Đối với Trung ƣơng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hưng Yên (Trang 129)

2. Kiến nghị

2.1.Đối với Trung ƣơng

- Đổi mới công tác kiểm toán đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ NSNN, xoá bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.

- KBNN tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt cơ chế kiểm soát chi theo hƣớng đơn giản hoá thủ tục, công khai quy trình, tạo thuận lợi tối đa cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành quy chế “một cửa” trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Đồng thời, vẫn đảm bảo yêu cầu tuân thủ đúng quy định của Luật NSNN, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN, bảo đảm mọi khoản thu nộp trực tiếp vào quỹ NSNN thông qua hệ thống KBNN.

- Tăng cƣờng triệt để việc thực hiện cơ chế khoán kinh phí đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp với lý do:

+ Khoán chi hành chính đối với các đơn vị sự nghiệp là việc xác định tổng mức kinh phí mà đơn vị đƣợc hƣởng. Song có điều kiện khác biệt cơ bản là ở chỗ đơn vị đƣợc quyền sử dụng số tiền tiết kiệm đƣợc để bổ sung tiền lƣơng, thu nhập,

122

khen thƣởng cho cán bộ công nhân viên, bổ sung mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công việc và cải thiện điều kiện làm việc cho đơn vị.

+ Xuất phát từ thực trạng nền hành chính nƣớc ta là tổ chức bộ máy còn rất công kềnh, biên chế đông, hiệu quả chất lƣợng công việc chƣa cao, điều kiện làm việc của nhiều cơ quan còn khó khăn, chi tiêu ngân sách còn lãng phí, trong khi nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp, nên việc thực hiện cơ chế khoản kinh phí sẽ góp phần tích cực khắc phục tồn tại trên.

- Nghiên cứu, hoàn thiện Luật Ngân sách Nhà nƣớc về các vấn đề nhƣ phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nƣớc, tuy bƣớc đầu đã tạo thế chủ động cho chính quyền địa phƣơng nhƣng vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế, chƣa thực sự phát huy và khuyến khích nội lực của địa phƣơng. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật NSNN làm rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm, tăng cƣờng quyền hạn và trách nhiệm của HĐND, UBND các cấp và đơn vị sử dụng ngân sách trong lĩnh vực quản lý NSNN.

Luật NSNN và các văn bản hƣớng dẫn cũng cần quy định cụ thể những nội dung đƣợc phép chi chuyển nguồn, nhằm hạn chế tình trạng chi chuyển nguồn rất lớn nhƣ hiện nay. Luật NSNN chƣa có quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan Kiểm toán nhà nƣớc trong công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách, trong khi đó những quy định này đƣợc thể hiện trong Luật Kiểm toán nhà nƣớc. Vì vậy, đề nghị bổ sung quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nƣớc trong việc lập dự toán, quyết toán NSNN theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nƣớc.

- Nghiên cứu đổi mới quy trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách: Quy trình ngân sách theo kiểu truyền thống dựa trên cơ sở tổng nguồn lực hiện có và hệ thống các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành để xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách, dẫn đến hiệu quả quản lý ngân sách thấp, không gắn giữa kinh phí đầu vào với kết quả đầu ra, chỉ quan tâm đến lợi ích trƣớc mắt, không có tầm nhìn trung hạn, ngân sách bị phân bổ dàn trải, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp. Nên đổi mới một cách cơ bản quy trình này theo tƣ duy và phƣơng pháp hiện đại, dựa vào kết quả đầu ra và gắn với tầm nhìn trung hạn.

123

- Hoàn thiện hệ thống định mức tiêu chuẩn thu, chi NSNN, rà soát các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu cho phù hợp; Ban hành đủ các định mức có tính khoa học và khả thi cần thiết cho quản lý ngân sách. Đề nghị phân cấp, phân quyền cho địa phƣơng đƣợc phép ban hành một số chế độ tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách với những yêu cầu và điều kiện nhất định theo mức trong khung do Trung ƣơng quy định. Chính phủ cần thống nhất quản lý việc ban hành các chế độ tiêu chuẩn, định mức bao gồm: Các định mức do Trung ƣơng ban hành; các định mức do Trung ƣơng quy định mức khung, giao HĐND cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phƣơng. Xây dựng khung định mức chi ngân sách với các hệ số khác nhau để phù hợp với đặc điểm và điều kiện địa lý của các vùng, lãnh thổ; Phù hợp với quy mô và tính chất đặc thù của cơ quan quản lý nhà nƣớc.

Áp dụng định mức khung chi theo công việc thay cho áp dụng định mức cho theo biên chế nhƣ lâu nay. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn chế độ trang thiết bị và phƣơng tiện làm việc phù hợp với từng loại chức danh công chức, viên chức để áp dụng thống nhất trong các cơ quan nhà nƣớc. Trên cơ sở hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ trên, cho phép cơ quan, đơn vị đƣợc quyền điều chỉnh trong quá trình thực hiện, phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng ngân sách của đơn vị.

Những yêu cầu cần đạt đƣợc trong việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức phải đảm bảo căn cứ khoa học, phải phù hợp với thực tế và khả năng Ngân sách Nhà nƣớc, phải tạo quyền chủ động cho các đơn vị trong quá trình thực hiện.

- Mở rộng quyền tự chủ của địa phƣơng trong quyết định chi tiêu: Cho phép chính quyền địa phƣơng tự chủ ở một mức độ thích hợp trong việc ra các quyết định chi tiêu theo ƣu tiên của địa phƣơng. Việc đặt ra những ƣu tiên chi tiêu của địa phƣơng phải phù hợp với chiến lƣợc và mục tiêu phát triển của quốc gia. Việc mở rộng quyền tự chủ của địa phƣơng trong các quyết định chi tiêu sẽ dựa trên nguyên tắc chi tiêu đƣợc thực hiện ở cấp chính quyền nào trực tiếp cung ứng dịch vụ công có hiệu quả nhất. Tránh tình trạng cùng một nhiệm vụ chi đƣợc phân ra cho quá

124

nhiều cấp mà không có sự xác định ranh giới rõ ràng, dẫn đến chỗ không quy đƣợc trách nhiệm giải trình và sự chồng chéo, đùn đẩy giữa các cấp chính quyền.

- Cần xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả thanh tra thuế và xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về ngƣời nộp thuế từ Trung ƣơng đến các địa phƣơng một cách khoa học, thực hiện quản lý, khai thác dữ liệu theo cây thông tin từ Trung ƣơng cho đến các địa phƣơng. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung của cơ quan Thuế với các thông tin cơ bản nhƣ: đặc điểm, quy mô, cơ cấu tổ chức của ngƣời nộp thuế, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình kê khai, nộp thuế, lịch sử hành vi vi phạm pháp luật của ngƣời nộp thuế, thông tin khác liên quan đến ngƣời nộp thuế có từ bên thứ ba nhƣ ngân hàng, khách hàng của ngƣời nộp thuế,…Trên cơ sở thông tin thu thập đƣợc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bộ phận thanh tra thuế phân tích ngƣời nộp thuế theo mức độ rủi ro về thuế.

- Từ Nghị quyết của Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ tƣ, số 26/2008/NQ-QH ngày 15 tháng 11 năm 2008; Quốc hội, Chính phủ nên nghiên cứu triển khai việc bỏ HĐND cấp huyện để tiết kiệm cho NSNN cấp huyện, đồng thời cũng tăng hiệu quả làm việc của bộ máy hành chính, tạo sự chủ động, năng động, linh hoạt cho các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp địa phƣơng, tiết kiệm thời gian, kinh phí góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện của tỉnh Hưng Yên (Trang 129)