6. Tổng quan tài liệu tham khảo
1.2.3. Thực trạng khoa học và công nghệ ở nƣớc ta trong thời gian qua
qua và những vấn đề đặt ra trong việc phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
a. Thành tựu
Thời gian qua, những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, nâng cao nǎng suất lao động, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của quốc gia và làm thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội:
Khoa học xã hội và nhân vǎn đã góp phần bổ sung, lý giải và làm rõ thêm những quan điểm của Đảng về con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhiều kết luận khoa học đã đƣợc dùng làm cơ sở để soạn thảo các nghị quyết, hoạch định các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới.
Khoa học tự nhiên có những thành tựu trong nghiên cứu, điều tra điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng, góp phần tạo luận cứ cho việc xây dựng chiến lƣợc và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, tạo cơ sở cho quá trình tiếp thu và làm chủ công nghệ mới.
Các ngành khoa học và công nghệ gắn bó hơn với sản xuất và đời sống. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có bƣớc trƣởng thành, đƣợc tập hợp, có thêm điều kiện để phát huy khả nǎng và công hiến cho sự nghiệp chung. Đây là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của đất nƣớc [24, tr.1].
Cụ thể, nguồn lực KH&CN của đất nƣớc ta đã có bƣớc phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao, khoa học mới. Theo thống kê của Bộ KH&CN, đến cuối năm 2010, cả nƣớc có 1.513 tổ chức KH&CN trong đó tổng số nhân lực của cả nƣớc là 60.543 ngƣời, đạt 7 ngƣời/1vạn dân. Trong đó, trình độ tiến sĩ là 5.293 ngƣời (8,74%), trình độ thạc sĩ là 11.081 ngƣời (18,30%), trình độ đại học là 28.689 ngƣời (47,39%) và trình độ từ cao đẳng trở xuống là 15.480 ngƣời (25,57%). Số lƣợng này đƣợc phân bổ theo 5 lĩnh vực: Khoa học xã hội và nhân văn; khoa học tự nhiên; khoa học nông nghiệp; khoa học y - dƣợc và khoa học kỹ thuật và công nghệ. Trong tổng số 60.543 ngƣời, có 6.420 ngƣời thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, chiếm 10,6%. Có 4.460 ngƣời thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, chiếm 7,4%. Có 15.302 ngƣời thuộc lĩnh vực khoa học nông nghiệp, chiếm 25,3%. Có 6.548 ngƣời thuộc lĩnh vực khoa học y-dƣợc, chiếm 10,8% và có 27.813 ngƣời thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công
nghệ, chiếm 45,9%. Nhƣ vậy, số tổ chức KH&CN cũng nhƣ đội ngũ nghiên cứu khoa học đã có sự tăng trƣởng đáng ghi nhận. So với năm 1996, số tổ chức KH&CN đã tăng gấp gần ba lần; nhân lực KH&CN cũng tăng gấp ba lần. So với giai đoạn 2001- 2005 thì tăng gấp gần 1,5 lần về số lƣợng. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy, nguồn lao động KH&CN trong các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm 7,25% lực lƣợng lao động. Thông qua việc giải quyết các vấn đề KH&CN do thực tiễn đặt ra, năng lực nghiên cứu trong một số lĩnh vực KH&CN của nƣớc ta đã có sự phát triển vƣợt bậc, thể hiện qua các công trình công bố quốc tế, các văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhiều sản phẩm từ kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc trình độ khu vực và quốc tế, đã và đang đƣợc đƣa vào ứng dụng thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Số lƣợng bài báo, công trình khoa học công bố quốc tế của ngƣời Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 là 4.869; giai đoạn 2001- 2005 là 2.506; Số lƣợng sáng chế đăng ký bảo hộ giai đoạn 2006 - 2008 là 1.015, tăng 30% so với giai đoạn 2003 - 2005. Với mức đầu tƣ vẫn còn rất thấp nếu xét về giá trị tuyệt đối, nhƣng trình độ nghiên cứu trong một số lĩnh vực của chúng ta đã so sánh đƣợc với trình độ của các nƣớc trong khu vực và một số nƣớc tiên tiến. Đặc biệt, đã có một số tổ chức khoa học và công nghệ đạt trình độ đứng đầu khu vực. Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long xếp hạng hàng đầu khu vực và thế giới về nghiên cứu lúa; hƣớng nghiên cứu về toán tối ƣu đứng đầu trong khối ASEAN và thứ 19 của thế giới; hƣớng nghiên cứu về vật lý đứng thứ 3 trong khối ASEAN và thứ 64 trên thế giới [28].
b. Hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu nói trên, nhìn chung nền khoa học và công nghệ nƣớc ta phát triển chậm, chƣa tƣơng xứng với tiềm nǎng sẵn có, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, còn thua kém so với nhiều nƣớc trong khu vực. Trình độ công nghệ thấp,
chậm đƣợc đổi mới trong nhiều ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý. Sản phẩm nghiên cứu KH&CN trong nƣớc chƣa nhiều, tỷ lệ ứng dụng vào sản xuất và đời sống còn thấp. Nhiều vấn đề nảy sinh trong công cuộc đổi mới chƣa đƣợc làm sáng tỏ về phƣơng diện lý luận; vấn đề kinh tế - xã hội thiếu những dự báo khoa học; việc tổng kết thực tiễn bị coi nhẹ; tình trạng chậm trễ trong một số lĩnh vực lý luận và khoa học xã hội chƣa đƣợc khắc phục. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tuy tǎng về số lƣợng, nhƣng tỷ lệ trên số dân còn thấp so với các nƣớc trong khu vực, chất lƣợng chƣa cao, còn thiếu nhiều cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi, đặc biệt là các chuyên gia về công nghệ. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu khoa học quá nghèo nàn, lạc hậu; thông tin khoa học và công nghệ quá thiếu và không kịp thời [24]. Cụ thể, trong 10 năm qua, số lƣợng công bố của các nhà khoa học Việt Nam chỉ bằng 1/3 của Thái Lan và 2/5 của Malaysia. Hơn nữa, ở nhiều lĩnh vực, phần lớn những nghiên cứu này là do hợp tác với nƣớc ngoài. Trong giai đoạn 2000-2007, các nhà khoa học Việt Nam chỉ đăng ký đƣợc 19 bằng sáng chế, trong khi cùng thời gian này Malaysia có 901 bằng sáng chế. Thái Lan (310), Philippines (256) và Indonesia (85) cũng đều có số bằng sáng chế hơn Việt Nam nhiều lần [28].
c. Những vấn đề đặt ra trong việc phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
Với thực trạng nói trên, mục tiêu của phát triển khoa học và công nghệ nói chung và nguồn nhân lực khoa học và công nghệ nói riêng nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta hiện nay là:
- Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp.
Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lƣợng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020 và là nƣớc công nghiệp hiện đại theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.
- Đầu tư cho nhân lực khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc; đổi mới quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, cơ chế, chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ.
Quy hoạch phát triển nhân lực khoa học và công nghệ phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nƣớc tới năm 2020 và tầm nhìn năm 2030. Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dƣỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, nhất là các chuyên gia giỏi, có nhiều đóng góp. Tạo môi trƣờng thuận lợi, điều kiện vật chất để cán bộ khoa học và công nghệ phát triển bằng tài năng và hƣởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình. Nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất của cán bộ quản lý khoa học và công nghệ ở các ngành, các cấp. Có chính sách trọng dụng đặc biệt đối với cán bộ khoa học và công nghệ đầu ngành, cán bộ khoa học và công nghệ đƣợc giao chủ trì nhiệm vụ quan trọng của quốc gia, cán bộ khoa học và công nghệ trẻ tài năng. Chủ động phát hiện và đào tạo, bồi dƣỡng tài năng trẻ từ các trƣờng phổ thông, cao đẳng, đại học. Sử dụng hiệu quả đội ngũ sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, chuyên gia khoa học và công nghệ học tập và làm việc ở nƣớc ngoài. Có chính sách hỗ trợ cán bộ khoa học và công nghệ đi làm việc và thực tập có thời hạn tại các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh
nghiệp ở nƣớc ngoài để giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có ý nghĩa quốc gia. Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của tác giả các công trình khoa học và công nghệ; có chính sách đãi ngộ, khen thƣởng đối với tác giả các công trình đƣợc công bố quốc tế, các sáng chế đƣợc bảo hộ trong và ngoài nƣớc. Ðổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ khoa học và công nghệ. Có chính sách tiếp tục sử dụng cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao đã hết tuổi lao động có tâm huyết và còn sức khoẻ làm việc vào công tác nghiên cứu khoa học. Hoàn thiện hệ thống chức danh, chức vụ khoa học và công nghệ. Cải tiến hệ thống giải thƣởng khoa học và công nghệ, danh hiệu vinh dự Nhà nƣớc cho cán bộ khoa học và công nghệ [24].