Qua nghiên cho thấy, chất chiết xuất từ nấm chứa chất đạm hữu cơ gọi là globin, thành phần này ngoài tác dụng tăng miễn dịch và chống ung thư, còn giúp hạ huyết áp, đường huyết, cholesterol, chống viêm. Trong quá trình sinh trưởng, phần globin kết hợp với polysaccharid trong nấm, giúp cơ chế chống ung thư tăng mạnh. Do globin có đặc tính chịu nhiệt, khô, chua và kiềm, nên có vài thành phần polysaccharid trong nấm vẫn giữ được tác dụng sinh học và tăng cường miễn dịch dù được gia công khử trùng với áp suất cao, nhiệt độ cao. Nhìn chung, cơ chế tăng cường miễn dịch của polysaccharid, ở chỗ giúp hoạt hóa tế bào nuốt chửng, tế bào sát thủ tự nhiên, còn globin trong nấm lại có tác dụng hoạt hóa trực tiếp tế bào lympho T, loại bạch cầu có đặc tính ức chế trực tiếp sinh trưởng của tế bào ung bướu, globin của nấm ngày càng được giới nghiên cứu quan tâm.
Những năm gần đây, các nhà khoa học phát hiện globin được tách từ các loại nấm như nấm mỡ (Agaricus blazei), linh chi (Ganoderma lucidum), nấm
Antrodia camphorata, nấm Kim Trâm (Flammulina velutipes), nấm Vân chi
(Trametes versicolor), nấm chân chim (Schizophyllum commune), nấm thượng hoàn (Phellinus linteus), khi cho phân tử lượng khác nhau, sẽ mang hoạt tính tế bào và khả năng chống ung thư khác nhau, cơ chế sinh học cũng không giống nhau, điều này có nghĩa là chúng có thể tạo nên cơ chế tác dụng ở mức độ và diện mạo khác nhau với tế bào miễn dịch. Phát hiện này sẽ giúp ích cho nghiên cứu về globin miễn dịch và công dụng của nấm được sâu sắc, tường tận hơn. Ngoài ra, nghiên cứu về polysaccharid của nấm, cũng không thể bỏ qua tính năng của các chất khác chiết xuất từ nấm.
Trong quá trình sinh trưởng của nấm, thể sợi nấm và thể bào tử đều sản sinh globin miễn dịch. Các loại nấm khác nhau cho các loại globin có phân tử lượng
khác nhau. Về mặt kết cấu, mỗi phân tử globin đều có trên 2 nhóm carbohydrate, nên dễ dàng tạo kết nối carbohydrate (Carbohydrate Binding Sites). Kết nối này không phải theo chuỗi hoá học, mà là kết hợp giữa chất men và chất nền hoặc
kháng nguyên và kháng thể. Phân tử lượng ở khoảng 12-190KDa (12.000- 190.000), kết hợp với các gốc Galactose, Fructose, Lactose, Glucose… cấu thành chuỗi Polysaccharid.
Phân tích chất nuôi dưỡng của tế bào sợi nấm cho thấy, trong đó có nhiều globin miễn dịch; và trong Polysaccharid phân tử cao cũng có nhiều globin miễn dịch. Globin miễn dịch của nấm có thể kết hợp chặt chẽ với Beta-Glucan, chất này cũng không chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. Tuy nhiên do β-Glucan luôn được nhìn nhận là vật chất điều tiết miễn dịch (Immuno-Modulator) hữu hiệu nhất, nên tác dụng của globin miễn dịch thường bị bỏ quên. Song đứng về quan điểm khoa học, tiềm năng khai thác của globin mai sau sẽ sánh bằng β-Glucan. Vì cơ cấu phân tử đơn giản, lượng nhỏ, nên dễ nghiên cứu và khai phá hơn.
Trong chất chiết xuất từ nấm, thì β-Glucan có thể thông qua TLR4 và Dectin để kết hợp với tế bào nuốt chửng, nâng cao sản sinh cacbonic nitrogen và TNF -α , nâng cao khả năng miễn dịch của tế bào nó gắn kết. Qua đó, hoạt hoá tế bào nuốt chửng, nâng cao sản sinh tế bào chất IL-1, IL-6, IL-12, IL-18, hoạt hóa tế bào lympho-T, tăng sinh sản tế bào T, IFN và IL-2…, gây nên tác dụng chống dị ứng, viêm nhiễm, chống ung thư và khả năng điều tiết hệ miễn dịch.
Còn globin miễn dịch của nấm hoạt hóa trực tiếp tế bào lympho-T, nâng cao trực tiếp sản lượng tế bào chất và khả năng miễn dịch cơ thể.
Do globin miễn dịch của nấm và β-Glucan đều trực tiếp hoặc gián tiếp phát huy khả năng điều tiết miễn dịch và khả năng chống ung thư, nên có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, và điều tồn tại trong vật chất chiết xuất từ nấm, khiến chất chiết xuất từ nấm phát huy được công dụng y học rất tốt. Tùy theo chủng loại nấm khác nhau, globin miễn dịch và β-Glucan cũng hết sức đa dạng. Do vậy, tính năng chất chiết xuất từ nấm rất ưu việt, vượt trội so với amylose, chất đạm của men hoặc amylose của ngũ cốc, nhất là về mặt điều tiết miễn dịch.
Để minh chứng cho điều này, thể sợi của nấm có thể nuôi cấy và sản sinh globin miễn dịch ở điều kiện và thời gian thích hợp. Phòng nghiên cứu của tác giả (GS.Shiu-Nan Chen) đã sử dụng kỹ thuật mạch sinh hóa SDS-PAGE để phân tích và đo đạt chất đạm, kết quả cho thấy, cách lên men và nuôi cấy thể sợi nấm giúp chiết xuất globin miễn dịch ở liều cao và hiệu quả mà không cần phân tách bào tử, đồng thời còn phát hiện loại men có hoạt tính làm tan huyết khối.
POLYSACCHARID TRONG NẤM LÀM GIẢM TÁC DỤNG PHỤ CỦA XẠ TRỊ VÀ HÓA TRỊ