Vai trò, ý nghĩa của việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự theo pháp luật Việt Nam (Trang 28)

với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự

Bảo vệ QSHCN đối với chỉ dẫn thương mại có thể được hiểu là sự tác động bằng pháp luật thông qua việc sử dụng các biện pháp dân sự, biện pháp hành chính, biện pháp hình sự, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới liên quan đến chỉ dẫn thương mại nhằm ngăn chặn, chống lại những hành vi xâm phạm để bảo vệ QSHCN đối với chỉ dẫn thương mại hợp pháp đã được nhà nước công nhận bảo hộ.

Xuất phát từ QSHCN đối với chỉ dẫn thương mại nói chung thực chất là một quyền tài sản, cũng là một quyền dân sự đặc biệt. Chính vì vậy khi xem

xét những biện pháp bảo vệ QSHCN bao gồm biện pháp dân sự, biện pháp hành chính, biện pháp hình sự, biện pháp kiểm soát biên giới, có thể nhận thấy biện pháp dân sự là phù hợp với bản chất của QSHCN đối với chỉ dẫn thương mại. Biện pháp dân sự khi áp dụng sẽ giải quyết thảo đáng mối quan hệ tài sản giữa chủ thể quyền bị xâm phạm với bên xâm phạm quyền, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền, bù đắp những thiệt hại do bên xâm phạm quyền gây ra. Ưu điểm này không được thể hiện trong các biện pháp còn lại bởi biện pháp hành chính, biện pháp hình sự, biện pháp kiểm soát biên giới nhìn chung nhằm đảm bảo trật tự quản lý nhà nước, trật tự xã hội giữa một bên chủ thể là Nhà nước với một bên có hành vi xâm phạm, được áp dụng khi Nhà nước nhận thấy khi cần thiết. Các biện pháp này mang đặc trưng mệnh lệnh – phục tùng buộc hành vi xâm phạm phải chịu những chế tài trừng phạt, răn đe ở các mức độ khác nhau. Trong quan hệ này không tính đến bên có quyền bị xâm phạm, những thiệt hại của chủ sở hữu quyền không được đặt ra để xác định mức bồi thường. Ngược lại, biện pháp dân sự được xem là biện pháp duy nhất xác định được mức thiệt hại của hành vi xâm phạm gây ra cho chủ thể quyền, khắc phục được những thiệt hại vật chất cho chủ thể quyền, bảo đảm khôi phục tình trạng ban đầu khi quyền sở hữu chưa bị xâm phạm.

Xét về khả năng áp dụng, bảo vệ QSHCN đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự có khả năng áp dụng rộng hơn so với các biện pháp còn lại. Bất cứ khi nào chủ thể quyền thấy quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm có thể yêu cầu tòa án can thiệp để bảo vệ quyền lợi cho mình một cách hợp pháp, đồng thời nguyên đơn có thể đưa ra những yêu cầu khi khởi kiện hoặc thay đổi yêu cầu trong quá trình giải quyết vụ án. Chính vì vậy, việc lựa chọn biện pháp dân sự để xử lý các hành vi xâm phạm, bảo vệ QSHCN đối với chỉ dẫn thương mại là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự theo pháp luật Việt Nam (Trang 28)