Tình hình điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm trong lĩnh vực tà

Một phần của tài liệu Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam (Trang 55)

nguyên rừng

2.2.1. Tình hình điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng nguyên rừng

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang chuyển mình trong thời thời kỳ đổi mới, nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng trong công cuộc phát triển nền kinh tế ngày càng tăng cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế kéo theo tình hình tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là tình trạng hủy hoại tài nguyên rừng trái phép để lấy đất canh tác, để lấy lâm sản và các loài động vật thuộc danh mục nguy cấp, quí, hiếm để phục vụ cho nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Tình trạng đó có chiều hướng gia tăng cả về số vụ với tính chất của tội phạm ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng.

Mặc dù trong thời gian qua Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực, tiến hành nhiều biện pháp và đưa ra nhiều giải pháp để phòng ngừa và đấu tranh trấn áp tội phạm nói chung, tội phạm xâm hại tài nguyên rừng nói riêng. Nhưng nhìn chung kết quả đạt được chưa cao và không bền vững. Tình trạng tàn phá tài nguyên rừng, khai thác, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép, săn bắn, buôn bán, vận chuyển động vật hoang giã, quí, hiếm và đặc biệt là hành vi vô ý làm

cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, nhất là ở các địa phương còn nhiều rừng tự nhiên như: Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định, Quãng Ngãi, Quảng Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Giang…

* Địa bàn thực hiện hành vi phạm tội:

Hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng trong những năm gần đây diễn ra đều trên phạm vi toàn quốc, chứ không chỉ tập trung ở một vùng hay một số địa phương nào, trừ một số ít địa phương không có rừng hoặc có đất rừng nhưng không đáng kể, như các tỉnh: Cần Thơ, Đồng Tháp, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hậu Giang, Hà Nam, Thái Bình, Tiền Giang, Vĩnh Long.

Đối với các địa phương có diện tích đất rừng lớn, thì tình hình vi phạm pháp luật trên lĩnh vực tài nguyên rừng có số vụ vi phạm nhiều và diễn biến khá phức tạp, điển hình là các tỉnh: Bình Phước, Bình Thuận, Đắc lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lạng Sơn, Nghệ An… Qua nghiên cứu cho thấy ở các địa phương này hầu như năm nào số vụ vi phạm cũng trên 1000 vụ vi phạm lâm luật. Điều này được chứng minh qua số liệu thống kê tình hình vi phạm pháp luật xâm hại đến tài nguyên rừng ở từng địa phương từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể:

Bảng 2.1: thống kê địa bàn xảy ra vi phạm pháp luật xâm hại đến nguồn tài nguyên rừng:

STT Địa phương (Tỉnh, thành

phố, vườn quốc gia).

Tổng số vụ vi phạm pháp luật về tài nguyên rừng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 1 An Giang 105 85 52 75 68 36 2 Bình Định 851 931 632 930 579 255 3 Bình Dương 126 141 81 130 178 62

4 Bắc Giang 701 571 501 495 476 238 5 Bắc Kạn 981 1.312 1.128 828 709 310 6 Bạc Liêu 100 12 0 20 0 0 7 Bắc Ninh 85 82 37 0 0 0 8 Bình Phước 2.382 1.707 1.649 921 754 428 9 Bà Rịa Vũng Tàu 157 112 62 49 72 130 10 Bình Thuận 1.778 1.622 1.256 1.040 1.312 466 11 Bến Tre 20 25 41 57 37 15 12 Cao Bằng 178 367 378 213 278 107 13 Cà Mau 676 625 133 231 413 130 14 Cần Thơ 0 0 0 0 1 0 15 Điện Biên 601 530 464 355 539 298 16 Đắc Lắc 1.866 1.679 1.305 1.951 2.060 1.374 17 Đồng Nai 478 724 446 371 412 169 18 Đắc Nông 1.369 1.186 897 751 858 622 19 Đồng Tháp 47 26 36 36 37 22 20 Gia Lai 1.978 1.670 1.642 1.422 1.601 552 21 Hậu Giang 11 19 3 5 0 7 22 Hoà Bình 359 367 307 333 202 95 23 TP.HC.Minh 291 233 195 145 163 60 24 Hải Dương 79 84 71 108 86 32 25 Hà Giang 347 399 69 2 27 1 26 Hà Nam 9 0 0 6 0 1 27 TP.Hà Nội 114 144 70 131 127 40 28 TP.Hải Phòng 4 5 0 0 0 0

