Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam (Trang 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.3.Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa

Pháp luật các nƣớc có những cách khác nhau trong quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán, theo đó các bên phải thỏa thuận để giao kết hợp đồng [30, tr23]. Các nƣớc thuộc hệ thống pháp luật Anh – Mĩ về cơ bản chỉ bắt buộc thỏa thuận về điều khoản đối tƣợng và giá cả của hợp đồng mua bán; những nội dung khác, nếu các bên không thỏa thuận cụ thể, có thể đƣợc viện dẫn tập quán thƣơng mại để xác định. Trong khi đó, theo pháp luật các nƣớc thuộc hệ thống luật Châu Âu lục địa mà Cộng hòa Pháp là một ví dụ điển hình, thông thƣờng hợp đồng mua bán cần phải thỏa thuận rõ về đối tƣợng, chất lƣợng và giá cả. Công ƣớc Viên năm 1980

26

về HĐMBHHQT không quy định HĐMBHH có những nội dung nào... Luật của một quốc gia thành viên Công ƣớc đƣợc chọn áp dụng có quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán thì bên phải tuân thủ những quy định đó[34, tr23].

Việc pháp luật quy định nội dung của hợp đồng mua bán, có ý nghĩa hƣớng các bên tập trung vào thỏa thuận những nội dung quan trọng của hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đồng thời phòng ngừa những tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Xuất phát từ nguyên tắc tự do hợp đồng, pháp luật không giới hạn các điều khoản mà các bên thỏa thuận với nhau. Pháp luật chỉ quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng hoặc các điều khoản mang tính khuyến nghị để định hƣớng cho các bên trong việc thỏa thuận.

Nội dung của hợp đồng trƣớc hết là những điều khoản mà các bên phải thỏa thuận đƣợc với nhau. Điều 402 BLDS cũng chỉ quy định các bên “có thể thỏa thuận”mà không đòi hỏi phải thỏa thuận những nội dung chủ yếu nào. Mặc dù nội dung chủ yếu của HĐMBHH có thể xác định đƣợc dựa trên những quy định mang tính “khuyến nghị”, “định hƣớng” của pháp luật, thói quen và tập quán thƣơng mại, nhƣng trong điều kiện nhận thức của nhà kinh doanh còn nhiều hạn chế, thì điều này tiềm ẩn những nguy cơ pháp lý, những tranh chấp trong hoạt động mua bán hàng hóa. Đặc biệt là trong điều kiện nƣớc ta hiện nay. Trên cơ sở các quy định của BLDS và LTM, xuất phát từ tính chất của quan hệ HĐMBHH trong thƣơng mại, có thể thấy những điều khoản quan trọng của HĐMBHH bao gồm: đối tƣợng, chất lƣợng, giá cả, phƣơng thức thanh toán, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng.

Mặc dù nội dung của hợp đồng do các bên thỏa thuận, nhƣng trong mọi quan hệ hợp đồng nói chung và trong quan hệ mua bán hàng hóa nói riêng, các bên không chỉ chịu sự ràng buộc bởi các điều khoản mà các bên thỏa thuận mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp luật. Ví dụ, các bên không thỏa thuận trong hợp đồng về điều khoản bồi thƣờng thiệt hại cho nhau khi một bên vi phạm hợp đồng, nhƣng bên vi phạm hợp đồng vẫn phải có nghĩa vụ bồi thƣờng nếu việc vi phạm đó gây thiệt hại cho bên đối tác. Nhƣ vậy, nội dung của HĐMBHH không chỉ là các điều khoản do các bên thỏa thuận mà còn có thể bao gồm cả những điều

27

khoản do các bên không thỏa thuận nhƣng theo quy định của pháp luật các bên có nghĩa vụ phải thực hiện.

Nội dung của hợp đồng có thể chia thành ba loại điều khoản với những ý nghĩa khác nhau: điều khoản chủ yếu, điều khoản thƣờng lệ, điều khoản tùy nghi.

- Điều khoản chủ yếu: Các điều khoản chủ yếu nêu lên những quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các bên, làm cơ sở cho việc thực hiện mà nếu thiếu nó thì quan hệ hợp đồng chƣa đƣợc coi là đã đƣợc xác lập.

- Điều khoản thƣờng lệ: Là điều khoản đã đƣợc quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Dù các điều khoản này không đƣợc ghi vào hợp đồng nhƣng các bên mặc nhiên thừa nhận và phải thực hiện đúng nhƣ pháp luật đã quy định.

- Điều khoản tùy nghi: Là những điều khoản đƣợc đƣa vào hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên, căn cứ vào khả năng, nhu cầu của các bên để xác định thêm một số điều khoản khác. Trong khuôn khổ của pháp luật, các bên có quyền lựa chọn và thỏa thuận về những hành vi cụ thể. Điều đó nhằm làm cho nội dung của hợp đồng đƣợc rõ ràng, cụ thể, tạo điều kiện cho việc thực hiện hợp đồng nhanh chóng, tránh sự hiểu lầm trong quan hệ hợp đồng.

