Tạo thói quen ăn uống tốt

Một phần của tài liệu Ứng dụng của nấm trong căn bệnh ung thư và tim mạch (Trang 25 - 27)

Nhai kỹ thức ăn, tránh ăn quá nhiều, thời gian ăn phải đúng giờ giấc, giảm hấp thu dầu mỡ, tránh uống những thứ chứa cồn.

TẬP LUYỆN VÀ UNG THƯ

Tập luyện là biện pháp phòng chống ung thư tốt nhất. Tập luyện vừa phải có ưu điểm sau đây:

1. Tập luyện giúp cơ thể hít thở một lượng ôxy nhiều gấp vài lần, thậm chí hơn chục lần so với bình thường, tần suất hít thở càng nhanh, càng giúp thải nhanh các chất gây ung thư ra bên ngoài cơ thể. Giảm tỉ lệ mắc bệnh, dù đã bị bệnh, cũng có thể nhờ tập luyện để tăng nhanh hồi phục, kéo dài tuổi thọ.

2. Tập luyện giảm chất béo trong cơ thể, mồ hôi mang theo chất gây ung thư như chì… ra ngoài cơ thể.

3. Tập luyện làm tăng co bóp của ruột, tăng nhanh quá trình thải sạch chất dơ ra khỏi cơ thể, giảm ung thư kết tràng.

4. Tập luyện tăng tuần hoàn máu, tăng bài tiết chất can thiệp, giúp hoạt hóa hệ miễn dịch, thanh trừ tế bào ung thư.

5. Tập luyện làm tăng nhiệt độ ở cơ bắp, thậm chí đạt tới trên 40oC, tế bào ung thư sợ nóng sẽ dễ bị tiêu diệt.

6. Tập luyện giúp cải thiện tâm trạng con người, chống mất ngủ, giảm sức ép tâm lý, giúp rèn luyện ý chí vững vàng để chống lại bệnh tật.

Các bạn làm công việc văn phòng, ngồi thời gian dài, nên tập luyện định kỳ ít nhất là 3 lần trong tuần, mỗi lần 30 phút, sẽ giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư ruột, ngực, tiền liệt tuyến, phổi và ung thư nội mạc tử cung.

HÚT THUỐC LÁ VÀ UNG THƯ:

Cách đây không lâu. Hiệp hội ung thư Mỹ đã đưa ra rằng: thuốc lá mới là vũ khí hủy diệt quy mô lớn nhất, vì theo thống kê cho thấy, toàn thế giới cứ mỗi 1 phút thì có khoảng 8 người chết do hút thuốc, số bệnh nhân chết vì ung thư có 1/3 là do thuốc lá gây nên. Báo cáo của đại học Newton, trước năm 2025 toàn cầu có khoảng 150 triệu người chết vì chứng bệnh do hút thuốc lá gây nên. Trước năm 2050, con số người chết vì thuốc lá khoảng 300 triệu. Cả thế kỷ 21 sẽ có khoảng 1 tỷ người chết do hút thuốc lá.

Hóa chất độc hại trong thuốc lá có hơn 200 loại, trong đó chất gây ung thư trên 20 loại, chủ yếu là nicotin, trực tiếp gây hại DNA trong tế bào, tuy cơ thể có tính phục hồi, song khả năng phục hồi của mỗi người không giống nhau, trường hợp không có khả năng phục hồi, sẽ xuất hiện mối nguy ung thư. Số lượng hút, số năm hút có mối liên quan mật thiết với phát sinh ung thư phổi, vì tỷ lệ mắc ung thư phổi của người nghiện thuốc lá cao gấp 20 lần so với người không hút thuốc. Hút thuốc lá ngoài gây ung thư phổi, còn dẫn đến các chứng ung thư khác như khoang miệng, lưỡi, môi, yết hầu, thực quản, dạ dày, bàng quang, thận, gan, cổ tử cung và bệnh bạch huyết.

Khói thuốc lá chia làm khói chính và khói phụ, khói chính do người hút tự động hít vào, khói phụ do người xung quanh hít vào một cách bị động, chỉ cần ở nơi khói thuốc lá hiện diện khoảng 1 giờ, ngang bằng tự hút vào một điếu, nên người hút thuốc bị động cũng dễ bị ung thư và các chừng bệnh mãn tính khác.

