Cơ chế tác dụng của Polysaccharid và chế phẩm trong tương la

Một phần của tài liệu Ứng dụng của nấm trong căn bệnh ung thư và tim mạch (Trang 39 - 41)

Cơ chế tác dụng chính của Polysaccharid trong cơ thể thông qua tác dụng và kết hợp với thụ thể trên màng tế bào miễn dịch hoặc tế bào xơ, đạt tới kết quả hoạt hóa tế bào.

Miễn dịch là hệ thống phòng ngự tai biến tế bào do bệnh tật, virus, vi khuẩn; bao gồm miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích nghi. Miễn dịch bẩm sinh không chuyên biệt, không tăng khả năng phòng chống qua viêm nhiễm nhiều lần. Còn miễn dịch thích nghi có tính chuyên biệt, tăng khả năng phòng chống qua viêm nhiễm nhiều lần. Phản ứng miễn dịch chia làm hai bước chính: bước một là nhận biết mầm bệnh ngoại lai hoặc vật xâm nhập; bước hai là sản sinh phản ứng để tiêu diệt. Hai loại miễn dịch này đều hợp thành bởi các loại tế bào và nhân tố hòa tan. Miễn dịch bẩm sinh gồm tế bào nuốt chửng và sát thủ tự nhiên, lysozyme, complement, Acute Phase Proteins, Interferon,…; còn miễn dịch thích nghi gồm tế bào lympho (lymphocytes) , Antibody. Cả hai loại miễn dịch đều hợp tác lẫn nhau để cấu thành hệ miễn dịch hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, dù là miễn dịch nào, cũng có thể tăng cường bởi Polysaccharid. Polysaccharid qua tác dụng trên lecithoid và glycoprotein trong tế bào và tế bào trên cơ quan và máu, với cơ chế sau đây :

1. Hoạt hóa hệ thống Reticuloendothelial

Qua tác dụng nuốt chửng của hệ thống này, thanh trừ mầm bệnh hoặc phi mầm bệnh trong máu, chống lão hóa, bệnh tật, thải độc.

2. Hoạt hóa tế bào nuốt chửng, tế bào sát thủ tự nhiên, tế bào T và tế bào B

Tế bào nuốt chửng là tế bào miễn dịch quan trọng nhất, trên màng có thụ thể, có thể kết hợp với glycoprotein, giúp tăng cường miễn dịch. Sản sinh nhân tố tấn công tế bào ung thư, đảm nhiệm chức năng phòng vệ.

Tế bào sát thủ tự nhiên (NK cells) đa số tồn tại ở lách và máu, là tế bào bạch cầu đơn nhân lớn LGL (Large granular lymphocyte), không trực tiếp tấn công mầm bệnh, mà chỉ phá hoại tế bào bị lây nhiễm, hoặc tế bào khác thường (Aberrant cell) có khả năng hình thành ung bướu. Đồng thời tế bào sát thủ tự nhiên còn phóng thích men Degradative (degradative enzymes), làm tan biến tế bào bệnh. Tác dụng này thuộc cơ chế miễn dịch không chuyên biệt, có thể làm tan biến nhiều loại tế bào ung thư. Polysaccharid với công dụng tăng cường tế bào sát thủ tự nhiên, nên có hiệu quả chống ung thư.

Polysaccharid còn hoạt hóa tế bào T, hỗ trợ cho tác dụng thực bào của tế bào nuốt chửng. Polysaccharid hoạt hóa tế bào B trong hệ bạch huyết, tủy xương, nên được xác nhận là chất phục hồi điều tiết miễn dịch (Immuno-modulator).

3. Hoạt hóa bổ thể

Qua nghiên cứu, Polysaccharid kết hợp với chất đạm bổ thể trong máu, đạt tới hiệu quả hoạt hóa. Làm tăng cường khả năng chống và diệt mầm bệnh tế bào ung thư của các tế bào nuốt chửng.

4. Nâng cao khả năng miễn dịch của hồng cầu

Hồng cầu là tế bào quan trọng mang oxy, theo luận chứng của Siegle, chứng minh hồng cầu còn là thể miễn dịch. Polysaccharid được phát hiện có tác dụng làm tăng tính miễn dịch của hồng cầu, tóm tắt như sau:

• Hỗ trợ thanh trừ kháng nguyên ngoại lai.

