Các giải pháp pháp lý

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của hội nghị chủ nợ (Trang 63)

Về chủ thể là các chủ nợ.

Chủ nợ là người có quyền hạn quan trọng trong thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp và xét ở một phương diện nhất định, việc khởi sự một vụ án phá sản trên thực tế chủ yếu xuất phát từ ý nguyện của các chủ nợ và vì mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp bị xâm hại của họ. Thế nhưng trong thực tiễn áp dụng, không ít trường hợp để thực hiện quyền hạn này, các chủ nợ lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Tất nhiên tính kém hiệu quả của việc thực hiện các quyền tố tụng hợp pháp của đương sự là do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan khác nhau. Song ở góc độ quy chế pháp lý liên quan đến việc thực hiện quyền hạn của các chủ nợ cần xác định lại những nội dung sau:

- Quyền được rút đơn yêu cầu của chủ nợ. Khác với doanh nghiệp mắc nợ, việc nộp đơn yêu cầu giải quyết phá sản của chủ nợ như là một phương thức để bảo vệ quyền lợi của mình và do vậy là hành vi hoàn toàn tự nguyện. Do vậy cần thừa nhận quyền được rút đơn của chủ nợ, đây cũng là sự thể hiện một phần của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là phù hợp.

- Thời điểm của việc rút đơn: Việc rút đơn chỉ được thừa nhận trước khi Tòa án mở thủ tục giải quyết tuyên bố phá sản.

nợ đã rút đơn song vụ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản vẫn được thực hiện (trên cơ sở các đơn yêu cầu của các chủ thể khác) thì đương nhiên chủ nợ đã rút đơn vẫn có quyền tham gia vào việc giải quyết phá sản một cách bình đẳng.

Đối với các doanh nghiệp mắc nợ thì chủ nợ chủ yếu vẫn là chủ nợ có bảo đảm, vì vậy cần tăng cường vai trò của các chủ nợ có bảo đảm để thủ tục phá sản có hiệu quả hơn. Theo pháp luật phá sản của hầu hết các nước, các chủ nợ đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, có quyền quyết định về việc con nợ phục hồi hay bị thanh lý, kiến nghị Tòa án áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản của con nợ. Tuy nhiên trong pháp luật phá sản của các nước, mục đích bảo vệ lợi ích của chủ nợ được đặt lên coi trọng như Anh, Đức… thì thủ tục phá sản là một công cụ chủ yếu để giúp các chủ nợ thu hồi lại tiền. Bên cạnh việc quy định quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, pháp luật có quy định quyền của chủ nợ, kể cả chủ nợ có bảo đảm đều có thể chỉ định người quản lý tài sản để kiểm soát những tài sản đó.

Về chủ thể là doanh nghiệp mắc nợ.

Trong phạm vi các chủ thể có liên quan thì doanh nghiệp mắc nợ là đương sự và có vị trí trung tâm của hầu hết các biện pháp tố tụng. Một cơ sở pháp lý đúng đắn cho loại chủ thể này sẽ có ý nghĩa định tới việc giải quyết chất lượng vụ việc phá sản.

- Hoàn thiện cơ chế chế tài đối với trường doanh nghiệp mắc nợ đã thực tế lâm vào tình trạng phá sản song không làm thủ tục yêu cầu Tòa án giải quyết tuyên bố phá sản.

- Đối với những biện pháp tài chính cần thiết mà pháp luật quy định doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thực hiện khi có dấu hiệu phá sản cần lưu ý: thứ nhất, nếu vẫn tiếp tục duy trì cơ chế trách nhiệm tài chính

này thì cần phải có sự xác định chặt chẽ và rõ ràng để đánh giá nghĩa vụ tuân thủ của doanh nghiệp (điều mà trong Luật Phá sản hiện hành chỉ được quy định như là những biện pháp có tính khuyến nghị nhiều hơn là một loại trách nhiệm pháp lý). Thứ hai, nếu trong trường hợp có sự điều chỉnh quan niệm về việc xác định tình trạng phá sản doanh nghiệp và cải cách mô hình tố tụng theo hương phân tách thành hai loại thủ tục thanh lý và thủ tục tổ chức lại với mục đích tạo ra cơ hội nhằm giải quyết các vụ phá sản thích hợp cho từng trường hợp thì những biện pháp tài chính cần thiết cần được nghiên cứu và lồng ghép trong quy trình tổ chức lại doanh nghiệp sẽ là hợp lý và có tính hiện thực hơn. - Hoàn thiện cơ chế giám sát cũng như các biện pháp chế tài đối với

