7. Kết cấu của luận văn
2.5.3. Chuyển rủi ro và chuyển quyền sở hữu
LTM bổ sung các quy định về chuyển rủi ro trong các trƣờng hợp cụ thể đƣợc liệt kê tại các Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61.
64
2.5.3.1. Bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa cho bên mua
Để có thể chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa cho bên mua, tạo điều kiện cho bên mua có thể tự do định đoạt đối với hàng hóa đƣợc mua theo hợp đồng, bên bán phải đảm bảo hàng hóa không có bất cứ “khuyết tật pháp lý” nào. Theo quy định của LTM, bên bán phải đảm bảo:
Thứ nhất, hàng hóa mua bán phải hợp pháp,tức là hàng hóa đó kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và đƣợc phép lƣu thông thƣơng mại.
Thứ hai, quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa không bị tranh chấp bởi bên thứ 3; bảo đảm hàng hóa và việc chuyển giao hàng hóa là hợp pháp. Sau khi chuyển quyền sở hữu, ngƣời bán không đƣợc có bất kì hành vi nào làm phƣơng hại tới quyền sở hữu hàng hóa của ngƣời mua. Điều này có nghĩa là ngƣời bán phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp cũng nhƣ nguồn gốc của hàng hóa và phải chịu rủi ro cho đến khi quyền sở hữu đối với hàng hóa đƣợc chuyển cho ngƣời mua, kể cả trong trƣờng hợp quyền sở hữu bị ngƣời thứ 3 tranh chấp. Trong trƣờng hợp hàng hóa bị ngƣời thứ 3 tranh chấp thì bên bán phải đứng về phía bên mua để bảo vệ quyền lợi của bên mua; nếu sau đó ngƣời mua biết rằng ngƣời thứ 3 có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ hàng hóa mua bán thì bên mua có quyền đình chỉ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thƣờng thiệt hại.
Thứ ba, việc chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa cho bên mua là hợp pháp, tức là bên bán có toàn quyền định đoạt đối với hàng hóa đƣợc mua bán.
Thứ tƣ, hàng hóa mua bán không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên bán phải chịu trách nhiệm trong trƣờng hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán. Trƣờng hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua[Điều 46].
Nhƣ vậy, trong quan hệ mua bán hàng hóa, bên bán không chỉ có nghĩa vụ đảm bảo hàng hóa không có khuyết tật về vật chất để bên mua có thể sử dụng đƣợc
65
hàng hóa đúng mục đích mà còn phải đảm bảo hàng hóa không có bất kì một “khuyết tật pháp lý” nào để bên mua có toàn quyền làm chủ đối với hàng hóa đã mua.
Theo Điều 62 LTM năm 2005, quyền sở hữu đƣợc chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa đƣợc chuyển giao, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác. Trong trƣờng hợp các bên không có thỏa thuận, quyền sở hữu hàng hóa cũng có thể đƣợc chuyển giao từ bên bán sang bên mua ở những thời điểm khác nhau, tùy theo tính chất của hàng hóa và phƣơng thức mua bán.
Đối với hàng hóa mua bán là động sản, thì quyền sở hữu hàng hóa đƣợc chuyển giao từ bên bán sang bên mua khi bên bán giao hàng cho bên mua, tức là bên mua đã có quyền chiếm hữu đối với hàng hóa. Đối với hàng hóa mua bán là bất động sản, việc giao nhận hàng hóa đƣợc thực hiện thông qua việc giao nhận chứng từ về hàng hóa, thì quyền sở hữu hàng hóa đƣợc chuyển giao cho bên mua khi bên bán hoàn tất việc chuyển giao các chứng từ về hàng hóa đó cho bên mua.
Đối với hàng hóa mua bán mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì sở hữu hàng hóa đƣợc chuyển giao cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục chuyển đăng kí quyền sở hữu đối với hàng hóa từ ngƣời bán sang ngƣời mua hay đăng kí quyền sở hữu đối với hàng hoá cho bên mua.
Trƣờng hợp hàng hóa không dịch chuyển khi giao nhận và cũng không có chứng từ về hàng hóa, quyền sở hữu hàng hóa đƣợc coi nhƣ là đã chuyển giao tại địa điểm và thời gian hợp đồng có hiệu lực.
Trƣờng hợp mua bán hàng hóa theo phƣơng thức mua sau khi sử dụng thử, thì trong thời hạn dùng thử, hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của bên bán.Tuy nhiên, trong thời hạn dùng thử, quyền sở hữu hàng hóa của bên bán bị hạn chế, bên bán không đƣợc bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố hàng hóa khi bên mua chƣa trả lại.
Trƣờng hợp hàng hóa đƣợc mua bán theo phƣơng thức trả chậm, trả dần, thì bên bán đƣợc bảo lƣu quyền sở hữu của mình đối với hàng hóa đã giao cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác [Điều 461 BLDS].
