* Nguyên nhân khách quan
Luật NSNN năm 2002, dƣới sự giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và nỗ lực của các bộ, ngành, địa phƣơng, các đơn vị sử dụng NS, Luật NSNN đã đi vào cuộc sống và đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng trong quản lý NSNN. Mặc dù vậy, Luật NSNN năm 2002 vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhƣ Hệ thống NSNN hiện nay mang tính lồng ghép, ngân sách cấp dƣới là một bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên; việc phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách còn có điểm chƣa phù hợp với tình hình thực tế,…
Dự toán NSNN hiện nay vẫn chỉ có kế hoạch từng năm, không có kế hoạch trung và dài hạn, chƣa có sự gắn kết chặt chẽ giữa dự toán ngân sách hàng năm với kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch chi tiêu trung hạn, điều này ảnh hƣởng đến chất lƣợng, quyền lực và trách nhiệm, nhiệm vụ của Quốc hội và HĐND các cấp:
99
Kế hoạch tài chính không đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các dự án phát triển thƣờng kéo dài nhiều năm, trong khi kế hoạch tài chính lại quyết định trong thời gian một năm, dẫn tới các quyết định thiếu tầm nhìn dài hạn; Việc bố trí kế hoạch tài chính khó phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhất là bố trí vốn cho thời gian chuyển tiếp giữa 2 năm liên tiếp hoặc 2 kế hoạch 5 năm liên tiếp.
Phƣơng pháp lập dự toán và phân bổ dự toán theo mức chi phí các yếu tố đầu vào mà không theo hiệu quả kết quả đầu ra, phƣơng pháp lập dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách hiện nay không xuất phát từ mục tiêu mà căn cứ vào mức chi phí các yếu tố đầu vào. Nhƣ vậy, xa rời mục tiêu, xa rời nhiệm vụ đƣợc giao.
Cơ cấu, tổ chức của bộ máy hành chính cấp huyện, quận còn nhiều hạn chế; bộ máy hành chính cấp huyện, quận còn cồng kềnh, hiệu quả hoạt động chƣa cao, gây lãng phí ngân sách, không phát huy hiệu quả của công tác quản lý NSNN cấp huyện.
* Nguyên nhân chủ quan
Sự chỉ đạo, điều hành của UBND các huyện, thành phố trên địa bàn hiệu quả còn thấp, sự tham mƣu của Phòng Tài chính - Kế hoạch đối với UBND các huyện, thành phố còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp giữa các ban, ngành có liên quan với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố nhƣ: thanh tra, nội vụ, thuế, … chƣa đƣợc chặt chẽ, hiệu quả.
Trình độ, năng lực, phẩm chất của cán bộ quản lý Ngân sách Nhà nƣớc cấp huyện vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ. Cán bộ chuyên trách của HĐND cấp huyện, thành phố chất lƣợng còn yếu, nhất là cán bộ có khả năng chuyên sâu về tài chính ngân sách và HĐND cấp huyện, thành phố chƣa thực sự hoàn thành chức năng giám sát đối với NSNN.
100
Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố chƣa có tầm nhìn dài hạn và chính sách hợp lý để khai thác hiệu quả nguồn lực trong đầu tƣ phát triển; việc cải tạo và nuôi dƣỡng nguồn thu của từng địa phƣơng vẫn chƣa thực sự đƣợc quan tâm đúng mức.
Việc quản lý ngân sách còn thiếu kiên quyết, nghiêm minh trong xử lý vi phạm chính sách, chế độ; chi tiêu mua sắm tài sản công còn lãng phí, chƣa hiệu quả. Ngoài ra việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở vẫn mang tính hình thức chƣa đƣợc thực hiện tốt nguyên tắc công khai tài chính.
101
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA TỈNH HƢNG YÊN