Để hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm trên cơ sở dự báo những thách thức và thuận lợi đan xen, các sơ quan thu (Thuế,…) phải chủ động xây dựng và thực hiện phƣơng án thu ngân sách cụ thể trong các tình huống. Đối với công tác thu và chỉ đạo thu, các ngành chỉ đạo phải thực hiện quản lý nguồn thu theo từng
108
sắc thuế, từng ngƣời nộp thuế trên cơ sở bám sát địa bàn và nắm chắc tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngƣời nộp thuế; tập trung khai thác nguồn thu còn nhiều tiềm năng tại các khu vực kinh tế; tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc của ngƣời nộp thuế phát sinh từ đó khai thông các khoản thu; tăng cƣờng các biện pháp quản lý thuế, chống thất thu ngân sách… Đồng thời tăng cƣờng và đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính thuế theo lộ trình và thực hiện đổi mới công tác quản lý thuế theo chức năng và thực hiện các giải pháp nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành Thuế nhằm hỗ trợ tốt hơn cho ngƣời nộp thuế cũng nhƣ kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý sai phạm trong thực hiện nghĩa vụ thuế.
Cơ quan thuế các huyện, thành phố tập trung hƣớng dẫn, đƣa luật thuế rộng rãi vào đời sống kinh tế - xã hội, thông qua việc tuyên truyền, hỗ trợ các đối tƣợng nộp thuế, từ đó thu đúng, thu đủ không để kết dƣ, tồn đọng thuế. Từng bƣớc phối hợp với Cục thuế tỉnh cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính trong công tác thu thuế, thực hiện công khai, minh bạch trong công tác thu thuế, thực hiện công khai, minh bạch trong công tác thu thuế, tổ chức thu, quản lý thu một cách khoa học, chính xác, đơn giản đảm bảo cho các đối tƣợng nộp thuế chủ động và tự giác. Ngoài ra, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trong nội bộ cũng nhƣ đối với ngƣời nộp thuế để kịp thời uốn nắn và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm pháp luật thuế; Áp dụng tin học hoá trong quá trình thu và quản lý thuế, khắc phục những yếu điểm trƣớc đây nhƣ chậm chễ, gây phiền hà, tắc trách trong ngành thuế.
Chú trọng tăng cƣờng quản lý đối tƣợng nộp thuế, phải bảo đảm 100% các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh phải đƣợc đƣa vào quản lý thuế kịp thời. Tăng cƣờng công tác quản lý thu ở các xã, phƣờng, thị trấn; thực hiện đấu thầu cho thuê ao, hồ, mặt nƣớc, để nuôi trồng thuỷ sản, thực hiện cơ chế thích hợp đối với các khoản thu khác.
Chi cục Thuế các huyện, thành phố tham mƣu cho UBND đồng cấp và UBND các xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu, thu nợ và rà soát nguồn thu để
109
thống nhất, kịp thời chỉ đạo tập trung toàn ngành thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng thu, chống thất thu và thu nợ thuế. Bên cạnh đó, tham mƣu cho UBND tỉnh thƣờng xuyên tổ chức thành lập các đoàn công tác để làm việc với các địa phƣơng, địa bàn, các tổ chức, cá nhân có số nộp NSNN lớn hoặc khu vực có thất thu lớn để nắm bắt kịp thời các yếu tố có thể ảnh hƣởng trọng yếu đến số thu nộp NSNN, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp.
Tích cực động viên, bồi dƣỡng, khai thác mọi nguồn thu cho ngân sách từ các khu vực kinh tế; Triệt để tiết kiệm chi thƣờng xuyên để tăng chi cho đầu tƣ phát triển, tập trung chi cho các công trình trọng điểm, mang lại hiệu quả cao.