66
2.5.3.2. Bên mua hàng có nghĩa vụ nhận hàng
Nhận hàng là nghĩa vụ cơ bản của bên mua [Điều 56 LTM]. Nhận hàng là việc bên mua công nhận nghĩa vụ giao hàng của bên bán, tức là bên mua đã nhận hàng về mặt pháp lý. Bên mua hàng có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận. Khi nhận hàng, bên mua phải thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng; cần lƣu ý, việc nhận hàng tại thời điểm giao hàng không đồng nghĩa với việc nguời mua đã chấp nhận hàng hóa đƣợc giao mà mới chỉ là tiếp nhận hàng về mặt thực tế. Theo LTM, sau khi giao hàng, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa đã đƣợc giao, nếu các khiếm khuyết của hàng hóa không thể phát hiện trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thƣờng và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhƣng không thông báo cho bên mua. Đối với hàng hóa phải bảo hành thì bên mua còn phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành. Chỉ đến khi nào bên bán không còn trách nhiệm gì đối với hàng hóa đã bán thì bên bán mới đƣợc coi là đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
- Khi bên bán đã sẵn sàng giao hàng đúng hợp đồng, mà bên mua không tiếp nhận thì bên mua vi phạm hợp đồng và phải chịu các biện pháp chế tài theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trƣờng hợp này, bên bán phải áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp điều kiện và khả năng cho phép và với chi phí hợp lí để lƣu giữ, bảo quản hàng hóa, và có quyền yêu cầu bên mua thanh toán chi phí đã bỏ ra. Đối với hàng hóa có nguy cơ bị hƣ hỏng thì bên bán có quyền bán hàng hóa và trả cho bên mua khoản tiền thu đƣợc từ việc bán hàng hóa sau khi trừ đi chi phí hợp lý để bảo quản và bán hàng hóa.
2.5.3.3.Bên mua có nghĩa vụ thanh toán
Thanh toán là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng theo thỏa thuận và các bên có thỏa thuận về phƣơng thức, thời hạn và thời điểm thanh toán. Bên mua phải thực hiện đúng nội dung này theo thỏa thuận. Trƣờng hợp các bên không có thỏa thuận về những nội dung cụ thể liên quan đến việc thanh toán, thì áp dụng quy định của pháp luật:
67
- Địa điểm thanh toán: Theo LTM, trong trƣờng hợp các bên không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể thì bên mua phải thanh toán cho bên bán tại một trong các địa điểm sau đây:
1. Địa điểm kinh doanh của bên bán đƣợc xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cƣ trú của bên bán;
2. Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán đƣợc tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ (Điều 54).
- Thời hạn thanh toán : Trƣờng hợp các bên không có thỏa thuận, thời hạn thanh toán đƣợc xác định là:
1. Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá;
2. Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hoá trong trƣờng hợp có thỏa thuận về việc bên mua có quyền kiểm tra hàng hoá trƣớc khi giao [Điều 55].
Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng, trong trƣờng hợp hàng hóa mất mát, hƣ hỏng sau thời điểm rủi ro đƣợc chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trƣờng hợp mất mát, hƣ hỏng do lỗi của bên bán gây ra.
Khi ngƣời mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì ngƣời bán cũng có thể căn cứ vào Điều 308, Điều 310 và Điều 312 LTM để tạm ngừng giao hàng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng.
- Xác định giá thanh toán theo quy định tại Điều 52 LTM:
Trƣờng hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá, không có thoả thuận về phƣơng pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá đƣợc xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tƣơng tự về phƣơng thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trƣờng địa lý, phƣơng thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hƣởng đến giá.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán: Trƣờng hợp bên mua chậm thanh toán tiền hàng và các chi phí hợp lý khác thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trƣờng tại
68
thời điểm thanh toán tƣơng ứng với thời gian chậm trả, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác[Điều 306 LTM]. Quy định này của LTM có sự khác biệt với quy định của BLDS về xử lý vi phạm chậm thanh toán tiền trong hợp đồng mua bán tài sản, theo đó trong trƣờng hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nƣớc công bố tƣơng ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Có thể nhận thấy quy định của LTM về xử lý vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán phù hợp với yêu cầu của quan hệ mua bán hàng hóa trong thƣơng mại, đáp ứng yêu cầu vận động của vốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng.
- Nếu không có thỏa thuận khác, bên mua có quyền ngừng thanh toán tiền mua hàng trong những trƣờng hợp sau đây:
+ Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán;
+ Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tƣợng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã đƣợc giải quyết;
+ Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó;
+ Trƣờng hợp tạm ngừng thanh toán vì hàng hóa là đối tƣợng của tranh chấp hoặc hàng hóa giao không phù hợp với hợp đồng mà bằng chứng do bên mua đƣa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thƣờng thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của pháp luật.