doanh nghiệp mắc nợ trong quá trình thực hiện các cam kết tổ chức lại Luật Phá sản cần có quy định cho những doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi gửi đơn đến Tòa có quyền yêu cầu Tòa áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh hay thủ tục thanh lý. Hơn ai hết, doanh nghiệp sẽ là người hiểu và nắm rõ nhất thực trạng tài chính và khả năng phục hồi của doanh nghiệp. Nếu họ chọn hình thức phục hồi sản xuất kinh doanh tức là họ đã có những ý tưởng, hình thành những biện pháp phục hồi mà họ cho là khả thi. Pháp luật phá sản cần quy định những cơ chế cụ thể về nội dung này, chẳng hạn doanh nghiệp mắc nợ có quyền được thương lượng với các chủ nợ hoặc mốt số chủ nợ ủng hộ họ trước khi đưa đơn ra Tòa. Nếu phục hồi phải kèm theo phương án giải trình để Tòa án xem xét đưa ra Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất quyết định. Như vậy, quá trình giải quyết sẽ nhanh hơn. Tương tự, nếu họ chọn hình thức thanh lý cũng nghĩa là họ đã nhận thấy không còn khả năng níu kéo được nữa. Trường hợp này pháp luật phá sản nên quy định từ một đến hai tuần sau khi thụ lý đơn, Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản ngay, không nên khéo dài việc xem xét.

Về chủ thể là người lao động.

“Người lao động trong doanh nghiệp có thể vừa là chủ nợ của doanh nghiệp vừa là nhân tố không thể thiếu được cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Luật Phá sản hiện hành lại cho thấy hầu như chỉ chú trọng xem xét quyền lợi của người lao động với tư cách là chủ nợ. Nhưng trên thực tế không phải bao giờ người lao động cũng có được cơ hội để bảo vệ thực sự các quyền lợi của mình. Điểm nổi bật nhất là cách thức của người lao động tham gia vào trình tự tố tụng phá sản, nhất là quyền khởi kiện yêu cầu giải quyết phá sản và việc tham gia vào quy trình giải quyết phá sản. Thực ra trong Luật Phá sản của nhiều nước hầu như không có sự xác định một quy chế khởi kiện cũng như cách thức tham gia giải quyết một vụ việc phá sản đối với người lao động như trong pháp luật phá sản của Việt Nam. Do vậy cũng có thể coi quy chế pháp lý về người lao động trong tố tụng phá sản của Việt Nam có tính đặc thù, đồng thời cũng thể hiện bản chất nhân đạo trong Luật Phá sản của nước ta. Nếu vẫn tiếp tục duy trì cơ chế này cần hoàn thiện các quy định về vai trò của người lao động trong việc tham gia giải quyết phá sản:

- Cho phép người lao động được trực tiếp làm đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp chứ không nhất thiết phải thực hiện thông qua một cơ chế trung gian là tổ chức công đoàn hay đại diện người lao động như hiện nay.

- Cho phép người lao động được tham gia biểu quyết tại Hội nghị chủ nợ mà không phân biệt họ có phải là người khởi kiện hay không phải là người khởi kiện. Có như vậy mới bảo đảm nguyên tắc bình đẳng cũng như phản ánh đặc thù của thủ tục tố tụng phá sản [13, tr.175].

Vấn đề duy trì quyền lực của Hội nghị chủ nợ: “Về nguyên tắc, sau khi đã thông qua được phương án hòa giải hay phục hồi doanh nghiệp hay

phân chia tài sản (trình Thẩm phán) thì Hội nghị chủ nợ được coi là đã hoàn thành sứ mệnh của mình chứ không còn có vai trò thực tế trong việc thực thi các quyết định đã được thông qua như thế nào. Nếu trong trường hợp thực hiện các giải pháp khôi phục lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì Luật Phá sản không có sự đề cập đến quyền hạn của Hội nghị chủ nợ, ví dụ như quyền giám sát của Hội nghị chủ nợ - mặc dù chính Hội nghị chủ nợ là thiết chế đã thông qua phương án đó. Đây có lẽ cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho cơ chế phục hồi hoạt động kinh doanh không đạt hiệu quả.

Theo nguyên tắc giải quyết phá sản của Ngân hàng Thế giới thì các quyền của chủ nợ phải được bảo đảm thông qua việc thiết lập một Ủy ban chủ nợ để cho phép chủ nợ có khả năng tham gia chủ động, liên tục vào quá trình giải quyết phá sản. Trong Luật Phá sản của nhiều nước, ví dụ như InsO của Đức, vai trò của Hội nghị chủ nợ không dừng lại một cuộc họp mà còn được duy trì thông qua một Ủy ban do Hội nghị chủ nợ bầu ra để thay mặt Hội nghị chủ nợ kiểm tra và thực hiện một số quyền hạn của Hội nghị chủ nợ. Ủy ban này đặc biệt có quyền giám sát việc thực hiện các công việc quản lý tài sản của người quản lý phá sản. Bên cạnh đó, Luật Phá sản của Nga cũng có quy định về việc thành lập Ủy ban chủ nợ (Điều 23). Do vậy, để hoàn thiện cơ chế hoạt động của Hội nghị chủ nợ cần thiết phải tạo ra những điều kiện về mặt pháp lý để Hội nghị chủ nợ thực sự có vai trò trong quá trình giải quyết một vụ việc phá sản, không phải chỉ dừng lại ở việc đưa ra những phương án, giải pháp thông qua một Nghị quyết của hội nghị mà cần phải được tham gia vào quá trình giám sát việc thực hiện chúng. Việc thiết kế một tổ chức hoạt động mang tính thường trực của Hội nghị chủ nợ - có thể gọi là Ủy ban chủ nợ là một đòi hỏi hợp lý. Ủy ban chủ nợ với các thành viên chủ yếu là các chủ nợ. Địa vị pháp lý của các chủ nợ là thành viên trong Ủy ban chủ nợ là không