Để bảo vệ sức khỏe bản thân và tập thể, nên cố gắng giảm hút thuốc lá. Đặc biệt nên chú trọng việc cấm thuốc lá ở nơi công cộng.

CAU VÀ UNG THƯ

Theo thống kê của Ủy ban nông nghiệp, năm 1994 tổng chi phí cho cau ở Đài Loan lên đến 10 tỷ Đài tệ, dân số nhai cau ở Đài Loan chiếm khoảng 2,3- 2,8 triệu, họ sống khắp nơi kể cả thành thị, có đủ các tầng lớp trên xã hội, độ tuổi ngày càng trẻ hóa. Bệnh ung thư khoang miệng cũng tăng cùng với số người nhai cau. Có tới 90% bệnh nhân chết vì ung thư khoan miệng có thói quen nhai trầu. Và là 1 trong 10 nguyên nhân lớn gây tử vong ở Đài Loan, mức độ nguy hại không thể xem thường.

Cau chứa nhiều hợp chất hydroxybenzene, khi kết hợp với vôi đỏ (môi trường kiềm tính), sẽ sản sinh gốc tự do gây ung thư. Ngoài ra, cau còn gây ra chứng xơ cứng niêm mạc, khoan miệng, giảm sức đề kháng ở mô, tạo môi trường để chất gây ung thư phát triển, chuyển dần sang ung thư khoan miệng.

Qua nghiên cứu cho thấy, người nhai cau tỉ lệ mắc ung thư khoan miệng của họ gấp 28 lần so với người bình thường, còn những ai vừa hút thuốc vừa nhai cau, tỉ lệ mắc ung thư khoan miệng sẽ cao gấp 123 lần so với người thường. Ngoài ra cau còn gây ung thư yết hầu, gan, thực quản… hiện nay cau đã được ngành y học công nhận là nhân tố chính gây ung thư khoan miệng ở Đài Loan.

RƯỢU VÀ UNG THƯ

Tuy có chứng cứ xác nhận dùng một ít rượu giúp phòng chống chứng bệnh tim mạch. Song dùng quá chén lại là nguyên nhân quan trọng gây ung thư. Có nhà nghiên cứu cho rằng, cồn là chất trợ giúp cho ung thư, nếu vừa uống rượu, vừa tiếp xúc với chất gây ung thư sẽ tăng tỉ lệ mắc bệnh. Ví dụ, vừa hút thuốc vừa uống rượu, sẽ tăng mối nguy mắc chứng ung thư đường hô hấp. Vì bản thân thuốc lá chứa chất gây ung thư. Ăn thức ăn có chất gây ung thư, hợp cùng với cồn cũng sẽ gây nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra cồn còn sản sinh ra chất acetaldehyde, trong quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể, chất này là sản phẩm trung gian có hại, trường hợp dùng quá chén, hoặc men trao đổi không tốt, acetaldehyde sẽ tích lũy trong cơ thể, làm giảm tính năng miễn dịch, khiến dễ bị nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Trong tất cả các chứng bệnh ung thư, có khoảng 3% do uống rượu, khoảng 75% ung thư phần đầu cổ là do tác hại rượu và thuốc lá, rượu liên quan đến nhiều chứng ung thư như: thực quản, khoan miệng, yết hầu, gan, cổ họng. Thậm chí có cả ung thư trực tràng, kết tràng, ngực… Qua nghiên cứu, chỉ cần uống quá 10g cồn hàng ngày, tỉ lệ ung thư sẽ tăng lên, 10g cồn ngang bằng 200ml bia (nồng độ cồn 5%). Nên vì lý do sức khỏe, uống vừa phải không nên quá chén.

ÁNH NẮNG VÀ UNG THƯ

Phơi nắng quá độ dễ gây ra ung thư da, theo thống kê ở Mỹ hàng năm có khoảng 1 triệu người mắc bệnh ung thư da do phơi nắng quá độ, nên da ngâm đen chẳng còn được coi là tiêu chí sức khỏe nữa.

