Để thực hiện tốt công tác bảo vệ tài nguyên rừng, nếu chỉ áp dụng đơn lẽ một vài biện pháp thì khó có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Do đó, phải xem các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng như những bộ phận cấu thành của một “chiếc máy” nếu thiếu một bộ phận nào đó thì “chiếc máy” sẽ vận hành khập khiễng và không hiệu quả. Vì vậy, Nhà nước ta cần xây dựng kế
hoạch và chương trình phối hợp đồng bộ các biện pháp hữu hiệu trong công tác đấu tranh bảo về tài nguyên rừng. Đồng thời chúng ta phải thực hiện kết hợp các biện pháp sau đây:
Một là: cần phải nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và có chính sách hợp lý để tạo điều kiện cho nhân dân có đất để sản xuất. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến người dân sinh sinh sống gần khu vực có tài nguyên rừng có hành vi tàn phá, hủy hoại tài nguyên rừng trong những năn gần đây một phần xuất phát từ nhu cầu của đời sống kinh tế. Phần lớn những người dân sống gần khu vực có tài nguyên rừng là người dân du canh, du cư, người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn và thiếu đất để sản xuất. Nên họ đã liều lĩnh bất chấp pháp luật, ngang nhiên tàn phá, hủy hoại tài nguyên rừng để lấy đất canh tác phục vụ cho nhu cầu kinh tế cá nhân.
Do đó, các cấp chính quyền địa phương ở những nơi có tài nguyên rừng cần phải tìm giải pháp nhằm nâng cao đời sống kinh tế cho nhân dân ở những khu vực này, phải tạo điều kiện thuận lợi và có biện pháp khắc phục tình trạng người dân không có đất hoặc thiếu đất để canh tác, giúp cho nhân dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế gia đình. Một khi người nông dân có đất sản xuất để tạo ra của cải vật chất, nhằm nâng cao đời sống kinh tế cho gia đình và xã hội, thì chắc chắn rằng việc hủy hoại tài nguyên rừng sẽ dần dần được khắc phục, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc gia.
Hai là: trong những năm gần đây, dưới dự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nền kinh tế - xã hội nước ta đã có nhiều biến chuyển theo chiều hướng tích cực và từng bước hội nhập sâu rộng, giao thoa với nền kinh tế khu vực và trên toàn thế giới. Đời sống của tuyệt đại đa số người dân được nâng cao đáng kể về mọi mặt, nền kinh tế thị trường vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang ngày càng thể hiện rõ vai trò và tầm quan trọng to lớn trong việc phát triển nền kinh tế đất nước. Sự phát triển của nền kinh tế nước
ta trong những năm gần đây đã kéo theo nhu cầu sử dụng tài nguyên nói chung, tài nguyên rừng nói riêng để làm nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho các lĩnh vực của nền kinh tế quốc gia ngày càng gia tăng. Trước tình hình đó, nếu chúng ta không có biện pháp hữu hiệu để quản lý chặt chẽ tài nguyên rừng, thì chắc chắn rằng các phần tử xấu sẽ lợi dụng sự lõng lẽo trong cơ chế quản lý tài nguyên để khai thác trái phép làm cho tài nguyên rừng nước ta sẽ lâm vào tình trang nguy cơ cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của nền kinh tế.
Do đó, Nhà nước ta cần phải xây dựng cơ chế và biện đồng bộ để quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài nguyên rừng, sao cho các sản phẩm từ tài nguyên rừng đều phải được Nhà nước kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh đó phải thiết lập hệ thống chế tài nghiêm khắc để xử lý nghiêm minh người vi phạm các qui định của Nhà nước về việc sử dụng trái phép các sản phẩm có nguồn gốc từ tài nguyên rừng, cho dù người đó là ai và nhằm mục đích gì. Mặt khác Nhà nước cần phải nghiên cứu sản xuất các nguyên, vật liệu để từng bước thay thế cho vật liệu có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên.
