Thẩm quyền của Hội nghị chủ nợ

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của hội nghị chủ nợ (Trang 44)

Trong một vụ phá sản, chủ nợ thường là những người có quyền lợi gắn bó chặt chẽ nhất, chính vì vậy, họ có quyền tham gia vào quá trình quản lý, xử lý tài sản của doanh nghiệp phá sản trên nguyên tắc công khai và công bằng. Có rất nhiều loại chủ nợ: chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần, chủ nợ là người lao động trong trường hợp doanh nghiệp còn nợ họ tiền công, tiền lương và chủ nợ là Nhà nước trong trường

hợp doanh nghiệp còn nợ thuế của Nhà nước. Do vậy, pháp luật đã tạo nhiều cơ hội để cho các chủ nợ bảo vệ quyền lợi của mình thông qua thiết chế về Hội nghị chủ nợ.

Hội nghị chủ nợ có nhiều quyền quan trọng, liên quan chặt chẽ tới quá trình xử lý phá sản.

“Hội nghị chủ nợ được Luật Phá sản thiết kế như là một thiết chế để thông qua đó các bên có liên quan trong vụ phá sản cùng nhau tìm kiếm, thỏa thuận phương án phục hồi để cứu vãn doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Bên cạnh đó, Hội nghị chủ nợ cũng là nơi để các chủ nợ thể hiện ý chí của mình về các vấn đề liên quan đến thủ tục phá sản. Do vậy, Hội nghị chủ nợ được quan niệm như một chế định quan trọng trong Luật Phá sản, đồng thời cũng là một thủ tục trong thủ tục tố tụng phá sản. Hội nghị chủ nợ là nơi tập hợp các chủ nợ cũng như những người có quyền và nghĩa vụ có liên quan không phân biệt họ có nộp đơn hay không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Để thực hiện được những công việc đó, Hội nghị chủ nợ cần có thẩm quyền nhất định bởi lẽ chính thẩm quyền là cơ sở để Hội nghị chủ nợ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Thứ nhất, quyền bầu thay thế người đại diện trong thành phần tổ quản lý, thanh lý tài sản (trong trường hợp xét thấy cần thay) - Điểm đ, Khoản 1, Điều 64 Luật Phá sản. Tổ quản lý, thanh lý tài sản là chủ thể do thẩm phán thành lập và có vai trò rất quan trọng trong quá trình mở thủ tục phá sản. Vì vậy, sự tham gia của đại diện chủ nợ trong tổ chức này sẽ tạo điều kiện cho các chủ nợ bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình.

Thứ hai, quyền đề nghị thẩm phán ra quyết định của người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Điểm e, Khoản 1, Điều 64 Luật Phá sản. Để bảo vệ tốt quyền, lợi ích của các chủ nợ, Luật Phá sản

quy định trong trường hợp xét thấy người quản lý của doanh nghiệp không có khả năng điều hành hoặc tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh sẽ không có lợi cho việc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp. Thẩm quyền này chính là biện pháp bảo đảm cho những quyết định của Hội nghị chủ nợ đạt được hiệu quả khi thực hiện trên thực tế. Mặc dù Luật Phá sản không quy định cụ thể những chủ thể thuộc đối tượng nào có thể được cử làm người quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Song đây là thẩm quyền lần đầu tiên Luật Phá sản trao cho Hội nghị chủ nợ. Điều đó chứng tỏ rằng Luật Phá sản đã đề cao vai trò của các chủ nợ trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp.

Thứ ba, quyền ra quyết định đối với phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Dưới sự chủ trì của Thẩm phán, Hội nghị chủ nợ sẽ bàn bạc, xem xét và đưa ra quyết định quan trọng liên quan đến các phương án, giải pháp áp dụng với doanh nghiệp và thông qua các nghị quyết của Hội nghị chủ nợ. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất sẽ đề cập đến việc có áp dụng hay không áp dụng thủ tục phục hồi, đây là cơ sở để Tòa án ra quyết định mở thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ lần thứ hai: “Thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc bất kỳ chủ nợ, người thứ ba đệ trình”. Đây là cơ sở để doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện phương án phục hồi sau khi thẩm phán đã ra quyết định công nhận. Ngược lại, nếu trong trường hợp Hội nghị chủ nợ không thông quan phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thì theo quy định tại khoản 2 điều 80 Luật Phá sản, Tòa án có quyền ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Ở góc độ này, Hội nghị chủ nợ có quyền quan trọng trong việc quyết định mở ra giai đoạn mới cho việc xử lý tài sản phá sản.

Thứ tư, quyền giám sát việc thực hiện phương án phục hồi của doanh nghiệp. Chủ nợ thực hiện việc giám sát nhằm buộc doanh nghiệp phải hoạt

động theo đúng nội dụng của phương án phục hồi đã được Hội nghị chủ nợ thông qua. Khi thực hiện quyền giám sát, nếu xét thấy doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả phương án phục hồi – nghĩa là doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc quản lý tài sản và thanh toán hết các khoản nợ cho chủ nợ, trong trường hợp như vậy chủ nợ đồng ý để Tòa án quyết định việc đình chỉ thủ tục phục hồi theo Khoản 1, Điều 76.

Nếu phát hiện doanh nghiệp thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi và có khả năng làm cho khối tài sản phá sản giảm sút hoặc bị mất mát và quyền lợi của các chủ nợ không được bảo đảm, chủ nợ có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định áp dụng thủ tục thanh lý đối với tài sản của doanh nghiệp theo Khoản 3, Điều 80” [43, tr.72-74].

Hội nghị chủ nợ có thẩm quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi nói chung và thông qua phương án phục hồi nói riêng. Quyền quyết định đó được thể hiện ở việc có chấp nhận hoặc không chấp nhận phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được trình để Hội nghị chủ nợ xem xét thông qua. Như vậy, Hội nghị chủ nợ là tổ chức duy nhất có thẩm quyền quyết định việc thông qua hay không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Thể thức thông qua bất kỳ nội dung nào trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi tại Hội nghị chủ nợ đều được thể hiện bằng hình thức biểu quyết.

Tuy nhiên, tại Hội nghị chủ nợ, việc thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự phụ thuộc vào ý chí của nhóm nợ không có bảo đảm. Việc quyết định phương án cần phải được các chủ nợ chiếm đa số tuyệt đối tài sản nợ không có bảo đảm tán thành. Vì vậy Luật Phá sản quy định nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản sẽ được thông qua khi có

quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành. Luật Phá sản đã đề cao vai trò của nhóm chủ nợ không có bảo đảm trong việc thông qua phương án phục hồi doanh nghiệp là nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của nhóm chủ nợ có thể gặp nhiều rủi ro hơn so với nhóm chủ nợ có bảo đảm.

Chƣơng 3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ HỘI NGHỊ CHỦ NỢ TRONG PHÁP LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Một số nhận xét về chế định Hội nghị chủ nợ trong pháp luật phá sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của hội nghị chủ nợ (Trang 44)