Tăng cường điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các đối tượng phạm

Một phần của tài liệu Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam (Trang 99)

phạm tội xâm phạm đến tài nguyên rừng

Để tăng cường điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các đối tượng phạm tội xâm phạm đến tài nguyên rừng, nhằm bảo vệ nghiêm ngặt nguồn tài nguyên có giá trị cao không chỉ về mặt kinh tế mà có tầm quan trọng đến sự cân bằng của môi trường sinh thái. Vấn đề trước tiên đặt ra là Nhà nước ta cần phải tăng cường xây dựng và từng bước hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng nói riêng.

Để thực hiện tốt yêu cầu đó, Nhà nước ta cần phải rà soát các qui định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng, trên cơ sở đó nhằm loại bỏ các qui định không còn phù hợp và bổ sung các qui định mới sát với thực tiễn phát triển của nền kinh tế quốc gia, nội dung hoàn thiện cụ thể như đã nêu trong mục 3.3.2 chương 2 của luận văn mà học viên nghiên cứu.

Qua số liệu thống kê trong luận văn, có thể nhận thấy tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên rừng trong những năm gần đây có chiều hướng giảm, nhưng vẫn dừng lại ở mức cao. Nguyên nhân có nhiều, song một phần xuất phát từ hạn chế trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đó là: Việc áp dụng pháp luật hình sự để điều tra, truy tố và xét xử các đối tượng phạm tội xâm hại đến tài nguyên rừng chưa thực sự nghiêm minh, nhiều đối tượng có dấu hiệu đồng phạm vai trò giúp sức chưa được các cơ quan tiến hành tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức án Tòa tuyên đối với nhiều bị cáo chưa tương xứng với hành vi phạm tội, không đủ tính răn đe giáo dục phòng ngừa, dẫn đến tình hình tài nguyên rừng tiếp tục bị tàn phá làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.

Vì vậy, để tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển một cách toàn diện và bền vững, thì vấn đề đặt ra trước tiên là phải khẩn trương hoàn thiện pháp luật nói chung, hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng nói riêng. Bên cạnh đó Nhà nước cần tập trung đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại cho các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm hổ trợ cho công tác điều tra truy tìm đối tượng bằng những phương tiện hiện đại.

Khi có vụ án xâm hại đến tài nguyên rừng xảy ra thì cơ quan điều tra phải chủ động xác minh, thu thấp chứng cứ để điều tra vụ án đảm bảo nhanh chóng, kịp thời và xử lý nghiêm minh người có hành vi phạm tội xâm hại đến tài nguyên rừng, cho dù người đó là ai và giữ chức vụ gì trong bộ máy Nhà nước. Công tác điều tra, truy tố và xét xử là chuổi mắt xích không thể tách rời trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng nối riêng. Do đó, các cơ quan tiến hành tố tụng hằng năm cần tăng cường xây dựng qui chế phối hợp liên ngành để xử

lý vụ việc ngay từ giai đoạn khởi đầu của hoạt động tố tụng, nhằm đảm bảo cho việc điều tra, truy tố và xét xử phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và cương quyết không để lọt tội phạm. Việc xét xử phải đảm bảo tính nghiêm minh, mức án phải thực sự nghiêm khắc, không có trường hợp ngoại lệ cho kẻ phạm tội, Bản án phải đảm bảo tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung cho toàn xã hội.

Thực hiện tốt những biện pháp nêu trên chắc chắn rằng nguồn tài nguyên rừng của nước ta sẽ dần được quản lý chặt chẽ, đem lại lợi ích không chỉ cho đời sống kinh tế của nhân dân, mà còn có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ môi trường ngày càng tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)