Thực hiện công tác thanh tra kiểm tra nội bộ:

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước quận Thanh Xuân Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 38)

Xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra

đã đƣợc phê duyệt. Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về các khoản chi đầu tƣ xây dựng cơ bản thực hiện kiểm soát chi qua hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc.

Xác định tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ mà các chủ đầu tƣ, ban quản lý gửi đến Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định để Kho bạc Nhà nƣớc kiểm soát và thực hiện tạm ứng, thanh toán; đảm bảo các khoản chi theo đúng chế độ, đúng mục đích, đúng đối tƣợng và trong phạm vi dự toán đƣợc giao; việc chấp hành quy định về trình tự, thủ tục đối chi đầu tƣ xây dựng cơ bản thực hiện kiểm soát chi qua hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc; xem xét, xác định việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích.

Việc kiểm tra rà soát hồ sơ, kiểm tra chéo hồ sơ của các cán bộ kiểm soát chi giúp cho cán bộ kiểm soát chi tránh đƣợc nhiều sai phạm, nâng cao đƣợc năng lực, trình độ nghiệp vụ. Việc này cần đƣợc làm định kỳ theo từng quý. Kết quả của công tác rà soát hồ sơ, kiểm tra chéo hồ sơ của các cán bộ

kiểm soát chi cần đƣợc công khai rút kinh nghiệm, cho công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB.

Rà soát, sắp xếp hồ sơ, chứng từ, tài liệu đầy đủ, khoa học theo công trình, dự án và từng lần thanh toán, kịp thời phối hợp với chủ đầu tƣ bổ sung, hoàn thiện những tài liệu còn thiếu hoặc chƣa đủ tính pháp lý nhƣ: giấy đề nghị thanh toán, các văn bản liên quan là bản sao dấu đen… Kiên quyết không nhận những hồ sơ tài liệu không ghi đầy đủ yếu tố, không đủ tính pháp lý, thiếu logic về trình tự thời gian… Khi nhận hồ sơ, tài liệu dự án và chứng từ thanh toán, nếu phát hiện hồ sơ còn thiếu hoặc chƣa đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ phải nhanh chóng thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ; khi từ chối thanh toán phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tƣ. Hƣớng dẫn các chủ đầu tƣ đầy đủ, rõ ràng về hồ sơ, tài liệu, chứng từ và thời gian thanh toán vốn cho các công trình, dự án theo quy định, những vƣớng mắc cần nêu rõ lý do hoặc chỉ rõ theo quy định tại văn bản nào. Tuyệt đối không đƣợc tự ý yêu cầu chủ đầu tƣ gửi thêm các tài liệu ngoài quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ hiện hành

Chủ động kiểm tra thực tế tại hiện trƣờng một số dự án trọng điểm để nắm bắt tình hình triển khai thực hiện các dự án, từ đó tham mƣu đề xuất cho UBND quận các giải pháp chỉ đạo, tháo gỡ vƣớng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công, thu hồi tạm ứng, quyết toán dự án hoàn thành, điều chỉnh kế hoạch vốn, bố trí sử dụng vốn hợp lý, không để vốn tồn đọng gây lãng phí.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp định lượng

Trong luận văn này, tác giả đã dùng phƣơng pháp điều tra bảng hỏi để thực hiện cuộc điều tra. Số liệu sơ cấp đƣợc tác giả sử dụng thông qua kết quả từ cuộc điều tra bằng bảng hỏi.

Số liệu trong luận văn đƣợc thu thập từ các báo cáo 13 tháng của KBNN quận Thanh Xuân giai đoạn 2010 - 2014; các báo cáo tổng kết năm 2011-2014 của KBNN quận Thanh Xuân, đảm bảo độ tin cậy.

Tài liệu từ các trang web trên mạng internet, các công trình nghiên cứu… Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi gồm các bƣớc sau:

Thiết kế phiếu điều tra : về sự hài lòng của khách hàng ( chủ đầu tƣ) giao dịch với bộ phận kiểm soát chi KBNN quận Thanh Xuân về chất lƣợng kiểm soát chi (mẫu phiếu thiết kế xin xem phần phụ lục). Phiếu điều tra gồm các câu hỏi đóng:

- Thái độ phục vụ của cán bộ kiểm soát chi đối với khách hàng ( chủ đầu tƣ) đến giao dịch.

