Hôn mê: là giai đoạn cuối cùng và nặng nề nhất do quá trình nhiễm độc nặng.

Một phần của tài liệu SINH LÝ BỆNH CÁC CƠ QUAN HỆ THỐNG (Trang 47 - 50)

Các chất độc từ đường ruột vào như indol, scatol, phenol, các axit cố định: axit ước, axit xước, axit oxalic, các gốc sulfat không được đào thải gây nhiễm độc chung cho cơ thể.

7. SINH LÝ BỆNH TUYẾN NỘI TIẾT 7.1. Đại cương 7.1. Đại cương

Hệ thống nội tiết là một hệ thống các tuyến nội tiết, tiết ra các chất có hoạt tính 168

sinh lý để điều khiển các hoạt động sống trong cơ thể gọi là hormon.

Hormon đổ trực tiếp vào máu hoặc gián tiếp qua lâm ba vào máu. Tác dụng của hormon gồm nhiều mặt bao gồm:

(1) Tác động vào quá trình trao đổi chất.

(2) Tác động vào quá trình sinh trưởng, phát triển và quá trình hình thành các cơ quan tổ chức biệt hóa trong cơ thể và biến đổi về hình thái.

(3) Tác động vào động lực khởi động: các hormon giãn mạch, co mạch, tim đập nhanh, hô hấp nhanh.

(4) Điều khiển các chức năng của toàn bộ cơ thể hoặc chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Động vật cấp thấp hormon có tác dụng điều hoà hoạt động và các quyết định đối với sự điều hoà hoạt động sinh lý của các bộ phận trong cơ thể.

Động vật bậc cao: Các hom lon tác động cộng với hệ thần kinh để điều hoà toàn bộ hoạt động của cơ thể là sự điều hoà của thần kinh và thể dịch.

Tác dụng của nội tiết nói chung thông qua hệ thần kinh thực vật và vỏ não, còn vỏ não thông qua trung tâm dưới vỏ để điều hoà nội tiết.

Tác dụng của hormon đối với các mô và cơ quan phụ thuộc vào bản chất hóa học của hormon và đặc tính của mô. Do trạng thái và chức năng của các cơ thể khác nhau thì tác dụng của cùng loại hormon cũng có thể khác nhau. Nội tiết mà rối loạn có thể có những yếu tố bên ngoài và những yếu tố bên trong. Ví dụ: tuyến thượng thận, tuyến sinh dục bị lao hay bị tổn thương (do bị thương, do chèn ép) hoặc bị ngộ độc, u ác tính... dẫn đến mất chức năng.

Hoạt động của nội tiết còn ảnh hưởng bởi phương thức chăn nuôi ví dụ: về mùa hè cừu thả rông không được bổ sung thức ăn thì tỷ lệ động dục giảm, ngược lại bổ sung thức ăn tốt thì tỉ lệ động dục cao.

Trong trường hợp riêng biệt nội tiết cũng có ảnh hưởng đến sự di truyền về giống và sản lượng sản phẩm.

7.2. Điều hoà nội tiết

Đậm độ của hormon trong nội môi tương đối hằng định do sự cân bằng giữa bài tiết hormon và phân huỷ hormon. Đậm độ của hormon quyết định hoạt động của tuyến nội tiết, ví dụ: kích dục tố từ tuyến yên đổ vào máu sẽ quyết định hoạt động của tuyến sinh dục. Mặt khác trạng thái lý hóa của dịch thể nội môi cũng tác động lên tuyến nội tiết như: glucoza huyết với tuyến tuỵ, can xi huyết đối với tuyến cận giáp trạng. Khi có rối loạn sẽ làm mất sự cân bằng giữa sinh và huỷ hormon sinh ra các rối loạn nội tiết. Ngoài ra thần kinh có ảnh hưởng trực tiếp lên nội tiết: thán kinh số X lên tuyến tuỵ, thần kinh giao cảm với lõi thượng thận, đặc biệt là vùng hạ khâu não tác động lên 169

vùng thần kinh của tuyến yên từ đó tác động lên thuỳ trước và sau của tuyến yên.

7.3. Rối loạn cân bằng nội tiết

Rối loạn chức năng nội tiết biểu hiện dưới ba dạng bệnh lý:

- Ưu năng: lượng hormon ở dạng hoạt động có nồng độ vượt giới hạn nhu cầu sinh lý Nhiều trường hợp tổng lượng hormon trong máu rất thấp mà vẫn biểu hiện ưu năng, do đa số ở dạng hoạt động.

- Nhược năng (suy): giảm hoặc không có hormon ở dạng hoạt động. Nhiều trường hợp nồng độ hormon rất cao trong máu nhưng vẫn biểu hiện lâm sàng bằng các triệu chứng nhược năng, đó là do hormon tồn tại ở dạng kết hợp (bị bất hoạt).

