6. SINH LÝ BỆNH CHỨC NĂNG THẬN 1 Đại cương về chức năng thận
6.3.2. Bệnh viêm cầu thận cấp
6.3.2.1. Nguyên nhân
Chủ yếu do viêm nhiễm khuẩn nhưng về cơ chế có lẽ là do rối loạn miễn dịch, bệnh phát sinh thường liên quan tới sự viêm nhiễm ở các nơi khác như viêm ở họng, da, răng, mũi, phổi.
6.3.2.2. Cơ chế
Trong thực nghiệm người ta cũng đã chứng minh thành công việc gây viêm cầu thận theo cơ chế miễn dịch:
- Masugi: dùng kháng huyết thanh vịt chống thận thỏ dẫn đến gây viêm thận thỏ. - Cavelti: dùng thận thỏ trộn với độc tố liên cầu khuẩn tiêu huyết nhóm B rồi đem tiêm cho thỏ lành cũng gây được viêm cầu thận.
những lắng đọng kháng nguyên - kháng thể bên ngoài màng cơ bản ở cầu thận thỏ. - Heymann dùng thận thỏ nghiền cùng tá chất Freund tiêm vào trong ổ bụng thì gây viêm cầu thận ngoài màng do đọng kháng nguyên ở quanh ống lượn gần. Kết hợp với những hiện tượng lâm sàng như viêm thận thứ phát xuất hiện sau 10- 15 ngày, sau khi các ổ viêm nhiễm khuẩn trên phát ở nơi khác cũng có thể xác định được cơ chế viêm cầu thận là do cơ chế miễn dịch: do phức hợp kháng nguyên kháng thể lắng đọng ở thận nhiều và do vi khuẩn có cấu trúc tương tự như thận.
Cho đến nay người ta giải thích như sau:
+ Do phức hợp kháng nguyên-kháng thể từ ổ nhiễm trùng tiên phát lắng đọng ở thận có sự tham gia của bổ thể gây ra một loạt các phản ứng: hoạt hóa hệ thống đông máu, hoạt hóa hệ thống khăn huyết tương từ đó gây tổn thương tại chỗ.
+ Phức hợp kháng nguyên-kháng thể cũng như bản thân kháng nguyên có khả
năng liên kết với cấu trúc của cầu thận tạo thành phức hợp mới có đặc tính như kháng nguyên dẫn đến kết quả là tạo ra một quá trình tự miễn dịch đối với cơ thể mình.
+ Mặt khác sự lắng đọng của các phức hợp miễn dịch trên nội mạc cầu thận gây nên phản ứng thâm nhiễm nhiều tế bào bạch cầu gây tổn thương tăng sinh tế bào ở nội mạc cầu thận.
163
6.3.2.3. Biểu hiện và hậu quả
Diễn biến cấp: Thiểu niệu hoặc vô niệu, nước tiểu có tỷ trọng cao, đục, đỏ có chứa protein, hồng cầu, bạch cầu, trụ hạt... Trong máu có ứ đọng các sản phẩm chuyển hóa chớp chất nào phi protein và các axit, các muối vô cơ: natri, phospho...) đưa đến tình trạng gọi là hội chứng "tăng mê huyết" có thể gây hôn mê. Tăng áp lực thẩm thấu (chủ yếu do Nai đưa đến phù.
Tất cả thể hiện bệnh lý ở cầu thận: suy giảm chức năng cấp diễn và nặng nề, còn chức năng ống thận ít bị ảnh hưởng hơn (vẫn còn khả năng cô đặc), thể hiện ở tỷ trọng nước tiểu rất cao.
Hậu quả: Làm thay đổi cấu thận, một mặt làm giảm khả năng lọc ở cầu thận, mặt khác làm thay đổi chức năng hấp thu của ống thận dẫn đến thiểu niệu hoặc vô niệu, mặt nữa làm tổn thương tế bào đặc biệt là tế bào nang thận làm cho tính thẩm thấu của nó tăng dẫn tới xuất hiện protein niệu.