Ba là: về công tác phòng cháy, chữa cháy tài nguyên rừng, ngoài các phương thức phòng cháy, chữa cháy mà nhiều địa phương đã và đang triển khai thực hiện như: Tuyên truyền, phổ biến giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho người dân; Cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng; Lên phương án phối hợp thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy; Thành lập các đoàn kiểm tra việc tổ chức thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; Tổ chức rút kinh nghiệm sau khi xảy ra các vụ cháy… song song với các biện pháp đó chúng ta cần đổi mới phương thức phòng cháy, chữa cháy tài nguyên rừng bằng những việc làm thiết thực hiệu quả hơn, đó là:
-Các cấp, các ngành, các địa phương cẩn tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Thực tiễn chứng minh ở
địa phương nào cấp ủy địa phương có sự quan tâm chỉ đạo điều hành, thì ở nơi đó công tác phòng cháy, chữa cháy tài nguyên rừng được thực hiện khá tốt.
-Nhà nước ta nên triển khai lực lượng quân đội đóng quân ở gần các khu vực có tài nguyên rừng và tăng cường tuần tra canh gác bảo vệ tài nguyên rừng, xem đây là một nhiệm vụ chiến lược lâu dài không chỉ đối với lực lượng quân đội mà của toàn hệ thống chính trị.
-Tăng cường công tác điều tra phát hiện và xử lý nghiêm minh các đối tượng có hành vi làm cháy tài nguyên rừng. Đồng thời phải xây dựng hệ thống các chế tài nghiêm khắc đối với người có thẩm quyền trong công tác chỉ đạo điều hành phòng cháy, chữa cháy nếu có lỗi hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra cháy tài nguyên rừng gây hậu quả nghiêm trọng.
Bốn là: Tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự Việt Nam. Trong hệ thống các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng của Nhà nước ta hiện nay, thì biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Bởi pháp luật hình sự với đặc trưng bởi những chế tài nghiêm khắc nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, sẽ phát huy tối đa tác dụng trong việc răn đe và giáo dục người phạm tội xâm hại đến tài nguyên rừng. góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội, tạo đà thuận lợi cho nền kinh tế quốc gia phát triển ngày càng vững chắc.
KẾT LUẬN
1. Nghiên cứu lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam trong lĩnh vực tài nguyên rừng từ năm 1945 đến nay (năm 2014) học viên nhận thấy các qui định của pháp luật hình sự trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng đã vận động và phát triển trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những tiến bộ của pháp luật thời kỳ trước đó và nền lập pháp của một số nước tiên tiến trên thế giới. trên cơ sở đó, pháp luật hình sự Việt Nam nói chung, các qui định của pháp luật hình sự về các tội xâm hại đến tài nguyên rừng nói riêng từng bước được hoàn thiện và hội nhập. Có thể nhận thấy, qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, pháp luật nước ta có những bước tiến mới đánh dấu một bước biến chuyển tích cực của pháp luật Việt Nam.
2. Để hiểu rõ các tội xâm hại đến tài nguyên rừng theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, trong luận văn học viên đã đi sâu phân tích khái niệm chung và đưa ra khái niệm khoa học về các tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng. Bên cạnh đó làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm qui định tại các điều 175, 176, 189, 190 và điều 240 Bộ luật hình sự.
3. Trong 6 năm, từ năm 2008 đến năm 2013, tình hình tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng nhìn chung có nhiều biến động theo chiều hướng xấu, tài nguyên rừng tiếp tục bị tàn phá hủy hoại ngày nghiêm trọng, gây ảnh hướng xấu đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Vì vậy, đấu tranh để giảm thiểu tiến đến đẩy lùi loại tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng đang là yêu cầu cấp thiết mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
4. Các tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về cơ bản đã phát huy được tác dụng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ đáng kể tài nguyên rừng, góp
phầm quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi sự tồn tại và những khó khăn vướng mắc.
Để đấu tranh phòng, chống tội phạm này một cách có hiệu quả, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển, chúng ta cần phải có lộ trình và những bước đi thích hợp để từng bước kìm hãm và tiến đến đẩy lùi loại tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng, góp phần tạo đà cho nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển.
