Chủ thể có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của hội nghị chủ nợ (Trang 34)

Luật Phá sản 2004 quy định nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ của những người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại các Điều 15, 16, 17 và 18 của Luật Phá sản. Những người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ gồm:

- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trường hợp không tham gia được thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia. Người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như người ủy quyền (nếu họ tham gia Hội nghị chủ nợ). Ðối với doanh nghiệp tư nhân mà chủ doanh nghiệp đã chết thì người thừa kế hợp pháp của chủ doanh nghiệp đó tham gia Hội nghị chủ nợ;

- Trường hợp không có người đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản như nói ở điểm một, tham gia Hội nghị chủ nợ thì thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản chỉ định người đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã đó tham gia Hội nghị chủ nợ. Hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi có sự tham gia của quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho ít nhất hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên.

Đối với con nợ, việc tham gia Hội nghị chủ nợ vừa là quyền đồng thời là nghĩa vụ không phân biệt con nợ nộp đơn hay chủ thể khác nộp đơn yêu

cầu mở thủ tục phá sản. Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản bao gồm đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là:

- Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị xã hội có hội đồng quản lý; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đối với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị xã hội không có hội đồng quản trị; - Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài, công ty trách nhiệm hữu hạn có 12 thành viên trở lên. Trong trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn không thành lập hội đồng quản trị thì đại diện theo pháp luật là người được phân công quản lý công ty và được ghi trong Điều lệ công ty.

- Chủ nhiệm hợp tác xã đối với các hợp tác xã.

Đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp là:

- Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể ủy quyền bằng văn bản cho thành viên hội đồng quản trị, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc, phó chủ nhiệm tham gia quá trình giải quyết việc phá sản doanh nghiệp. Giấy ủy quyền phải xác định rõ phạm vi ủy quyền cho người đại diện;

- Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài nếu không thành lập hội đồng quản trị phải trực tiếp tham gia quá trình giải quyết việc phá sản doanh nghiệp. Nếu có lý do chính đáng thì có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp.

Để khắc phục tình trạng đại diện hợp pháp của con nợ bỏ trốn hoặc cố tình không cử đại diện hợp pháp đến tham gia Hội nghị chủ nợ gây khó khăn cho việc tiến hành thủ tục phá sản, Luật Phá sản đã cho phép Thẩm phán được chỉ định người đại diện cho doanh nghiệp tham gia Hội nghị chủ nợ trong trường hợp không có người đại diện cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có nghĩa vụ thanh toán các nghĩa vụ tài sản, trong đó có nghĩa vụ trả nợ cho các chủ nợ bằng toàn bộ tài sản của mình. Để thực hiện nghĩa vụ này và các vấn đề có liên quan, con nợ có nghĩa vụ tham gia vào Hội nghị chủ nợ và có trách nhiệm giải trình với Hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, thực trạng tài sản của doanh nghiệp theo kết quả kiểm kê; đồng thời có quyền kiến nghị với chủ nợ về phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ cho các chủ nợ. Trong trường hợp Hội nghị chủ nợ tạo điều kiện phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán cho các chủ nợ theo phương án đã được Hội nghị chủ nợ thông qua. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không thể phục hồi hoạt động kinh doanh thì tài sản của doanh nghiệp sẽ được dùng để thanh toán cho các chủ nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác của mình.

Khi tham gia Hội nghị chủ nợ, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có trách nhiệm giải trình với Hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Cũng tại Hội nghị chủ nợ, con nợ có quyền kiến nghị về phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ cho các chủ nợ.

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của hội nghị chủ nợ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)