29 Hà Tĩnh 970 884 485 562 634 236 30 Hưng Yên 23 20 11 15 9 5 31 Kiên Giang 490 447 387 131 100 80 32 Khánh Hòa 829 725 535 557 620 373 33 Kon Tum 1.097 866 780 1.090 1.034 6 34 Long An 14 30 36 23 13 1 35 Lào Cai 344 273 237 162 284 115 36 Lai Châu 266 297 238 260 239 137 37 Lâm Đồng 2341 2.621 2.048 2.207 2.111 1.039 38 Lạng Sơn 1.167 1.579 866 16 13 9 39 Nghệ An 1.731 1.395 1.195 1.372 1.269 685 40 Ninh Bình 66 50 29 27 6 12 41 Nam Định 23 22 34 17 32 11 42 Ninh Thuận 1.356 1.008 823 907 1.113 482 43 Phú Thọ 365 320 217 211 197 86 44 Phú Yên 1.447 1.662 1.357 1.269 960 435 45 Quảng Bình 657 927 764 1.236 1 679 46 Quảng Nam 2.651 1.946 1.427 1.411 1.170 719 47 Quãng Ngãi 713 333 396 348 533 182 48 Quảng Ninh 553 585 341 307 303 145 49 Quảng Trị 698 713 480 493 465 236 50 Sơn La 1.397 1.265 650 38 826 0 51 Sóc Trăng 50 192 189 120 90 5 52 Thái Bình 0 0 0 0 0 0 53 Tiền Giang 0 0 1 0 0 0 54 Thanh Hoá 1.327 1.578 1.343 1.043 1.002 475

55 Thái Nguyên 1355 1.249 1.435 1.046 675 227 56 Tây Ninh 348 312 357 248 308 128 57 TP.Đà Nẵng 221 212 145 114 162 75 58 Tuyên Quang 1.568 1.833 1.473 1.359 1.359 596 59 Thừa Thiên Huế 1.137 925 814 818 859 338 60 Trà Vinh 54 63 49 0 33 0

61 Vườn quốc gia

Bạch Mã

44 20 0 13 0 0

62 Vườn quốc gia

Ba Vì

43 8 6 15 16 5

63 Vườn quốc gia

Cúc Phương

40 17 18 18 14 21

64 Vườn quốc gia

Cát Tiên

194 687 568 299 257 106

65 Vĩnh Long 0 0 0 0 0 0

66 Vĩnh Phúc 54 24 1 25 6

67 Vườn quốc gia

Tam Đảo

20 25 4 7 10 0

68 Vườn quốc gia

Yokđon

279 340 90 547 592 420

69 Yên Bái 701 700 462 257 242 87

(Nguồn: Website: http://www.kiemlam.org.vn) [33].

Từ kết quả thống kê về địa bàn xảy ra vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên rừng từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2013 như đã nêu trên cho thấy tính phức tạp của hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên rừng. Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật ở hầu hết các địa phương

trên phạm vi cả nước. Điều đáng chú ý là các khu rừng Quốc gia được các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm bảo vệ, nhưng trong những năm gần đây các khu rừng này cũng đang bị xâm hại nghiêm trọng và chiều hướng ngày càng tăng, điều này được chứng minh qua (bảng thống kê Số 2) nêu trên. Việc nghiên cứu địa bàn hoạt động của các đối tượng vi phạm pháp luật về tài nguyên rừng có ý nghĩa quan trọng giúp các cơ quan chức năng xác định được nơi nào xảy ra vi phạm lâm luật nhiều, từ đó có định hướng và có giải pháp đấu tranh phòng, chống đạt hiệu quả cao, góp phần tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta phát triển bền vững.

* Về công tác điều tra, truy tố

Hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự là chuỗi mắt xích liên hoàn của hoạt động tư pháp và cũng chính là một trong những hoạt động then chốt trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm

xâm hại đến tài nguyên rừng nói riêng. Trong chuỗi hoạt động tố tụng đó đều

có mối quan hệ biện chứng với nhau. Do đó phải đồng bộ nhịp nhàng và tương trợ cho nhau. Tuy nhiên, hoạt động điều tra là hoạt động khởi đầu của chuỗi tố tụng, quyết định thu thập các chứng cứ để chúng minh hành vi phạm tội, các chứng cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và các vấn đề khác liên quan đến vụ án.