5. Trên cơ sở nghiên cứu, về các tội xâm hại đến tài nguyên rừng, học viên đề xuất cần có những giải pháp cụ thể để bảo vệ tài nguyên rừng, đó là:
- Về pháp luật: Tăng cường việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên rừng;
- Về hoạt động tố tụng: Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ: Cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ tài nguyên rừng có phẩm chất đạo đức trong sáng, vững về chính trị, tinh thông về nghiệp vụ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ tư pháp, Bộ Công an, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao (2007), Thông tư liên
tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-KSNDTC-TANDTC ngày 08/3 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ
Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác trong thời gian tới, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của
Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
4. Quốc hội nước CHXHCNVN (2004), Luật bảo vệ và phát triển rừng
5. Quốc hội nước CHXHCNVN (2008), Bộ luật hình sự Việt Nam
6. Quốc hội nước CHXHCNVN (2000), Bộ luật hình sự Việt Nam
Các tài liệu tham khảo khác
7. Lê Cảm (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm),
Nxb Đại học quốc gia Hà nội.
8. Chính phủ (2013), Nghị định số 39- CP ban hành điều lệ tạm thời về săn,
bắt chim, thú rừng
9. Cục kiểm lâm Việt Nam (2008-2013), Thống kê số vụ vi phạm lâm luật.
10. Cục kiểm lâm Việt Nam (2008-2013), Thống kê diện tích rừng bị hủy hoại.
11.Cục kiểm lâm Việt Nam (2008-2013), Thống kê diện tích rừng bị cháy.
12.Cục kiểm lâm Việt Nam năm (2008-2013), Thống kê số động vật quí hiếm
13.Cục kiểm lâm Việt Nam năm (2008-2013), Tổng hợp số liệu thống kê về số vụ xâm hại đến tài nguyên rừng, cháy rừng và số vụ bị truy tố, xét xử.
14.Nguyễn Thanh Huyền (2012), Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ
tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
15.Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Phần các tội
phạm), Tập VI - Các tội xâm nhập trật tự quản lý kinh tế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
16.Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định (2009), Bản án sơ thẩm số 37/2009/HSST
ngày 23/9/2009 của toà án Nhân dân thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, xét xử Phan Ngọc Hoà, phạm tội “ Hủy hoại Rừng”
17.Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định (2009), Bản án sơ thẩm số 40/2009/HSST
ngày 28/9/2009 của toà án Nhân dân thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Xét xử Võ Phi Hùng, phạm tội “Hủy hoại rừng”
18.Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định (2009), Bản án Xét xử Đinh Văn Tốt ở
huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, phạm tội “ Hủy hoại Rừng” .
19.Toà án nhân dân tỉnh Bình Định (2013), Bản án phúc thẩm số
212/2013/HSPT ngày 23/9/2013
20.Tòa án nhân dân tối cao (1992), Hệ thống hóa các văn bản về hình sự,
dân sự, tố tụng dân sự, Hà Nội.
21.Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định (2013), Cáo trạng số 35/QĐ-
KSĐT ngày 17/9/2013
22.Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định (2013), Cáo trạng 28/QĐ-KSĐT
ngày 16/9/2013
23.Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định (2013), Cáo trạng 38/QĐ-KSĐT
ngày 16/10/2013
24.Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định (2013), Cáo trạng 39/QĐ-KSĐT
25.Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định (2013), Cáo trạng số 09 ngày 02/01/2012 truy tố bị can Lâm Chí Cường phạm “Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy”.
26.Viện Khoa học pháp lý (1995), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm
1985 (Phần các tội phạm), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27.Trịnh Tiến Việt (2007), “Về khái niệm miễn trách nhiệm hình sự” Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN. Website: 28.http://baodientu.chinhphu.vn/tin-noi-bat/Dai-bieu-quoc-hoi-buc-xuc-ve- tinh-hinh-toi-pham. 29.http://noichinh.vn/tin-tuc-su-kien. 30.http//thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu-1030-BCN-VP-quan-ly-rung. 31.http//www.baomoi.com/chay-rungtiem-an-nguy-co. 32..http://www.baomoi.com/quoc-hoi-thao-luan-ve-luat-xay-dung-va-luat- bao-ve-moi-truong 33.http://www.kiemlam.org.vn 34. http://www.thiennhien.net/2012/11/06/rung-tu-nhien-chiu-suc-ep-tu-nhu-cau-do-go. 35.http://www.thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh-hoc/sinh-thai-hoc 36. http://www.Viet.rfi.fi/viet-nam/20120509-ngan-ngua-nan-chay-rung-o-viet-nam.