• Tăng cường tác dụng miễn dịch của bạch cầu, hoạt hóa khả năng chống ung thư của tế bào sát thủ tự nhiên.

• Tăng cường tác dụng tiêu diệt tế bào của bạch cầu. • Tăng cường tác dụng nuốt chửng của bạch cầu • Tăng cường cơ chế điều tiết chức năng tế bào.

Polysaccharid làm tăng sản lượng SOD của hồng cầu, thanh trừ gốc tự do xấu, bảo vệ chức năng miễn dịch của bạch cầu và lympho bào.

Hồng cầu là hệ thống quan trọng điều tiết miễn dịch, Polysaccharid với công dụng tăng cường hệ bạch cầu, gây ảnh hưởng giúp nâng cao cơ chế miễn dịch hồng cầu, đạt tới phòng bệnh và giữ gìn sức khỏe.

Tóm lại, Polysaccharid là chất có công dụng đa dạng và toàn diện, nhất là Polysaccharid của nấm, không độc tính, là chế phẩm hoàn toàn thiên nhiên giàu tiềm năng. Mang lại tiềm năng lớn trong nghiên cứu lâm sàng và ứng dụng. Công dụng cụ thể như sau:

1. Chống ung bướu:

Xưa nay ngành y thường sử dụng thuốc chống ung thư hóa chất, dùng tiêu diệt tế bào bệnh, nhưng cũng tổn hại đến tế bào bình thường, mang lại tác dụng phụ. Việc ứng dụng Polysaccharid, vừa tăng khả năng phòng chống cho cơ thể, còn bảo vệ chức năng cho tế bào bình thường, mang lại hy vọng về sản xuất chế phẩm Polysaccharid hỗn hợp điều trị ung thư trong tương lai.

2. Khai thác chế phẩm Polysaccharid chống lây nhiễm siêu vi như AIDS, cúm gia cầm.

Polysaccharid ngoài nâng cao tính miễn dịch đối với lây nhiễm virus, nghiên cứu gần đây còn cho thấy chế phẩm bán tổng hợp Polysaccharid mang hoạt tính ức chế virus AIDS, mang lại hiệu quả điều trị đầy ý nghĩa. Polysaccharid của nấm dễ tan trong nước, không tác dụng phụ, có hiệu quả tốt trên lâm sàng, giàu tiềm năng trong phòng chống virus như AIDS, cúm gia cầm.

3. Khai thác thuốc men Polysaccharid chống lão hóa.

Lão hóa khiến miễn dịch cơ thể bị rối loạn hoặc giảm sút. Teo tuyến ngực hoặc lão hóa hệ bạch huyết, dẫn tới suy nhược, giảm tuổi thọ. Qua nghiên cứu, ứng dụng Polysaccharid làm hoạt hóa chức năng tế bào miễn dịch, nâng cao hoạt động cơ quan, đạt mục tiêu chống lão hóa, là khả thi về mặt lý luận và thực tiễn. Polysaccharid, với chức năng đa dạng như chống ung bướu, lây nhiễm, lão hóa, phục hồi cơ quan hoạt động kém bình thường, có lẽ khiến người ta khó tin, song qua nghiên cứu khảo sát lâm sàng, lại khiến chúng ta giàu lòng tin. Tất cả nằm ở cơ chế hoạt hóa tế bào của Polysaccharid. Vì hoạt hóa được tế bào miễn dịch toàn thân, nên khơi dậy tác dụng đồng bộ của các mô, từ đó ảnh hưởng quan trọng đến cân bằng sinh thái toàn thân. Trong tương lai, chỉ cần ngành y dược học chịu khó đi sâu khai thác chiết xuất tinh chất từ nguyên liệu như loài nấm, cây thuốc, tảo biển, tiến hành thử nghiệm sinh lý, ước mơ tìm thấy “thuốc Polysaccharid” sẽ có hy vọng thành công.

(Còn tiếp phần Tim Mạch)………

“Mong nhng n lc trong vic dch thut và trình bày tài liu này

bng tiếng Vit s giúp ích phn nào cho bnh nhân Vit Nam trong

cuc chiến chng ung thư

Một phần của tài liệu Ứng dụng của nấm trong căn bệnh ung thư và tim mạch (Trang 39 - 41)