- Các hƣớng dẫn của Bộ phận về thực hiện thủ tục chi và kiểm soát chi. - Cán bộ kiểm soát chi có giải quyết công việc có đúng nhƣ mong đợi

của khách hàng.

- Thái độ của cán bộ kiểm soát chi khi khách hàng nộp hồ sơ chƣa đầy đủ.

- Cảm nhận của khách hàng trong thời gian chờ đợi để đƣợc tiếp nhận giải quyết hồ sơ.

- Đánh giá thời gian thực hiện kiểm soát chi sau khi hoàn thiện hồ sơ đầy đủ.

Bộ câu hỏi khảo sát đƣợc gửi tới các chủ đầu tƣ trực tiếp hoặc qua email.

2.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

2.2.1.Tiến hành khảo sát, phát phiếu và thu thập số liệu điều tra

Phiếu khảo sát sẽ đƣợc phát cho 30 chủ đầu tƣ trên địa bàn quận Thanh Xuân để thu thập thông tin qua đó đánh giá chất lƣợng kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN quận Thanh Xuân, qua đó phân tích thực trạng kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN quận Thanh Xuân.

Câu hỏi khảo sát đƣợc gửi đi từ tháng 4/ 2014 và nhận đƣợc phiếu trả lời câu hỏi vào cuối tháng 5/2014.

Câu hỏi khảo sát đƣợc gửi tới 30 chủ đầu tƣ và nhận đƣợc 30 phiếu trả lời.

2.2.2. Phân tích số liệu khảo sát

Toàn bộ dữ liệu khảo sát đƣợc thu thập từ doanh nghiệp sẽ đƣợc xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm Excel. Kết quả điều tra sẽ đƣợc tập hợp trên các bảng, biểu, đồ thị phân tích, so sánh và đánh giá để thấy nhận chất lƣợng kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN quận Thanh Xuân.

2.2.3 Đánh giá kết quả xử lý số liệu

Từ kết quả xử lý số liệu, tìm các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN quận Thanh Xuân.

Trên cơ sở các thông tin, số liệu đã thu thập, tác giả đã sử dụng

phƣơng pháp phân tích thống kê để hệ thống hóa, tổng hợp tài liệu, phân chia theo các nội dung phù hợp với việc nghiên cứu về một số giải pháp kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN qua KBNN quận Thanh Xuân. Công cụ sử dụng tính toán trong luận văn là phần mềm máy tính excel

Tài liệu thứ cấp: đƣợc sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu:

- Phƣơng pháp thống kê kinh tế: thu thập thông tin và trình bày có hệ thống các số liệu nhằm cung cấp một cách nhìn tổng thể tình hình kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN qua KBNN quận Thanh Xuân giai đoạn 2010 – 2014.

- Phƣơng pháp so sánh: so sánh kết quả kiểm soát của KBNN quận Thanh Xuân qua các năm

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƢ XDCB QUA KBNN QUẬN THANH XUÂN GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 3.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nƣớc quận Thanh Xuân

3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội quận Thanh Xuân

3.1.1.1. Về vị trí địa lý

Quận Thanh Xuân nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam nội thành Hà Nội với

diện tích 9,11 km2. Dân số khoảng 270.355 ngƣời ( năm 2011).

Quận Thanh Xuân có Đông giáp quận Hai Bà Trƣng; phía Tây giáp huyện Từ Liêm và quận Hà Đông; phía Nam giáp huyện Thanh Trì; phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy. Đƣờng Nguyễn Trãi, đƣờng Khuất Duy Tiến và đƣờng Trƣờng Chinh là những trục giao thông chính nối quận Thanh Xuân với trung tâm thành phố và các quận huyện khác.

