Những biểu hiện trong nước tiểu

Một phần của tài liệu SINH LÝ BỆNH CÁC CƠ QUAN HỆ THỐNG (Trang 44 - 46)

6. SINH LÝ BỆNH CHỨC NĂNG THẬN 1 Đại cương về chức năng thận

6.4.1. Những biểu hiện trong nước tiểu

6.4.1.1. Thay đổi về chất lượng nước tiểu

Bình thường nước tiểu của gia súc có màu vàng nhạt, mùi khai và trong suất như: ở trâu bò màu vàng rơm, ở ngựa màu thẫm hơn, chó có mùi khai như tỏi. Bình thường nước tiểu không có cặn trừ nước tiểu ngựa có muối cacbonat can xi phosphat không hoà tan nên đục, còn các loài gia súc nếu có sự vẩn đục là có sự rối loạn chức năng thận.

Trong nước tiểu có một số chất chính như: clorua, phosphat, sulfat, mê, axit ước, creatinin... và một số tế bào long của đường tiết niệu bàng quang (liên bào). Nước tiểu của động vật ăn cỏ kiềm tính, ở động vật ăn tạp thường toan tính, riêng lợn có thể kiềm tính hoặc toan tính.

165

Bảng 10. Một số chỉ tiêu về nước tiểu của gia súc khoẻ

Tên gia súc Số lượng nước tiểu 1 ngày (lít) Tỷ trọng pH Ngựa Đại gia súc Cừu Lợn Chó Mèo Thỏ 3-6 6-12

0,5-1 2-4 0,2-1 0,05-0,2 0,05-0,5 1,025-1,055 1,025-1,050 1,015-1,050 1,018-1,020 1,016-1,060 1,020-1,040 1,010-1,015 7,2-8,7 7,7-8,7 8,0-8,5 6,5- 7,8 5,0-7,0 5,0-7,0 8,0

Khi rối loạn hoạt động của thận thì không những thành phần, tỷ trọng và tỷ lệ các chất trên thay đổi mà còn xuất hiện những chất bất thường trong nước tiểu:

- Protein niệu: là do màng cầu thận bị tổn thương để lọt qua protein có phân tử lượng lớn hoặc do ống thận bị tổn thương không tái hấp thu được hoặc cả 2 trường hợp. Thường thì Albumin qua được trước tiên vì trọng lượng phân tử nhỏ (69.000- 72.000) sau đó đến globulin...

Hiện tượng này phụ thuộc vào mức độ tổn thương của thận. Người ta có thể đánh giá mức độ tổn thương của cầu thận qua tỷ số A/G. Khi tỷ số A/G trong nước tiểu càng nhỏ thì bệnh càng nặng.

- Huyết niệu: Nước tiểu bình thường hầu như không có hồng cầu, khi xuất hiện hồng cầu có thể do hai nguyên nhân:

+ Do vỡ mạch máu ở đường tiết niệu thường thấy nước tiểu có mầu đỏ tươi

+ Do tổn thương thành mạch ở cầu thận như viêm, nhiễm độc, dị ứng để hồng cầu lọt ra được, thường rất ít, khó thấy, còn nếu khi mạch quản tổn thương nặng thì mầu sắc thay đổi rõ rệt có khi mầu đen thẫm, nâu...

- Trụ niệm: Trụ niệu là những khuôn của ống thận do các chất như thoát, lipit, tế bào long ra đóng lại với nhau trong lòng ống thận. Khi đái theo nước tiểu ra ngoài từng đoạn. Tuỳ theo thành phần của trụ niệu có:

+ Trụ tế bào do kết tụ của các tế bào hồng cầu, bạch cầu, liên bào ống thận, có thể có xác vi khuẩn.

+ Trụ không tế bào: Cấu tạo do các chất thoát, lipit.

- Đường niệu: Do quá trình tái hấp thu của thận hỏng chủ yếu là do rối loạn

chuyển hóa đường như bệnh cúm chó, viêm não tuỷ, trúng độc CO2, Hg, As, clorofoc. - Axit niệu: Trong máu nồng độ axit tăng lên làm cho axit ước tăng lên.

6.4.1.2. Thay đổi về số lượng nước tiểu

166

Có thể là tăng, giảm hoặc hoàn toàn không có:

cường quá trình lọc nước tiểu và quá trình tái hấp thu trong các ống thận có thể do:

+ Do uống nhiều nước, ăn mặn, ăn nhiều rau quả chứa nhiều nước.

+ Do trong trường hợp bệnh đái tháo đường.

+ Do quá trình tái hấp thu tại ống thận kém: do teo, tổn thương.

+ Tăng huyết áp, tăng tuần hoàn.

- Thiểu niệu: là lượng nước tiểu giảm xuống dưới mức bình thường, có thể do:

+ Tổn thương thực thể ở tổ chức thận viêm cầu thận hay ống thận, rối loạn chức năng lọc và tái hấp thu, cũng có thể thiểu niệu không phải do thận như:

+ Khi mất nước giảm thể tích máu qua thận: ỉa chảy, ra mồ hôi nhiều, nôn mửa.

+ Mất máu.

+ Khi suy tim ứ trệ tuần hoàn.

+ Khi sốc giảm huyết áp chung.

+ Khi tiết niệu bị cản trở.

+ Khi phù, thuỷ thững, tích nước ở tổ chức, ở xoang.

- Vô niệm là khi hoàn toàn không có nước tiểu bài tiết, thường gặp trong viêm ống thận cấp do:

+ Do hư hại ống thận làm tắc ống thận, nước tiểu đầu không ra ngoài được.

+ Do hư hại tế bào ống thận làm hỏng sự ngăn cách giữa ống thận và mao quản làm nước tiểu bị hấp thu hoàn toàn vào máu gây nhiễm độc nặng.

+ Do rối loạn tuần hoàn tại vỏ thận gây thiếu máu ở vùng vỏ thận làm giảm chức năng lọc của thận.

+ Do phản xạ bởi các kích thích đau đớn tại vùng tiết niệu hay ở một số bộ phận của nội tạng gây phản xạ co mạch làm thiếu máu ở thận.

Một phần của tài liệu SINH LÝ BỆNH CÁC CƠ QUAN HỆ THỐNG (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)