ biển Bình Thuận có nhiều cù lao nhƣ: cù lao Câu, hòn Rơm, hòn Bà và ngoài biển khơi có cù Lao Thu (đảo Phú Quý) cùng với những đảo nhỏ xung quanh. Trên bờ có suối Tiên (suối Vĩnh Hảo), đá Ông Địa, các bãi tắm tuyệt vời nhƣ Rạng, Thƣơng Chánh, Đồi Dƣơng, Bãi sau Mũi Né v.v. rất thuận lợi cho việc tắm biển,

thả diều, lƣớt ván. Không chỉ khai thác tiềm năng từ biển, du lịch Bình Thuận còn phát triển mạnh ra các đảo. Hiện nay, nổi bật nhất là những tuyến du lịch thƣờng xuyên ra đảo Phú Quý. Bình Thuận đang tiến hành khai thác và phát triển thế mạnh du lịch biển đảo của huyện đảo Phú Quý. Ngoài thảm thực vật và rạn san hô đa dạng, hiện Phú Quý có nhiều bãi tắm hoang sơ thu hút du khách nhƣ vịnh Triều Dƣơng, bãi doi Dừa, bãi nhỏ Gành Hang, bãi dọc doi Mộ Thầy Nại.

2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

GDP

Kể từ khi tái lập tỉnh (năm 1992) đến nay, Bình Thuận luôn đạt tốc độ tăng trƣởng khá, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) bình quân hàng năm tăng 12,3%; trong đó, GDP nhóm ngành: nông - lâm - thủy sản tăng 7,3%; công nghiệp - xây dựng tăng 19,1%; dịch vụ tăng 14,3%. GDP bình quân đầu ngƣời đến năm 2011 đạt 26,8 triệu đồng (tƣơng đƣơng 1.288 USD, tăng gấp 10 lần so với năm 1991).

Năm 2012, nền kinh tế tiếp tục tăng trƣởng, tổng sản phẩm nội tỉnh GDP tăng khoảng 9,51%; trong đó lĩnh vực nông - lâm - thủy sản tăng 4,92%; công nghiệp - xây dựng tăng 10,2%; dịch vụ tăng 11,92%. Cơ cấu kinh tế trong từng ngành và từng lĩnh vực tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực [48].

Bảng 2.3: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế

Năm Tổng số

Chia ra Nông, lâm nghiệp

và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Triệu đồng 2005 8.106.724 2.460.392 2.654.840 2.991.492 2006 10.175.672 2.803.212 3.433.237 3.939.223 2007 12.866.989 3.294.379 4.334.312 5.238.298 2008 16.720.710 4.080.053 5.719.067 6.921.590

2009 19.704.324 4.509.544 6.660.260 8.534.520

2010 24.250.786 5.141.560 8.237.625 10.871.601

2011 31.426.444 6.339.125 10.712.042 14.375.277

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận, 2012[19]

Công nghiệp:

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2011 đạt 5.595.868 triệu đồng (giá cố định năm 1994). Trong đó, khu vực kinh tế nhà nƣớc đạt 1.590.132 triệu đồng tăng so với cùng kỳ năm trƣớc, kinh tế ngoài nhà nƣớc đạt 3.848.992 giảm so với cùng kỳ năm trƣớc.

Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2013 theo giá cố định năm 1994 đạt 4.076 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trƣớc [36].

Bảng 2.4: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định 1994 phân theo thành phần kinh tế

Thành phần

kinh tế Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Triệu đồng Tổng số 2.908.986 3.361.113 4.089.299 4.556.866 5.202.149 5.595.868 Kinh tế Nhà nƣớc 1.000.916 982.257 1.290.695 1.547.381 1.621.042 1.590.132 Trung ƣơng 888.791 866.401 1.174.123 1.425.087 1.547.122 1.513.611 Địa phƣơng 112.125 115.856 116.572 122.294 73.920 76.522 Kinh tế ngoài Nhà nƣớc 1.871.515 2.332.036 2.719.344 2.919.983 3.458.171 3.848.992 Tập thể 3.536 3.840 4.503 5.120 4.127 4.288 Tƣ nhân 1.411.801 1.807.874 2.114.857 2.233.995 2.783.093 3.109.006 Cá thể 456.178 520.322 599.984 680.868 670.951 735.698 Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 36.555 46.820 79.260 89.502 122.936 156.744

Nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2011 đạt 2.759.806 triệu đồng (giá cố định năm 1994). Trong đó, trồng trọt đạt 2.376.258 triệu đồng, chăn nuôi đạt 256.125 triệu đồng và dịch vụ đạt 127.422. Trong giai đoạn 2005 đến 2011, nông nghiệp tỉnh Bình Thuận liên tục phát triển, đặc biệt là dịch vụ liên tục tăng từ 2005 đến 2011.