Quận Thanh Xuân hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phƣờng: Thanh Xuân Trung, Thƣợng Đình, Kim Giang, Phƣơng Liệt, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Bắc, Khƣơng Mai, Khƣơng Trung, Khƣơng Đình, hạ Đình, Nhân Chính.

3.1.1.2. Về kinh tế - xã hội

Quận Thanh Xuân xác định phát triển kinh tế xã hội với cơ cấu phi

nông nghiệp – dịch vụ theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ. Năm 2014, trên địa bàn quận có 1.164 doanh nghiệp, trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là các doanh nghiệp tƣ nhân ( 938 doanh nghiêp). Năm 2014, tổng thu ngân sách trên địa bàn thực hiện là 311.792 triệu đồng; giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 400.520 triệu đồng, tăng 9,6% so với năm 2013.

Toàn quận đã cơ bản hoàn thành bê tông hóa các tuyến đƣờng ở khu

dân cƣ. Nhiều công trình hạ tầng đô thị phục vụ dân sinh nhƣ trƣờng học, nhà tiếp dân, nhà văn hóa, nhà tái định cƣ phục vụ giải phóng mặt bằng, cầu qua

song Lừ… đã và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân.

Trên địa bàn quận có nhiều học viện, viện nghiên cứu, trƣờng đại học có tiếng nhƣ: Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ( thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Kiến trúc Hà Nội, Học viện An ninh nhân dân…

Các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên địa bàn quận có nhiều nhƣ: Đình làng Quan Nhân; Đình Khƣơng Đình; Đình Cự Chính… Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của quận cũng có ảnh hƣởng thuận lợi và khó khăn cho hoạt động quản lý NSNN của KBNN quận Thanh Xuân.

3.1.2. Khái quát chung về KBNN quận Thanh Xuân

3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của KBNN quận Thanh Xuân

Kho bạc Nhà nƣớc quận Thanh Xuân đƣợc thành lập từ ngày

01/01/1997 cùng với sự ra đời của quận Thanh Xuân. Với chức năng của KBNN cấp quận, mọi khoản thu NSNN trên địa bàn quận Thanh Xuân đƣợc tập trung qua KBNN Thanh Xuân, mọi khoản chi NSNN trên địa bàn quận Thanh Xuân đƣợc cấp phát chi trả qua KBNN quận Thanh Xuân.

3.1.2.2. Chức năng, nhiêm vụ và cơ cấu tổ chức của KBNN quận Thanh Xuân giai đoạn 2010- 2014

Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của KBNN quận Thanh Xuân

đƣợc thực hiện theo quyết định 163/Q Đ –KBNN ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Kho bạc Nhà nƣớc:

Tập trung các khoản thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách.

Tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật . Có quyền từ chối thanh toán, chi trả

các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Quản lý quỹ ngân sách huyện và các quỹ tài chính khác đƣợc giao; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền; quản lý tiền, ấn chỉ đặc biệt, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nƣớc và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN huyện. Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định

Quản lý ngân quỹ KBNN huyện theo chế độ quy định Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho quỹ

Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN huyện.

Mở, quản lý tài khoản tiền gửi của KBNN huyện tại ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn để thực hiện thanh toán, giao dịch theo chế độ quy định.

Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc tại KBNN huyện.

Tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nƣớc

Thực hiện công tác điện báo, báo cáo số liệu về thu, chi NSNN phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền; thống kê, báo cáo, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN huyện.

Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN huyện

Khi mới thành lập KBNN quận Thanh Xuân là một kho bạc rất nhỏ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề vì số lƣợng cán bộ ít, trình độ cán bộ nhiều hạn chế do cán bộ từ rất nhiều nơi chuyển đến và một số ít là sinh viên mới ra trƣờng, tổng số cán bộ khi đó mới có 16 ngƣời,tru sở còn đi thuế, các đơn vị giao dịch

chỉ có vài chục đơn vị. Trải qua 16 năm xây dựng và trƣởng thành, tổ chức bộ máy KBNN quận Thanh Xuân không ngừng đƣợc củng cố cả về chất lƣợng cũng trình độ chuyên môn của từng cán bộ trong kho bạc. Đến nay số đơn vị giao dịch đã lên đến vài trăm đơn vị, tổng số cán bộ hiện nay là 38 ngƣời đƣợc sắp xếp theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của KBNN quận Thanh Xuân

Giám đốc KBNN huyện chịu trách nhiệm toàn diện trƣớc Giám đốc KBNN tỉnh và trƣớc pháp luật về: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, cán bộ, công chức, lao động của đơn vị.