Nội dung của HĐMBHH cần chứa đựng đầy đủ các nội dung cơ bản nhƣ sau.

1.4.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua

Nghĩa vụ của bên bán

Bên bán phải giao hàng hóa phù hợp với quy định của hợp đồng về số lƣợng, chất lƣợng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng. Điều 35 LTM quy định bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trƣờng hợp bên bán giao hàng trƣớc thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu có thỏa thuận khác [Điều 38 LTM].

Nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa đƣợc quy định tại Điều 42 LTM. Trƣờng hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua vào thời hạn, tại địa điểm và bằng hình thức đã thỏa thuận.

28

Một trong các nghĩa vụ của bên bán là phải kiểm tra hàng hóa trƣớc khi giao hàng. Bên bán phải chịu những khiếm khuyết của hàng hóa mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hóa không thể phát hiện đƣợc trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thƣờng và bên bán biết hoặc không thể không biết về các khiếm khuyết đó nhƣng không thông báo cho bên mua [Khoản 5 Điều 44 LTM].

Bên bán còn có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hóa. Theo đó, bên bán phải bảo đảm: (1) quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba; (2) hàng hóa đó phải hợp pháp; (3) việc chuyển giao hàng hóa là hợp pháp.

Ngoài ra, bên bán không đƣợc bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ [Điều 46 LTM]. Trƣờng hợp hàng hóa mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận và phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác [Điều 49 LTM].

Quyền của bên bán

Bên bán có quyền nhận tiền bán hàng theo thỏa thuận trong HĐMBHH. Nếu bên bán chậm nhận đƣợc hoặc không nhận đƣợc tiền bán hàng do lỗi của bên mua thì bên bán có quyền áp dụng các biện pháp do LTM quy định để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.

Điều 306 LTM quy định bên bán có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trƣờng tại thời điểm thanh toán tƣơng ứng với thời gian chậm trả, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Ngoài ra bên bán có thể áp dụng các hình thức chế tài theo quy định của LTM.

1.4.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên mua

Nghĩa vụ của bên mua

Điều 50, Điều 55 LTM quy định bên mua có nghĩa vụ: - Thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.

29

- Tuân thủ các phƣơng thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.

- Thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hóa; bên mua vẫn phải thanh toán tiền hàng trong trƣờng hợp hàng hóa mất mát, hƣ hỏng sau thời điểm rủi ro đƣợc chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trƣờng hợp mất mát, hƣ hỏng do lỗi của bên bán gây ra.

Ngoài ra, bên mua mất quyền sở hữu đối với hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa nếu bên mua không thông báo ngay cho bên bán về khiếu nại của bên thứ ba đối với hàng hóa đƣợc giao sau khi bên mua đã biết hoặc phải biết về khiếu nại đó, trừ trƣờng hợp bên bán biết hoặc phải biết về khiếu nại của bên thứ ba [Điều 45, Điều 46 - Khoản 1 LTM]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quyền của bên mua

Bên mua có quyền ngừng thanh toán tiền mua hàng trong các trƣờng hợp: (1) Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán; (2) Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tƣợng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã đƣợc giải quyết; (3) Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục đƣợc sự không phù hợp đó.

1.4.3.3. Đối tượng của hợp đồng

Trong mua bán hàng hóa, đối tƣợng của hợp đồng là một hàng hóa nhất định. Đây là điều khoản cơ bản của một HĐMBHH, mà khi thiếu nó thì hợp đồng này không thể hình thành đƣợc do ngƣời ta không thể hình dung đƣợc các bên tham gia hợp đồng nhằm mục đích gì, trao đổi cái gì. Đối tƣợng của HĐMBHH đƣợc xác định thông qua tên gọi của hàng hóa. Trong HĐMBHH, các bên có thể ghi rõ tên hàng bằng tên thông thƣờng tên thƣơng mại... để tránh sự hiểu sai lệch về đối tƣợng của hợp đồng.

30

1.4.3.4. Số lượng hàng hóa

Điều khoản về số lƣợng hàng hóa xác định về mặt lƣợng đối với đối tƣợng của hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận và ghi trong hợp đồng về một số lƣợng hàng hóa cụ thể hoặc số lƣợng đƣợc xác định bằng đơn vị đo lƣờng theo tập quán thƣơng mại nhƣ chiếc, bộ, tá, mét, mét vuông, mét khối hay bằng một đơn vị nào khác tùy theo tính chất của hàng hóa.