- Rối loạn chức năng: do sai sót enzym tham gia sản xuất hom lon. Chẳng hạn, trong hội chứng sinh dục-thượng thận bẩm sinh, do rối loạn enzym nên có giảm sản xuất cortisol nhưng lại tăng sản xuất androgen.

Hoạt tính của hormon trong máu có ý nghĩa lớn tới cơ chế bệnh sinh của bệnh nội tiết Sự thay đổi hoạt tính của hormon theo những con đường sau:

(1) Rối loạn quan hệ giữa hormon và thoát của huyết tương (corticosteron,

tyroxin, insulin) gắn với thoát toàn bộ hay từng phần làm giảm hoạt tính của hoơnon. (2) Rối loạn ức chế hom lon trong các mô mà chủ yếu trong gan (gan bị xơ, gan bị viêm).

(3) Trong cơ thể tạo ra kháng thể là những thoát, polypeptit lành phong bế hom

lon, ví dụ: Bệnh tiểu đường do kháng thể phong bế insulin hoặc do men insulinaza phá huỷ insulin.

(4) Rối loạn sự kết hợp hormon với các cơ quan cảm thụ trong tế bào hoặc các tiểu phần cảm thụ tương ứng với các men. Tức là các yếu tố làm biến đổi hoạt lực của men, ví dụ: Oestrogen, tyroxin với men glutamat-dehydro-genaza.

7.3.1. Ưu năng tuyên nội tiết

Đó là những biểu hiện sự hoạt động tăng cường của tuyến nội tiết.

7.3.1.1. Nguyên nhân

- Tuyến bị phì đại về nhu mô, phát triển nhu mô làm tăng tiết hormon.

- Bị kích thích từ bên ngoài quá nhiều. Ví dụ: hội chứng Cushing ở người, trong đó vỏ thượng thận bị phì đại vì tuyến yên tiết quá nhiều ACTH hoặc trong trường hợp điều trị tiêm một liều cao ACTH.

Bệnh Basedow do ưu năng tuyến giáp do cơ thể sản xuất ra một chất mà chất này kích thích tuyến giáp tăng cường hoạt động đó là chất LATS (Long acting thyroid stimulation) chất này do quá trình mẫn cảm sinh ra (trước đây người ta cho rằng bệnh Basedow là do tuyến yên tiết ra TSH).

170

những người hay lo lắng, dễ xúc cảm. Trong thực nghiệm người ta thấy kích thích vào tuyến nào đó thời gian lâu thì tuyến đó ưu năng.

7.3.1.2. Hậu quả

- Bản thân tuyến khi ưu năng thì phì đại gây nên u bướu do tăng cường chuyển hóa tại chỗ. Ví dụ: Tuyến giáp trạng khi tiêm tết đánh dấu bằng phóng xạ đồng vị vào thì chất này nhanh chóng tập trung vào tuyến gắn vào hormon rồi phóng thích ra ngoài. Đối với cơ quan cảm thụ: khi tăng các hormon làm tăng hoạt động của các cơ quan cảm thụ.

Ví dụ: Tăng insulin dẫn đến tăng chuyển hóa glucoza làm cho glucoza giảm. - Đối với các tuyến nội tiết khác sẽ có ảnh hưởng khi có liên quan, ví dụ: trong tuyến yên mà ưu năng thì nó ức chế kích dục tố dẫn tới làm teo tuyến sinh dục. Hội chứng Cushing do u lành của vỏ thượng thận mà vỏ thượng thận tăng tiết cortisol làm ức chế ACTH, do đó ACTH không tác động lên phần khác của thượng thận dẫn tới teo một bên kia.

7.3.1.3. Ưu năng giả

Là trường hợp tuy có những triệu chứng lâm sàng ưu năng nhưng khi đo trong máu thì nồng độ hon non vẫn bình thường (không cao, mà có khi còn thấp). Cơ chế đưa đến các triệu chứng lâm sàng ưu năng giả là:

- Do cơ quan cảm thụ tăng độ mẫn cảm với hormon ví dụ: chuyển hóa cơ bản tăng lên nhưng không có ưu năng tuyến giáp gặp trong bệnh to cục bộ từng bộ phận (tức là chỉ một chỗ chân tay hay xương hàm) có thể do cơ quan nhận cảm của vùng đó tăng nhạy cảm với STH.

- Hormon không bị phân huỷ hoặc giảm tốc độ phân huỷ ứ lại trong máu. Ví dụ: Suy gan do không phân huỷ được ADH, eostrogen cho nên gây phù, ứ nước, rụng lông, da mịn.