Ánh nắng có tia tử ngoại, tia này thường chia làm tia A,B. Tia A có khả năng phá hoại collagen và elastin trong da, khiến da bị mất dần tính đàn hồi và kém săn chắc, tia B tuy tầng sóng ngắn hơn, có thể cháy da trực tiếp, bức xạ cùng lúc của hai tia này sẽ phá hoại DNA của tế bào, gây đột biến gien, ung thư hóa tế bào dẫn tới ung thư da.

Ánh nắng mùa hè càng dễ gây hại da. Nám nắng chia làm tổn thương mức độ nặng nhẹ, triệu chứng tổn thương cấp là sưng da, nên điều trị ngay. Tróc da là tổn thương nhẹ, nên chăm sóc phục hồi, bôi kem để tạo hiệu quả thư giãn và ổn định.

Tránh xả da nám bằng nước nóng hoặc trực tiếp đi nắng. Cách phòng chống ung thư da tốt nhất là tránh ánh nắng. Đối với nông dân, thủy thủ, hoặc người làm việc ngoài trời nên chú ý tránh ánh nắng trực tiếp. Nên đội nón, mặc áo bảo hộ, bôi kem chống nắng, để bảo vệ da và tránh ung thư da.

NGHỀ NGHIỆP VÀ UNG THƯ

Nhân tố trong quá trình lao động là môi trường lao động, cũng có khả năng gây các bệnh ung thư, ta quen gọi ung thư do nghề nghiệp. Tỉ lệ phát sinh chiếm 2%- 8% trong tổng số bệnh ung thư. Ung thư do nghề nghiệp thường gặp ở làn da, bàng quang và phổi. Vì các bộ phận dễ tiếp xúc hoặc bài tiết chất thải gây ung thư.

• Nghề nghiệp thường gây ung thư da gồm: công nhân tiếp xúc quặng arsenic, chất diệt trừ sâu arsentic, hóa chất công nhân ló mỏ than, than coal tar, dầu nhựa, nhựa cây; các nhà khoa học, nhân viên y tế tiếp xúc với tia X , tia phóng xạ. • Nghề nghiệp thường gây ung thư bàng quang gồm: công nhân sản xuất thuốc nhuộm, bột màu, bánh xe cao su, công nhân cao su, công nhân than tiếp xúc với than coal tar, sản xuất đồ nhôm.

• Nghề nghiệp thường gây ung thư phổi và khí quản gồm: công nhân tiếp xúc arsenic, than coal tar, chất hòa tan hóa chất, chất hóa học hữu cơ, công nhân phun sơn, tiếp xúc hợp chất chrome, nickel, công nhân hàn, công nhât khai quật và công nhân mỏ asbestos. Công nhân mỏ asbestos bị bướu da giữa màng ngực thường cao hơn nhiều so với người không tiếp xúc.

Nhân viên tiếp xúc benzene hoặc tia phóng xạ dễ bị bệnh máu trắng, sản xuất chloroethylene dễ bị bướu thịt mạch máu gan và ung thư gan.

Nhân tố gây ung thư tồn tại trong một số nghề nghiệp, tuy nhiên mức độ nguy hiểm quyết định bởi biện pháp bảo hộ vệ sinh áp dụng trong khu vực sản xuất. Nên việc tăng cường công việc vệ sinh bảo hộ, trước hết cần chú ý giáo dục ý thức vệ sinh, để công nhân hiểu được đặc tính và con đường đi vào cơ thể của chất gây ung thư và biện pháp phòng chống, sử dụng đúng dụng cụ bảo hộ, xây dựng chế độ sản xuất an toàn, giám sát định kỳ nồng độ gây ung thư trong môi trường, kiểm tra sức khỏe định kỳ và thường xuyên cho công nhân viên.

Trong quá trình sản xuất, phải cố gắng khống chế và tiêu diệt chất gây ung thư, như chọn chất không hoặc gây ít độc hại thay thế cho chất độc hại, trường hợp không có cách tránh, cần giới hạn hàm lượng sử dụng, nhằm giảm tối đa chất gây ung thư thải ra môi trường sản xuất, công nghiệp hóa, sản xuất khép kín, để tránh chất gây ung thư tiếp xúc trực tiếp với công nhân.

KIẾN NGHỊ PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

Một phần của tài liệu Ứng dụng của nấm trong căn bệnh ung thư và tim mạch (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)