Thực tiễn từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy tổng số vụ vi phạm pháp luật xâm hại đến tài nguyên rừng xảy ra trên toàn quốc là đáng kể, thế nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng chủ yếu xử các hành vi ấy bằng biện pháp hành chính là chủ yếu. Số vụ được khởi tố điều tra, truy tố, xét xử chiếm tỷ lệ thấp so với số vụ vi phạm lâm luật được phát hiện, điều này được chứng minh qua số liệu thống kê các vụ vi phạm lâm luật dưới đây:

Năm 2008, cả nước đã phát hiện 42.429 vụ vi phạm Luật bảo vệ rừng và phát triển rừng (tăng 2.926 vụ so với năm 2007). Các cơ quan chức năng

đã xử lý 36.067 vụ; Trong đó: Xử phạt hành chính 36.327 vụ; Xử lý hình sự 280 vụ, với 221 bị can; số vụ đưa ra xét xử 20 vụ, với 19 bị cáo [9].

Năm 2009, cả nước đã phát hiện 40.841 vụ vi phạm Luật bảo vệ rừng và phát triển rừng. Các cơ quan chức năng đã xử lý 34.327 vụ, trong đó: Xử phạt hành chính 34.004 vụ; Xử lý hình sự 323 vụ, với 207 bị can; số vụ đưa ra xét xử 47 vụ, với 52 bị cáo [9].

Năm 2010, cả nước đã phát hiện 31.769 vụ vi phạm Luật bảo vệ rừng và phát triển rừng. Các cơ quan chức năng đã xử lý 28.888 vụ; Trong đó: Xử phạt hành chính 28.496 vụ; Xử lý hình sự 392 vụ, với 180 bị cáo; số vụ đưa ra xét xử 44 vụ, với 46 bị cáo [9].

Năm 2011, cả nước phát hiện đã phát hiện 29.551 vụ vi phạm Luật bảo vệ rừng và phát triển rừng. Các cơ quan chức năng đã xử lý 25.644 vụ; Trong đó: Xử phạt hành chính 25.344 vụ; Xử lý hình sự 300 vụ, với 227 bị cáo; số vụ đưa ra xét xử 61 vụ, với 62 bị cáo [9].

Năm 2012, cả nước đã phát hiện 28.565 vụ vi phạm Luật bảo vệ rừng và phát triển rừng. Các cơ quan chức năng đã xử lý 24.882 vụ. Trong đó: Xử phạt hành chính 24.438 vụ; Xử lý hình sự 344 vụ, với 304 bị cáo; số vụ đưa ra xét xử 50 vụ, với 52 bị cáo [9].

Sáu tháng đầu năm 2013, cả nước đã phát hiện 13.612 vụ vi phạm Luật bảo vệ rừng và phát triển rừng. Các cơ quan chức năng đã xử lý 11.464 vụ. Trong đó: Xử phạt hành chính 11.331 vụ; Xử lý hình sự 133 vụ, với 109 bị cáo; số vụ đưa ra xét xử 16 vụ, với 19 bị cáo [9].

Từ số liệu thống kê về tình hình vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng như đã nêu trên cho thấy, hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến tài nguyên rừng ngày càng tăng, nhưng trong thực tiễn các cơ quan chức năng chủ yếu chỉ xử lý hành chính. Đây là một thực trạng mà các cơ quan tiến hành tố tụng cần nghiên cứu lại, nếu không xử lý nghiêm minh sẽ dẫn đến hệ lụy

khó lường và tài nguyên rừng của nước ta khó có thể được bảo vệ một cách tốt nhất, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vũng của nền kinh

tế quốc gia.Nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của kiểm

sát viên còn hời hợt, chưa thể hiện hết trách nhiệm của kiểm sát viên trong công tác kiểm sát điều tra, dẫn đến nhiều đối tượng bị bỏ lọt, hoặc chuyển xử lý hành chính mà không truy cứu trách nhiệm hình sự. Mặt khác, quá trình xét xử cũng chưa thật sự nghiêm minh, mức án tuyên đối với các bị cáo chưa tương xứng với hành vi và hậu quả mà chủ thể tội phạm gây ra cho xã hội, điều này thể hiện qua việc áp dụng hình phạt tù có điều kiện (cho bị cáo được hưởng án treo quá nhiều).

