Những nhận xét, đánh giá

Một phần của tài liệu Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam (Trang 74)

* Về hành vi vi phạm xâm hại đến tài nguyên rừng:

Qua thống kê 36 bản án mà Tòa án các cấp đã xét xử, học viên thấy rằng có 3 vụ khai thác rừng trái phép, 31 vụ Huỷ hoại rừng, 2 vụ vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy gây hậu quả nghiêm trọng. Như vậy, tội huỷ hoại rừng chiếm tỷ lệ đáng kể. Tính riêng trên địa bàn tỉnh Bình Định, từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2013 đã xảy ra 475 vụ xâm hại đến tài nguyên rừng, 48 vụ cháy rừng, nhưng chỉ khởi tố điều tra, truy tố và xét xử 8 vụ huỷ hoại rừng, 2 vụ vi phạm qui định về phòng cháy chữa cháy (vô ý làm cháy rừng) bị truy tố và xét xử theo qui định tại điều 240 Bộ luật hình sự [13].

Từ số liệu nêu trên cho thấy sự yếu kém trong việc điều tra phát hiện vi phạm để xử lý các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, tỷ lệ phá án khá thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.

* Về thủ đoạn của người phạm tội: Người phạm tội sử dụng rất nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt với mục đích chính nhằm thu lợi về kinh tế cho bản thân. Trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử cho thấy, thông thường kẻ phạm tội sử dụng cưa, cuốc, xẻng, rìu… để chặt phá cây rừng, dùng súng, bẩy, cung tên để săn bắt các loài động vật hoang giã nguy cấp, quí, hiếm. Dùng xe mô tô, xe ô tô tải và vật nuôi để vận chuyển tài nguyên rừng trái pháp luật. Dùng tiền để mua chuộc cán bộ có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng và nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt khác nhằm trốn tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng.

* Về thời gian thực hiện tội phạm: Tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng được thực hiện vào mọi thời điểm, cả mùa nắng và mùa mưa, ban ngày

và ban đêm. Tuy nhiên, qua nghiên cứu nhiều vụ án xâm hại đến tài nguyên rừng xảy ra trong những năm gần đây, học viên nhận thấy tùy từng loại tội phạm mà người phạm tội chọn thời điểm thực hiện gây án khác nhau.

Đối với tội huỷ hoại rừng [Điều 189 Bộ luật hình sự] thông thường kẻ phạm tội thực hiện vào mùa khô, bởi mục đích cơ bản của loại tội phạm này về là nhằm lấy đất để sản xuất, lấy lâm sản để bán thu lợi về kinh tế, nên phải phát dọn và đốt cây rừng, hoặc sử dụng các hành vi khác gây cháy rừng chỉ có thể thực hiện vào mùa khô. Nói như vậy không có nghĩa là mùa mưa kẻ phạm tội không thực hiện được, nhưng khả năng thực hiện trong mùa mưa xảy ra trong thực tiễn là rất thấp.

Đối với các tội phạm qui định tại điều 175, 176, 190 Bộ luật hình sự. Do đặc trưng của tội phạm này không nhất thiết phải phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, nên chủ thể thực hiện hành vi phạm tội có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi và mọi thời điểm. Tuy nhiên, kẻ phạm tội thường lợi dụng sự thiếu chặt chẽ trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng để thực hiện hành vi phạm tội.

* Về nhân thân người phạm tội: Xuất phát từ đặc thù của từng tội phạm, nên đối với tội phạm qui định tại điều 176 Bộ luật hình sự chủ thể của tội phạm này phải là người có chức vụ, quyền hạn, đó là các cán bộ công chức, người có chức vụ quyền hạn được Nhà nước giao nhiệm vụ làm công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Chỉ các đối tượng này mới là chủ thể của tội phạm qui định tại điều 176 Bộ luật hình sự. Do đó, về nhân thân của chủ thể tội phạm này là người có trình độ chuyên môn và có sự hiểu biết pháp luật. Vì vậy, nhân thân của họ thường tốt hơn mặt bằng chung của chủ thể các loại tội phạm khác.

Đối với các tội phạm qui định tại điều 175, 189, 190 và 240 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội đa số là nông dân, thương nhân... Đối tượng người nông dân với mục đích muốn có đất để sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, hoặc vì

mục đích vụ lợi kinh tế, nên thực hiện hành vi hủy hoại tài nguyên rừng để lấy đất sản xuất, để lấy lâm sản phục vụ cho nhu cầu kinh tế cá nhân. Săn bắt, vận chuyển, mua bán động vật hoang giã thuộc loài nguy cấp, quí, hiếm để thu lợi kinh tế bất chính. Đốt nương rẫy, dọn cỏ thực bì trong rừng hoặc gần khu vực có rừng, do bất cẩn nên gây cháy rừng. Qua nghiên cứu nhân thân của nhiều bị cáo đã phạm tội thời gian qua cho thấy, phần lớn họ là người nông dân, hoặc người lao động nhưng không có việc làm ổn định, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu ruộng đất để sản xuất. Nên đã huỷ hoại tài nguyên rừng rừng để lấy đất sản xuất, săn bắt động vật hoang giã thuộc loài nguy cấp, quí, hiếm và khai thác cây rừng để thu lợi về kinh tế cho bản thân.

Một phần của tài liệu Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)