Việc thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm soát nội bộ cho phép kho bạc kịp
thời phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm, hƣớng dẫn xử lý những vƣớng mắc, tiếp nhận đề xuất những kiến nghị của KBNN các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác này chƣa đƣợc coi trọng. Số đợt kiểm tra ít, phạm vi kiểm tra còn nhỏ, thời gian kiểm tra ngắn nên việc phát hiện ra các sai phạm còn hạn chế, gây ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát chi qua Kho bạc. Vì vậy, KBNN cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ bằng cách tăng số đợt kiểm tra, mở rộng phạm vi và thời gian kiểm tra. Có nhƣ vậy mới kịp thời phát hiện ra những sai sót và thông qua đó cũng là điều kiện để cần nâng cao chất lƣợng kiểm soát chi.
Nếu có quy định mà không có sự giám sát, kiểm tra và thanh tra thì việc thực thi không nghiêm. nhƣng các sai phạm thƣờng đƣợc che giấu bởi nhiều thủ đoạn tinh vi vì thế nếu không điều tra thì không thể phát hiện đƣợc. Cho nên có thể nói trong nguyên nhân: Công tác quản lý bị buông lỏng và có kẻ cố tình vi phạm định chế quản lý vì lợi ích cá nhân là do công tác thanh tra, điều tra chƣa làm mạnh, lực lƣợng thanh tra, điều tra còn yếu và thiếu hiệu lực. Do vậy những việc cần làm ngay là: Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác của lực lƣợng này và đẩy mạnh công tác này dể ngăn chặn và phát hiện những sai phạm, đƣa ra ánh sáng những kẻ cố ý làm trái quy định, pháp luật gây ra tình trạng thất thoát, lãng phí hiện nay, thu hồi tài sản bị thất thoát. Các biện pháp cụ thể là:
- Bổ sung thêm nhiều cán bộ có năng lực và trình độ vào lực lƣợng thanh tra và điều tra.
- Trang bị thêm thiết bị kỹ thuật và tăng kinh phí cho lực lƣợng thanh tra, điều tra.
- Mở rộng phạm vi quyền hạn cho lực lƣơng thanh tra, điều tra.
- Lực lƣợng thanh tra, điều tra phải độc lập để đảm bảo tính khách quan công bằng.
- Thƣởng và phạt phân minh với những thành tích và khuyết điểm trong công tác.
- Cần áp dụng các giải pháp liên quan đến cá nhân ở trên đối với lực lƣợng thanh tra, điều tra.
- Xác định rõ trách nhiệm của lực lƣợng này đối với sự gia tăng số vụ và mức độ thất thoát.
- Khi đã có đơn tố giác, đã có biểu hiện, dƣ luận về sai phạm, thất thoát ở dự án nào thì lực lƣợng thanh tra , điều tra phải sớm xác định và làm rõ, phải làm cho đến nơi đến trốn để rõ trắng đen và đƣa vụ việc ra ánh sáng, để có tác dụng răn đe và quan trọng là thu hồi tài sản của Nhà nƣớc bị thất thoát.
- Nhà nƣớc cần mở tài khoản kế toán riêng để theo dõi và quản lý tập trung tất cả tài sản bị thất thoát thu hồi qua kết quả kiểm tra, thanh tra và điều tra. Số tiền thất thoát là rất lớn, vì vậy số tiền thu hồi sẽ rất lớn, Nhà nƣớc có thể dùng một phần số tiền thu hồi để chi cho việc đầu tƣ năng cao năng lực lực lƣơng thanh tra, điều tra, chi cho việc bảo vệ nhân chứng. Bổ xung klinh phí cho hoạt đọng thanh tra, điều tra …Vì vậy có thể sẽ phát hiện nhiều hơn những dự án có thất thoát và thu hồi đƣợc nhiều hơn số tiền bị thất thoát.
- Tập trung giám sát đầu tƣ với tất cả các dự án đang ở giai đoạn chuẩn bị triển khai hoặc đã triển khai để đánh giá hiệu quả đầu tƣ, phát hiện những sai sót trong tính toán có thể dẫn đến lãng phí, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời làm giảm hoặc tránh để xảy ra lãng phí.
hiện những sai phạm quy định, thủ tục triển khai, những sơ hở trong quản lý có thể dẫn đến lãng phí, thát thoát từ đó có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời ngăn chặn hoặc tránh xảy ra lãng phí thất thoát
- Kiểm tra rà soát hồ sơ, kiểm tra chéo hồ sơ của các cán bộ kiểm soát chi giúp cho cán bộ kiểm soát chi tránh đƣợc nhiều sai phạm, nâng cao đƣợc năng lực, trình độ nghiệp vụ. Việc này cần đƣợc làm định kỳ theo từng quý. Kết quả của công tác rà soát hồ sơ, kiểm tra chéo hồ sơ của các cán bộ kiểm soát chi cần đƣợc công khai rút kinh nghiệm, cho công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB.
- Rà soát, sắp xếp hồ sơ, chứng từ, tài liệu đầy đủ, khoa học theo công trình, dự án và từng lần thanh toán, kịp thời phối hợp với chủ đầu tƣ bổ sung, hoàn thiện những tài liệu còn thiếu hoặc chƣa đủ tính pháp lý nhƣ: giấy đề nghị thanh toán, các văn bản liên quan là bản sao dấu đen… Kiên quyết không nhận những hồ sơ tài liệu không ghi đầy đủ yếu tố, không đủ tính pháp lý, thiếu logic về trình tự thời gian… Khi nhận hồ sơ, tài liệu dự án và chứng từ thanh toán, nếu phát hiện hồ sơ còn thiếu hoặc chƣa đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ phải nhanh chóng thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ; khi từ chối thanh toán phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tƣ. Hƣớng dẫn các chủ đầu tƣ đầy đủ, rõ ràng về hồ sơ, tài liệu, chứng từ và thời gian thanh toán vốn cho các công trình, dự án theo quy định, những vƣớng mắc cần nêu rõ lý do hoặc chỉ rõ theo quy định tại văn bản nào. Tuyệt đối không đƣợc tự ý yêu cầu chủ đầu tƣ gửi thêm các tài liệu ngoài quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ hiện hành