Địa bàn có tài nguyên rừng phân bố rộng, xa khu dân cư và thường là nơi có rừng núi hiểm trở, trong khi lực lượng bảo vệ và quản lý rừng chủ yếu là kiểm lâm, với số lượng, chất lượng và kỹ năng nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, nên việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật để xử lý triệt để là việc làm không dễ.

*Về công tác xét xử các vụ án xâm hại đến tài nguyên rừng:

Qua nghiên cứu việc xét xử các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên rừng mà các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố điều tra, truy tố và xét xử trong những năm gần đây cho thấy, kết quả việc xử lý chưa nghiêm, các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp áp dụng chế tài hình sự đối với đa số các bị cáo chưa tương xứng với hành vi và hậu quả mà người phạm tội gây ra cho xã hội. Hầu hết các đối tượng phạm tội được áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ để chuyển xuống khung hình phạt liền kề và áp dụng mức án thấp nhất của khung này hoặc tuyên xử cho bị cáo được hưởng án treo.

+ Cấp sơ thẩm xét xử mức án nhẹ, không tương xứng với hành vi phạm tội:

Qua nghiên cứu nhiều vụ án có hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng mà Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm ở một số địa phương đã xét xử từ năm

2009 đến tháng 6 năm 2013, nhận thấy tỷ lệ bị cáo bị xử án tù giam còn hạn chế, số bị cáo còn lại tuy hành vi gây ra cho xã hội là rất nghiêm trọng, lẽ ra phải áp dụng hình phạt tù để đảm bảo tính răn đe giáo dục phòng ngừa, nhưng phần lớn Toà cấp sơ thẩm áp dụng điều 60 Bộ luật hình sự cho các bị cáo được hưởng án treo là không thoả đáng, điển hình là các vụ:

Vụ thứ nhất: Phan Ngọc Hòa, Phan Văn Ngưỡng, Thái Duy Long ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, bị khởi tố về tội hủy hoại rừng quy định tại Điều 189 Bộ luật hình sự. Các bị cáo đã có hành vi: Tháng 8/2008 Phan Ngọc Hòa, Phan Văn Ngưỡng, Thái Duy Long đã thuê người chặt phá cây rừng để chiếm đất.

Tháng 9/2008, Hòa thuê Nguyễn Vĩnh Khương cùng 8 người khác vào khu vực rừng được Nhà nước giao cho ủy ban nhân dân xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định quản lý, các đối tượng này đã chặt phá rừng với

diện tích rừng phòng hộ 17.031m2, rừng sản xuất 1.100m2, trữ lượng gỗ rừng

non IIA bị chặt phá 55,3m3, tổng giá trị thiệt hại 110.600.000 đồng. Hành vi

của các bị cáo Hòa, Ngưỡng, Long bị Viện kiểm sát thị xã An Nhơn truy tố về tội hủy hoại rừng theo điểm c, khoản 3, điều 189 Bộ luật hình sự, với tình tiết định khung “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” có mức hình phạt từ 07 đến 15 năm tù [16].

Qua thực tiễn xét xử vụ án nêu trên, cho thấy:

Hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, đã chặt phá và hủy hoại một khối lượng lớn thực vật rừng thuộc nhóm IIA, có giá trị kinh tế cao, có chức năng phòng hộ đầu nguồn; gây mất cân bằng môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến tình hình trật tự trị an ở địa phương; xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Trong vụ án này cả ba bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo

điểm b, p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, như nhận định của bản án là đúng. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử quá nhấn mạnh các tình tiết giảm nhẹ và vận dụng điều 47 Bộ luật hình sự, chuyển xuống khung hình phạt liền kề có mức án thấp hơn để xét xử đối với các bị cáo là không tương xứng với hành vi phạm tội. Hội đồng xét xử đã tuyên xử bị cáo: Phan Ngọc Hòa: 3 năm 6 tháng tù; Thái Duy Long: 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; Phan Văn ngưỡng: 3 năm tù.

Vụ thứ hai: Năm 2008 các bị cáo Ngô Thị Hoa, Võ phi Hùng đã có

Một phần của tài liệu Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)