Tăng cường công tác nâng cao nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước quận Thanh Xuân Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 100)

Cũng nhƣ các hoạt động khác, chất lƣợng kiểm soát thanh toán vốn

đầu tƣ do yếu tố con ngƣời đóng vai trò quyết định. Cơ chế kiểm soát, quy trình kiểm soát đƣợc đƣa ra có phát huy dƣợc tác dụng, hiệu quả hay không

đều phụ thuộc vào việc con ngƣời thực hiện nó nhƣ thế nào. Cơ chế kiểm soát và quy trình kiểm soát chặt chẽ nhƣng năng lực chuyên môn của cán bộ kiểm soát thanh toán không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc thì hiệu quả của công tác kiểm soát thanh toán sẽ không đạt đƣợc những mục tiêu đề ra. Do vậy, việc nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ kiểm soát chi là một yêu cầu cần thiết. Để làm tốt đƣợc yêu cầu đó trƣớc hết phải từ sự tập trung nỗ lực, ý thức tự giác của bản thân cán bộ kiểm soát chi và tiếp đến là sự quan tâm hỗ trợ của lãnh đạo KBNN.

Cơ chế quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ thay đổi nhiều, đòi hỏi cán bộ kiểm soát chi phải luôn nghiên cứu chế độ, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kiêm soát thanh toán vốn đầu tƣ, có ý thức thƣờng xuyên cập nhật kiến thức mới, từ bỏ lối làm việc theo kinh nghiệm đơn thuần, theo nếp cũ, các thói quen cũ đã lạc hậu không còn phù hợp với tình hình mới.

Cán bộ kiểm soát chi không chỉ nắm vững đƣợc nghiệp vụ kho bạc, mà còn phải có đƣợc những kiến thức cơ bản về lĩnh vực XDCB, nắm bắt đƣợc những thay đổi trong các quy định của nhà nƣớc về Luật xây dựng, Luật đấu thầu… và các văn bản hƣớng dẫn có liên quan. Vì vậy cần phải tổ chức những lớp tập huấn, bồi dƣỡng thêm cho cán bộ làm công tác kiểm soát chi về những kiến thức thuộc về XDCB. Có thể thực hiện bằng những hình thức nhƣ:

- Cơ quan cử đi học và đài thọ toàn bộ chi phí.

- Cơ quan tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ một phần kinh phí

Tăng cƣờng rèn luyện đạo đức của ngƣời cán bộ, đề cao lƣơng tâm và trách nhiệm của ngƣời công chức trong công việc: giáo dục lòng yêu ngành, yêu nghề, tinh thần làm việc tận tụy, không nhiễu sách, vụ lợi. Định kỳ hàng năm luân chuyển cán bộ thực hiện công tác kiểm soát chi, không đẻ một ngƣời làm việc quá lâu ở một vị trí có thể dẫn tới tiêu cực hoặc làm việc trì trệ.

Việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất năng lực, trình độ và phẩm chất cán bộ KBNN là nhân tố quan trọng nhất nhằm tìm kiếm, sử dụng va phát huy cao năng lực, phẩm chất sẵn có của mỗi cán bộ. Về yếu tố con ngƣời, cần coi trọng những vấn đề sau:

-Nâng cao chất lƣợng cán bộ, trẻ hóa cán bộ công chức có năng lực, trình độ chất lƣợng cao, đồng thời tiến hành cải cách hành chính phải gắn với hiện đại hóa công nghệ thông tin trong quản lý để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng phục vụ đảm bảo yêu cầu nhanh, kịp thời, chính xác. Vì vậy phải tiêu chuẩn hóa cán bộ làm công tác kiểm soát chi, phải có trình độ đại học trở lên, có kiến thức quản lý kinh tế, tài chính, XDCB, có trình độ ngoại ngữ, tin học...Ngoài ra, cần xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính.

-Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ dƣới nhiều hình thức nhƣ đào tạo tập trung, đào tạo tại chức, bồi dƣỡng câp nhật kiến thức mới, tổng kế đánh giá rút kinh nghiệm KSC NSNN hàng năm.

- Hàng năm tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ giỏi về kiểm soát chi nhằm khuyến khích tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực nghiên cứu, học tập và cập nhật thƣờng xuyên chế độ chính sách để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác này.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước quận Thanh Xuân Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)