Phó Giám đốc KBNN huyện chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc và trƣớc pháp luật về vực công tác đƣợc phân công.

Tổ Tổng hợp Hành chính có nhiệm vụ xây dựng chƣơng trình, kế hoạch công tác, chủ trì đôn đốc triển khai thực hiện, tổng hợp báo cáo thực hiện chƣơng trình, kế hoạch công tác của KBNN huyện; quản lý ngân quỹ KBNN huyện theo chế độ quy định; thực hiện kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách, vốn chƣơng trình mục tiêu và các nguồn vốn khác đƣợc giao quản lý theo sự phân công của KBNN tỉnh, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện theo định kỳ, đột

Giám đốc

Phó giám đốc Phó giám đốc

Tổ Tổng hợp - Hành Chính

xuất cho KBNN tỉnh, cơ quan tài chính địa phƣơng và các cơ quan có thẩm quyền; thực hiện quyết toán vốn đầu tƣ XDCB, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ và xây dựng thuộc nguồn NSNN, vốn chƣơng trình mục tiêu và các nguồn khác đƣợc giao quản lý…

Tổ kế toán tham mƣu, giúp Giám đốc KBNN huyện trong việc: Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách; kiểm soát cá khoản chi thƣờng xuyên của NSNN theo quy định; thực hiện công tác hạch toán kế toán thu, chi NSNN, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN huyện…

Tổ kho quỹ tham mƣu,giúp giám đốc KBNN huyện trong việc: Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt, quản lý kho, quỹ tại KBNN huyện; bảo quản an toàn tiền mặt, ấn chỉ có giá, ấn chỉ đặc biệt do KBNN huyện quản lý, các tài sản tạm thu, tạm giữ, tạm gửi và tịch thu theo quyết định của cấp có thẩm quyền; tổ chức vận chuyển tiền mặt, các giấy tờ có giá và ấn chỉ đặc biệt theo lệnh của cấp có thẩm quyền…

3.2. Đánh giá công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN quận Thanh Xuân giai đoạn 2010 – 2014 Thanh Xuân giai đoạn 2010 – 2014

3.2.1. Quy trình thực hiện công tác kiểm soát chi

(1) Chủ đầu tƣ gửi hồ sơ, chứng từ cho cán bộ kiểm soát chi. Trƣờng hợp số vốn chấp nhận có sự chênh lệch so với số vốn đề nghị của chủ

đầu tƣ, cán bộ kiểm soát chi dự thảo văn bản ( theo mẫu số 02/KSC) và báo cáo Trƣởng phòng Kiểm soát chi NSNN trình lãnh đạo KBNN ký gửi chủ đầu tƣ thông báo về kết quả chấp nhận .

Căn cứ vào kết quả kiểm tra và kế hoạch vốn năm, cán bộ kiểm soát chi xác định số vốn chấp nhận , tên, tài khoản đơn vị hƣởng, ghi đầy đủ và các chỉ tiêu và ký vào Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tƣ, đồng thời lập tờ trình lãnh đạo, trình trƣởng phòng kiểm soát chi NSNN toàn bộ hồ sơ thanh toán và tờ trình lãnh đạo để ký, trình lãnh đạo KBNN phụ trách.

Trƣờng hợp số vốn chấp nhận có sự chênh lệch so với số vốn đề nghị của chủ đầu tƣ, cán bộ kiểm soát chi dự thảo văn bản ( theo mẫu số 02/KSC) và báo cáo Trƣởng phòng Kiểm soát chi NSNN trình lãnh đạo KBNN ký gửi chủ đầu tƣ thông báo về kết quả chấp nhận.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước quận Thanh Xuân Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)