9 tháng đầu năm 2013, diện tích sản xuất cây hàng năm đạt 89.820 ha đạt 73,9% kế hoạch năm và tăng 1,96% so cùng kỳ. Sản lƣợng lƣơng thực 9 tháng ƣớc đạt 520.508 tấn đạt 76,55% kế hoạch năm và tăng 1,35% so cùng kỳ [37].

Bảng 2.5: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá cố định 1994 phân theo ngành kinh tế

Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Chia ra Dịch vụ

Triệu đồng Năm 2005 2.015.369 1.626.187 307.107 82.075 Năm 2006 2.007.199 1.594.137 330.516 82.546 Năm 2007 2.222.686 1.837.301 302.674 82.711 Năm 2008 2.367.801 1.968.002 316.823 82.976 Năm 2009 2.460.381 2.009.436 327.252 123.693 Năm 2010 2.581.675 2.148.472 308.972 124.231

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận, 2012[19]

Du lịch

Tốc độ tăng trƣởng của ngành du lịch Bình Thuận khá cao và ổn định. Lƣợng khách đến tham quan nghỉ dƣỡng trong giai đoạn 2006 - 2011 tăng liên tục; năm 2011 là 2.802.000 lƣợt khách; trong đó khách quốc tế là 300 nghìn lƣợt khách, khách trong nƣớc là 2.502 lƣợt khách. Doanh thu du lịch theo giá thực tế đạt 1.879.833 triệu đồng, trong đó doanh thu của các cơ sở lƣu trú đạt 1.797.711 triệu đồng và doanh thu của các cơ sở lữ hành đạt 82122 triệu đồng.

Doanh thu du lịch dự tính trong tháng 9/2013 đạt 401,5 tỷ đồng tăng 14,5% so với tháng trƣớc, và tăng 32,9% so với cùng kỳ năm trƣớc. Tính trong 9 tháng năm 2013 đạt 3.545 tỷ đồng tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trƣớc [39].

Bảng 2.6: Tổng lượng khách du lịch đến Bình Thuận (Giai đoạn 2006 - 2011)

Năm Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng lƣợng khách

đến Nghìn lƣợt 1.552 1.802 2.001 2.200 2.500 2.802

Khách trong nước Nghìn lƣợt 1.402 1.624 1.806 1.978 2.250 2.502

Khách quốc tế Nghìn lƣợt 150 178 195 222 250 300

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận, 2012[19]

Bảng 2.7: Doanh thu du lịch theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế

Thành phần kinh tế

2006 2007 2008 2009 2010 2011 Triệu đồng

Doanh thu của các cơ sở

lƣu trú 541.999 722.714 907.277 1.111.244 1.350.673 1.797.711 Nhà nƣớc 115.075 126.049 118.999 119.000 137.692 183.761 Ngoài nhà nƣớc 334.345 467.164 636.152 821.291 1.016.385 1.436.962 Tập thể 4.118 3.330 2.599 2.730 3.220 3.850 Tƣ nhân 291.828 416.722 564.406 738.549 923.186 1.316.955 Cá thể 38.399 47.112 69.147 80.012 89.979 116.157 Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 92.579 129.501 152.126 170.953 196.596 176.988 Doanh thu của các cơ sở lữ

hành 18.959 27.728 28.273 60.241 72.289 82.122 Nhà nƣớc 1.652 2.765 3.295 5.256 5.992 6.542 Ngoài nhà nƣớc 17.307 24.963 22.568 43.964 52.780 60.793 Tập thể Tƣ nhân 17.307 24.963 22.568 43.964 52.780 60.793 Cá thể Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài - FDI 2.410 11.021 13.517 14.787

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận, 2012[19]

Hàng hóa và dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng liên tục trong giai đoạn 2006 - 2010 và đạt 19.593 tỷ đồng vào năm 2011 tăng hơn 3000 tỷ đồng so với năm 2010. Trong đó, doanh thu nhà nƣớc đạt 522 tỷ đồng và ngoài nhà nƣớc đạt 7.677 tỷ đồng.

Bảng 2.8: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành hoạt động

Thành phần kinh tế 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tỷ đồng

Tổng số 8.302 9.825 12.028 14.007 16.484 19.593

Phân theo thành phần kinh tế

Nhà nƣớc 522 508 668 691 935 1.023

Ngoài Nhà nƣớc 7.677 9.170 11.188 13.111 15.347 18.304

Tập thể 15 15 19 23 9 16

Tƣ nhân 2.215 3.498 4.466 5.298 6.520 7.638

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu tác động của khai thác titan tới các hệ sinh thái ven biển tỉnh bình thuận và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn và phục hồi (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)