Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước quận Thanh Xuân Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 83)

3.2.6.1. Nguyên nhân khách quan

Một là, chế độ quản lý vốn đầu tƣ XDCB hiện nay còn quá cồng kềnh, chồng chéo; việc hƣớng dẫn chế độ quản lý vốn đầu XDCB của các Bộ, ngành chức năng còn chậm và chƣa phù hợp với thực tế, do đó gây khó khăn trong việc thực hiện đầu tƣ cũng nhƣ quá trình thanh toán vốn đầu tƣ. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật chung chung, không cụ thế rõ ràng, còn có những nội dung mâu thuẫn nhau làm cho đối tƣợng thực hiện gặp nhiều khó khăn. Cá biệt có những điều khoản mâu thuẫn nhau nhƣ: Việc gia hạn hợp đồng xây dựng phải trong thời hạn hợp đồng trƣớc đây còn có hiệu lực ( điều 34- Nghị định 48/2010/N Đ – CP ) trong khi đó thì điều 28 Nghị đinh 12/2009/NĐ – CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình thì : “Chủ đầu tƣ, nhà thầu thi công xây dựng, tƣ vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trƣờng hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhƣng không đƣợc làm ảnh hƣởng đến tổng tiến độ của dự án.Trƣờng hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tƣ phải báo cáo ngƣời quyết định đầu tƣ để đƣa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án ”. Nhƣ vậy, Nghị định 12/2009/N Đ – CP không quy định việc gia hạn phải có trong thời gian hợp đồng có hiệu lực. Trƣờng hợp thời gian thực hiện của hợp đồng bị kéo dài và nằm ngoài thời gian thực hiện của dự án, KBNN mới đề nghị chủ đầu tƣ, nhà thàu có văn bản gia hạn hoặc ký phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng …. Cơ chế chính sách đầu tƣ xây dựng và quản lý vốn đầu tƣ XDCB của nhà nƣớc có nhiều thay đổi và không đồng bộ. Mặc dù đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về đầu tƣ XDCB nhƣng vẫn chƣa đầy đủ và chƣa có chế tài đủ

mạnh để hạn chế sự vi phạm của các tổ chức, các đơn vị và các cá nhân tham gia quản lý thực hiện đầu tƣ và xây dựng.

Thứ hai, Tình trạng phổ biến các dự án đầu tƣ chậm tiến độ, phải kéo dài là do công tác chuẩn bị xây dựng và đền bù giải phóng mặt bằng không kịp thời; làm tăng chi phí vốn đầu tƣ do phải kéo dài thời gian thực hiện dự án dẫn đến điều chỉnh tổng mức đầu tƣ, tổng dự toán tăng nhiều lần so với dự kiến ban đầu.

Thứ ba, kế hoạch vốn đầu tƣ còn tình trạng bố trí dàn trải, phân tán, chƣa hợp lý. Đối với các dự án thực hiện đầu tƣ phải có quyết định đầu tƣ từ thời điểm trƣớc ngày 31/10 năm trƣớc năm kế hoạch. Nhƣng trong thực tế điều này không thể thực hiện đƣợc đầy đủ. Các quyết định đầu tƣ sau thời điểm 31/10 năm trƣớc vẫn tiếp tục ghi bổ sung vào dự toán ngân sách. Thời gian và vốn bố trí để thực hiện các dự án nhóm B không quá 5 năm, các dự án nhóm C không quá 3 năm. Nhƣng thực tế nhiều dự án nhóm B, C đều quá thời hạn quy định bố trí vốn để hoàn thành dẫn đến chậm tiến độ của dự án, gây thất thoát lãng phí vốn của Nhà nƣớc.

3.2.6.2. Nguyên nhân chủ quan

Một là, chất lƣợng kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB chƣa đồng đều do

trình độ cán bộ kiểm soát chi còn bất cập, số ít cán bộ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đặc biệt là trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Việc nhiên cứu học tập của các cán bộ kiểm soát chi còn hạn chế, còn thiếu kinh nghiệm, chƣa nắm bắt cơ chế, chế độ mới, giải quyết công việc còn chậm, đôi khi kiểm soát cả phần không thuộc thẩm quyền của mình nhƣ : đơn giá, khối lƣợng…

Hai là, áp lực giải ngân vào những thời điểm cuối năm, thời điểm kết thúc niên độ chi ngân sách chi đầu tƣ:

Do đặc thù riêng có của đầu tƣ XDCB, nên hồ sơ thanh toán thƣờng đƣợc các chủ đầu tƣ tập hợp với khối lƣợng lớn gửi đến KBNN để kiểm soát vào thời điểm “ nƣớc rút” nhƣ thời điểm 31/12 hàng năm và 31/01 năm sau. Vấn đề có thể do những nguyên nhân khách quan gây nên đối với chủ đầu tƣ, nhƣng cũng không loại trừ những trƣờng hợp do ý thức chủ quan của chủ đầu tƣ nhằm tránh sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan kiểm soát chi

KBNN quận Thanh Xuân với tinh thần trách nhiệm cao, với phƣơng châm không thể mất vốn của chủ đầu tƣ, đảm bảo thanh toán đầy đủ cho các nhà thầu theo quy định, cán bộ kiểm soát chi đã liên tục làm thêm ngoài giờ. Vì khối lƣợng công việc quá nhiều, cƣờng độ làm việc căng thẳng, ấp lực công việc đè nặng lên vai những ngƣời làm công tác kiểm soát chi, cho nên không tránh khỏi những sơ suất trong công việc. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tại nạn nghề nghiệp của cán bộ KBNN.

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KBNN QUẬN

THANH XUÂN

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước quận Thanh Xuân Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)