1.4.3.5. Chất lượng hàng hóa

Chất lƣợng hàng hoá là vấn đề quan tâm của các bên khi ký kết HĐMBHH. Hàng đúng chất lƣợng phải đảm bảo khả năng sử dụng, bảo đảm đúng phẩm chất, bao bì đóng gói, quy cách, chủng loại của sản phẩm theo tiêu chuẩn hoặc theo sự thoả thuận của các bên. Chất lƣợng hàng hóa giúp xác định chính xác đối tƣợng của hợp đồng, cái mà ngƣời mua biết tƣờng tận những yêu cầu đƣợc tính năng, tác dụng, quy cách, kích thƣớc, công suất, hiệu quả…. Xác định cụ thể chất lƣợng của sản phẩm thƣờng cũng là cơ sở để xác định giá cả một cách tốt nhất. Trách nhiệm của các bên thƣờng khác nhau tƣơng ứng với mỗi phƣơng pháp xác định chất lƣợng đƣợc thỏa thuận. Thông thƣờng có các biện pháp xác định chất lƣợng nhƣ dựa vào mẫu hàng, dựa vào các tiêu chuẩn, dựa vào mô tả tỉ mỉ, dựa vào nhãn hiệu hàng hóa hoặc điều kiện kỹ thuật.

Để đảm bảo mục đích của hợp đồng đƣợc thực hiện một cách tốt nhất, nếu các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trƣớc khi giao hàng thì bên bán phải đảm bảo cho bên mua hoặc đại diện cho bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra. Khi đó, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trƣờng hợp này phải kiểm tra hàng hoá trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trƣờng hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá thì việc kiểm tra hàng hoá có thể đƣợc hoãn lại cho tới khi hàng hoá đƣợc chuyển tới địa điểm, trừ trƣờng hợp các bên có thoả thuận khác. Trong trƣờng hợp bên mua hoặc đại diện bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hoá trƣớc khi giao hàng theo thoả thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.

31

Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyến của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhƣng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá. Nhƣng bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện đƣợc trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thƣờng và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhƣng không thông báo cho bên mua.

1.4.3.6. Giá cả hàng hóa

Các bên có quyền thỏa thuận giá cả và phải đƣợc ghi cụ thể trong hợp đồng hoặc nếu không ghi cụ thể thì phải xác định rõ phƣơng hƣớng xác định giá, vì đây là điều khoản quan trọng trong các cuộc thƣơng lƣợng đi đến ký kết hợp đồng. Để mang lại lợi ích cho cả hai bên, các bên cũng có thể thỏa thuận với nhau lựa chọn hình thức giảm giá phù hợp ghi trong hợp đồng nhƣ giảm giá, giao hàng sớm, do mua số lƣợng nhiều và quy định rõ mức giá giảm.

1.4.3.7. Phương thức thanh toán

Phƣơng thức thanh toán là cách thức mà bên mua và bên bán thỏa thuận, theo đó bên mua phải thanh toán cho bên bán tiền hàng đã mua theo một phƣơng thức nhất định. Có nhiều phƣơng thức thanh toán nhƣng việc lựa chọn phƣơng thức nào cũng xuất phát từ nhu cầu của ngƣời bán là thu tiền nhanh, đầy đủ và yêu cầu của ngƣời mua là nhận đƣợc hàng đúng số lƣợng, chất lƣợng, thời hạn nhƣ đã thỏa thuận và không có rủi ro trong thanh toán. Việc chọn phƣơng thức thanh toán trong hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên khi tham gia quan hệ HĐMBHH. Sự lựa chọn phƣơng thức thanh toán cũng căn cứ vào mức độ an toàn của phƣơng thức thanh toán và phí tổn cho việc thanh toán.

1.4.3.8. Giao nhận hàng hóa

Bên bán phải giao hàng hoá phù hợp với quy định của hợp đồng; trong các HĐMBHH, các bên thƣờng có thoả thuận với nhau về điều kiện kèm theo việc giao hàng thoả thuận về điều kiện giao nhận hàng hoá nhằm mục đích xác định trách nhiệm và chi phí giao hàng của các bên nhƣ đối với vận tải, bảo hiểm hàng hoá, thủ

32

tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu, gánh chịu rủi ro… Ngoài ra, trong mua bán hàng hoá việc giao hàng còn liên quan đến việc giao nhận cả các chứng từ liên quan đến hàng hoá. Nếu các bên không có sự thoả thuận hoặc sự thoả thuận không cụ thể, thì bên bán phải có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan kèm theo.

Các bên có thể thoả thuận về địa điểm, thời hạn và phƣơng thức giao hàng tuỳ theo tính chất của các hàng hoá trong hợp đồng khi đã thoả thuận về địa điểm giao hàng thì các bên phải tôn trọng thoả thuận và phải thực hiện đúng thoả thuận đó. Bên bán phải có nghĩa vụ giao hàng, bên mua phải có nghĩa vụ nhận hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.

Trong trƣờng hợp không thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng đƣợc xác định nhƣ sau: Trƣờng hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó. Trƣờng hợp trong hợp đồng có quy định về vấn đề chuyển hàng hoá thì bên ngoài có nghĩa vụ giao hàng cho ngƣời vận chuyển đầu tiên. Trƣờng hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết đƣợc địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó. Vì giao hàng là một nghĩa vụ chủ yếu của bên bán, nên bên bán phải chịu trách nhiệm về việc hàng không phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng. Hàng hoá đƣợc coi là không phù hợp hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong những trƣờng hợp tại Khoản 1 Điều 39 LTM 2005. Không phù hợp với

Một phần của tài liệu Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam (Trang 33)