- Giảm tổng hợp chất vận chuyển hormon, khiến lượng hon non ở dạng tự do (dạng hoạt động) chiếm tỷ lệ cao.

7.3.2. Thiểu năng nội tiết

7.3.2.1. Nguyên nhân

- Rối loạn tuần hoàn tại các tuyến, tắc mạch, huyết khối làm cho máu không cung cấp cho tuyến được.

- Tổ chức tuyến bị tổn thương do chấn thương, do viêm nhiễm khuẩn, nhiễm độc, nhiễm phóng xạ.

Rối loạn về dinh dưỡng: như thiếu rét ở vùng cao (người và gia súc) làm cho 171

tuyến giáp trạng thiểu năng, suy dinh dưỡng làm rối loạn sinh dục. - Rối loạn chung giữa các tuyến có ảnh hưởng lẫn nhau.

Ví dụ: Tổn thương tuyến yên do đó ảnh hưởng đến tuyến giáp, thượng thận, tuyến sinh dục.

Hoặc do cơ thể phản hồi ví dụ: Điều trị bằng các hormon tổng hợp như

hyđrocactanxyt hoặc các loại steroit làm cho đậm độ của nó trong máu tăng lên sẽ ức chế tuyến yên tiết ACrH dẫn tới giảm hoạt động của vỏ thượng thận.

7.3.2.2. Hậu quả

- Tuyến không hoạt động vì bị teo đi, tổ chức xơ phát triển.

- Cơ quan nhận cảm sẽ rối loạn tương ứng. Ví dụ: Giảm tiết kích dục tố thì tuyến dinh dục thiểu năng, các bộ phận sinh dục kém phát triển.

Khi tuyến sản xuất một lượng hormon không giảm, có khi còn tăng nhưng vẫn có những dấu hiệu lâm sàng nói lên thiểu năng tuyến. Cơ chế là:

- Tốc độ huỷ hay bất hoạt hormon quá nhanh. - Cơ quan đích giảm nhạy cảm với hormon.

Ví dụ: Tổ chức kém nhạy cảm với insulin gây bệnh tiểu đường (bệnh tiểu đường 25% là do tổ chức kém nhạy cảm với insulin).

- Nhu cầu hormon tăng cao nhưng chức năng tuyến chỉ tăng ít... 172

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Triệu An. 1978. Đại cương sinh lý bệnh học. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Vũ Triệu An, Jean Claude Homberg. 1998. Miễn dịch học. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

3. Coles, Embert H. 1980. Vetennary Clinical PHthology, 3rd Edition. W.B. Saunders CompHny, Philadelphia, USA.

4. Cotran, Ramzi S., Kumar Vi nay, Robbins Stanley L. 1994. Robbins Pathologic

Basis of Disease, 5th Edition. W.B. Saunders CompHny, Philadelphia, USA. 5. Vũ Công Hoè, Vi Hữu Trác, Nguyễn Văn Phi, Nguyễn Vượng, Trịnh Văn

Quang, Lê Đình Hoè và Phan Đăng. 1986. Bài giảng giải phẫu bệnh. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

6. Huỳnh Văn Kháng. 1993. Bệnh ngoại Khoa gia súc. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội.

7. Nguyễn Ngọc Lanh, Văn Đình Hoa, Phan Thị Thu Anh và Trần Thị Chính. 2002. Sinh lý bệnh học. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

8. Cao Xuân Ngọc. 1997. Giải phẫu bệnh đại cương thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Vĩnh Phước. 1978. Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Smith, H. A., Jones, T. C., and Hùm, R. D. 1972. Veterinary PHthology, 4th Edition. Leo & Febiger, Philadelphia, USA.

11.Nguyễn Như Thanh. 1996. Miễn dịch học. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Thom son, R. G. 1984. General Veterinary PHthology, 2nd Edition. W.B. Saunders CompHny, Philadelphia, USA.

13. Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi và Lệ Mộng Loan. 1996. Sinh lý gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Tizard, lan R. 1977. An Introduction to Veterinary Immunology. W. B. Saunders CompHny, Philadelphia, USA.

15. Tạ Thị Vịnh. 1991. Giáo trình sinh lý bệnh thú y. Xưởng in Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

16. William W. Carlton and M. Donald McGavin. 1995. Special Veterinary

PHthology, 2nd Edition. Mosby-year Book, lúc., USA. 173

MC LC

LỜI NÓI ĐẦU...2 Bài mở đầu: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN SINH LÝ Bài mở đầu: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN SINH LÝ BỆNH THÚ Y ...3 1. Định nghĩa môn học...3

Một phần của tài liệu SINH LÝ BỆNH CÁC CƠ QUAN HỆ THỐNG (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)