Quan hệ giữa ung thư và miễn dịch

Một phần của tài liệu Ứng dụng của nấm trong căn bệnh ung thư và tim mạch (Trang 33 - 34)

Trong các mô, cơ quan ở người và động vật, luôn có sự duy trì cân bằng trong sinh sản và diệt vong của tế bào. Khi tế bào mất đi, tế bào gốc trong các mô tăng sinh, phân hóa ra các tế bào mới có chức năng khác nhau bù đắp cho cơ chế bình thường của mô và cơ quan để duy trì sự sống. Thông thường , sản sinh tế bào mới do gien điều khiển, trừ khi tế bào thoát ly cơ chế nhân đôi và tụ tập thành tế bào khác thường, lúc đó sẽ mất điều khiển và hình thành những khối u lớn nhỏ gọi là bướu. Những bướu không tăng trưởng vô hạn, không xâm phạm vào mô thường ở diện rộng gọi là bướu lành tính. Nhưng nếu chúng tăng sinh liên tục, xâm phạm các mô thường, sinh ra những mạch máu mới để tiêu hao phần lớn dưỡng chất gọi là bướu ác tính, tức là ung thư.

Khi phát triển tới một giai đoạn, tế bào ung thư sẽ di căn, thoát ly và xâm phạm màng mô, mạch máu hoặc mạch bạch huyết, qua hệ tuần hoàn tới mô thường khác. Ảnh hưởng chức năng của các cơ quan khác. Nên có thể gọi di căn là “chứng lây nhiễm của tế bào bất thường”. Ung thư không truyền nhiễm giữa các cá thể. Song lại có tính di căn hoặc lây nhiễm trong cùng một cá thể. Nếu xử ký không tốt, sẽ di căn nhanh chóng giữa các mô trong cùng một cá thể.

Ung thư là biến chứng tế bào phức tạp. Có mối quan hệ lớn với vật chất di truyền, sản sinh kích tố khác thường của tế bào, song tiền đề phát bệnh chính vẫn do giảm chức năng miễn dịch, không đủ sức khắc phục sự tăng sinh nhanh chóng của tế bào bệnh. Qua quan sát và thống kê, các nhà khoa học đã xác nhận biện pháp điều trị miễn dịch là tất yếu và là trào lưu chính trong điều trị ung thư.

Một phần của tài liệu Ứng dụng của nấm trong căn bệnh ung thư và tim mạch (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)