giống nhau: Ví dụ như giữa chủ nợ có bảo đảm và chủ nợ không có bảo đảm. Người lao động cũng có thế là thành viên của Ủy ban chủ nợ nếu số nợ của họ đạt đến một tỷ lệ nhất định (ví dụ theo InsO của Đức, tỷ lệ này là từ 10% trong khối tài sản)” [13, tr.176-177].

Pháp luật phá sản của nước ta cần xây dựng cơ chế để Ủy ban chủ nợ có thể giám sát hiệu quả đối với toàn bộ quá trình phá sản nhằm bảo đảm sự trung thực khách quan. Ủy ban chủ nợ sẽ hoạt động như một cầu nối trong việc cung cấp thông tin cho các chủ nợ khác và trong việc triệu tập các chủ nợ để đưa ra quyết định về những vấn đề quan trọng. Pháp luật cần quy định các vấn đề như điều kiện và quyền bỏ phiếu, số chủ nợ cần thiết để biểu quyết, Hội nghị chủ nợ và các hoạt động của Hội nghị chủ nợ. Đặc biệt, cần thiết lập các quy định trong việc lựa chọn và chỉ định ủy ban chủ nợ để thực hiện một số hoạt động trong thủ tục phá sản. Việc thành lập Ủy ban chủ nợ với tư cách là cơ quan thường trực của Hội nghị chủ nợ là một nhân tố cần thiết, thúc đẩy sự tham gia tích cực của chủ nợ vào quá trình giải quyết phá sản được pháp luật nhiều nước quy định.

Về Tổ quản lý, thanh lý tài sản.

Theo quy định tại điều 9 Luật Phá sản, thành phần của Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã bao gồm đại diện của các bên liên quan. Tuy nhiên để Tổ quản lý, thanh lý tài sản hoạt động có hiệu quả, cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể về việc cử đại diện chủ nợ tham gia trong Tổ. Luật Phá sản chưa quy định về đại diện chủ nợ tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản, do vậy trong trường hợp chủ nợ có số nợ lớn nhất là pháp nhân, cá nhân nước ngoài hoặc trong trường hợp chủ nợ có số nợ nhiều nhất không có điều kiện tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản thì cần có quy định linh hoạt cho phép Tòa án chỉ định tạm thời một chủ nợ làm đại diện tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài

sản. Nên có quy định bắt buộc các cơ quan hữu quan (cơ quan tài chính, Ngân hàng) được yêu cầu có nghĩa vụ cử cán bộ tham gia vào Tổ này, đồng thời quy định cụ thể về quyền và nhiệm vụ của các thành viên trong Tổ. Trong Tổ quản lý, thanh lý tài sản, vị trí, vai trò của các thành viên không phải như nhau. Đây là một thiết chế rất đặc biệt, trong đó có sự tham gia đại diện của cơ quan công quyền. Do đó, cần phải có những quy định chi tiết về Quy chế hoạt động, chế độ làm việc của Tổ, giới hạn trách nhiệm, quyền hạn của mỗi loại thành viên.

Cần sớm ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, giảm chi phí cho quá trình giải quyết phá sản vì đây là một thiết chế có tính chất mới so với Tổ quản lý tài sản và Tổ thanh toán tài sản trước đây. Quy chế này cần quy định cụ thể việc phân công, phân nhiệm và lề lối làm việc của các thành viên trong Tổ. Đặc biệt cần quy định về trách nhiệm cá nhân của Tổ trưởng và các các thành viên của Tổ khi thực hiện các quyết định của Tòa án. Hoạt động của Tổ trưởng có vị trí rất quan trọng, vì đây là người điều phối hoạt động, tổ chức thực hiện các quyết định quan trọng của Thẩm phán và thực hiện thanh toán cho các chủ nợ. Do đó cần quy định rõ chế độ báo cáo của Tổ trưởng đối với Thẩm phán. Ngoài ra cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan trong việc cử cán bộ tham gia vào Tổ quản lý, thanh lý tài sản cần phải được coi là nghĩa vụ của các cơ quan được yêu cầu để tránh tình trạng thờ ơ, vô trách nhiệm của các cơ quan đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ.

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của hội nghị chủ nợ (Trang 63)