Tội vi phạm về các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam (Trang 42)

thành tội phạm được coi là khái niệm pháp lý của loại tội phạm cụ thể, là sự mô tả khái quát loại tội phạm nhất định trong bộ luật hình sự.

Xét về mặt lý luận pháp luật, tội phạm được cấu thành bởi bốn yếu tố cơ bản, đó là:

- Khách thể của tội phạm; - Mặt khách quan của tội phạm; - Chủ thể của tội phạm;

- Mặt chủ quan của tội phạm.

Dựa trên nền tảng lý luận đó, các tội phạm xâm hại tài nguyên rừng cũng có những dấu hiệu pháp lý đặc trưng riêng biệt, điều này được tìm hiểu rõ qua từng tội phạm cụ thể sau đây:

2.1.1. Tội vi phạm về các quy định về khai thác và bảo vệ rừng [ Điều 175 Bộ luật hình sự] Bộ luật hình sự]

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a. Khai thác trái phép cây rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các qui định của Nhà nước về khai thác và bảo về rừng, nếu không thuộc qui định tại điều 189 của bộ luật này;

b. Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép, nếu không thuộc trường hợp qui định tại điều 153 và điều 154 của bộ luật này.

2. Phạm tội trong các trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng”[6].

* Khách thể của tội phạm: Là các quan hệ xã hội thể hiện chế độ quản lý của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng.

* Mặt khách quan của tội phạm: Được thực hiện bởi các hành vi như:

- Khai thác cây rừng trái phép: Là hành vi khai thác cây rừng không có giấy phép, hoặc có giấy phép nhưng không đúng loại cây được phép khai thác, khai thác vượt mức cho phép thì đều được xem là hành vi vi phạm.

Hoặc có hành vi khác vi phạm qui định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng, nếu không thuộc trường hợp qui định tại điều 189 Bộ luật hình sự. Hành vi khác được hiểu là:

+ Khai thác cây rừng không đúng phương pháp mà Nhà nước qui định. (Nội dung cụ thể được quy định tại Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT – BTP – BCA – VKSNDTC - TANDTC ngày 08/3/2007 của liên Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ Công an - Viện kiểm sát nhân dân Tối cao - Tòa án nhân dân Tối cao, hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (sau đây gọi tắc là Thông tư liên tịch số 19/2007).

- Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy

bán không đúng qui định của Nhà nước. Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối

với tội phạm này, thì phải thõa mãn điều kiện “Gây hậu quả nghiêm trọng

qui định tại khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự khi thuộc 1 trong các trường hợp sau đây:

+ Gây thiệt hại về lâm sản (trừ động vật) từ trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến 2 lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính qui định cho mỗi hành vi vi phạm.

+ Khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép từ 2 loại gỗ trở lên (Gỗ thông thường nhóm I-III hoặc gỗ thông thường nhóm IV - VIII; Gỗ thông thường với gỗ nhóm IIA) mà khối lượng của mỗi loại gỗ chưa vượt quá mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính, nhưng tổng khối lượng gỗ trong vụ vi phạm đó vượt quá mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính quy định đối với gỗ thông thường thuộc nhóm IV đến nhóm VIII quy định cho hành vi tương ứng đó.

+ Khai thác gỗ quí, hiếm nhóm IA ở rừng sản xuất đến 2m3, ở rừng phòng hộ đến 1,5m3; ở rừng đặc dụng đến 1m3;

+ Khai thác thực vật rừng nguy cấp, quí, hiếm nhóm 1A ở rừng sản xuất có giá trị đến 3 triệu đồng; ở rừng phòng hộ đến 2 triệu đồng; ở rừng đặc dụng đến 1 triệu đồng;

+ Vận chuyển, buôn bán gỗ quý, hiếm nhóm IA đến 2m3;

+ Hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về hành vi này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện bởi lỗi cố ý.

* Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật.

* Hình phạt

- Khoản 1: Quy định hình phạt tiền trong khoản 1 Điều luật nêu trên nếu được áp dụng là hình phạt chính thì phải tuân thủ đúng quy định tại Điều

72 Bộ luật hình sự. Hình phạt cải tạo không giam giữ đối với loại tội phạm này, nhằm để áp dụng cho các chủ thể phạm tội ở mức độ ít nguy hơn so với các đối tượng bị áp dụng hình phạt tù.

- Khoản 2: Áp dụng trong các trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp rất nghiêm trọng được quy định như sau:

+ Gây thiệt hại về lâm sản (trừ động vật rừng) từ trên 2 lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến 4 lần mức tối đa bị xử phạt hành chính qui định cho mỗi hành vi phạm tội.

+ Khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép từ 2 loại gỗ trở lên (Gỗ thông thường từ nhóm I đến nhóm III với gỗ thông thường từ nhóm IV đến nhóm VIII; gỗ thông thường với gỗ quí, hiếm nhóm IIA) mà tổng khối lượng gỗ trong vụ vi phạm từ trên 2 lần, đến 4 lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đối với gỗ thông thường thuộc nhóm IV đến nhóm VIII qui định cho hành vi tương ứng đó.

+ Khai thác gỗ quí, hiếm nhóm IA, thực vật rừng nguy cấp, quí, hiếm nhóm IA, trên mức tối đa của hậu quả nghiêm trọng.

+ Vận chuyển, buôn bán gỗ quí, hiếm IA trên mức tối đa của hậu quả nghiêm trọng được hướng dẫn tại điểm đ tiểu mục 1.4 mục 4 Thông tư liên tịch số 19/2007, đến 2 lần mức tối đa của hậu quả nghiêm trọng tương ứng đó. - Gây hậu quả nghiêm trọng được hướng dẫn tại tiểu mục 1.4 mục 1 (Thông tư liên tịch số 19/2007) và còn thực hiện 1 trong các hành vi: Chống người thi hành công vụ; Gây thương tích cho người thi hành công vụ; Đập phá nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiện của cơ quan có trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội độc lập.

- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọngqui định tại khoản 2

+ Gây thiệt hại về lâm sản (trừ động vật rừng) trên 4 lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đối với gỗ thông thường thuộc nhóm IV đến nhóm VIII quy định cho hành vi tương ứng đó.

+ Khai thác gỗ quí, hiếm nhóm IA, thực vật rừng nguy cấp, quí hiếm nhóm IA trên mức tối đa của hậu quả rất nghiêm trọng;

+ Vận chuyển, buôn bán gỗ quí, hiếm nhóm IA trên mức tối đa của hậu quả rất nghiêm trọng;

+Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hướng dẫn tại các điểm nêu trên và còn thực hiện 1 trong các hành vi nêu tại điểm đ tiểu mục 1.5 mục 1 của Thông tư liên tịch số 19/2007.

- Khoản 3 qui định hình phạt bổ sung: Người phạm tội này còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng.

Một phần của tài liệu Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)