Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Vinaconex 21 (Trang 50)

III. Các khoản phải thu

2.2.3. Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

2.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Bảng 2.5. Khả năng thanh toán giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013-2012 2012-2011 Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 1,17 1,06 1,00 0,10 0,06 Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,52 0,58 0,40 (0,06) 0,18 Hệ số thanh toán tức thời Lần 0,05 0,06 0,02 (0,01) 0,04

(Nguồn: Tự tổng hợp từ Bảng CĐKT )

Biểu đồ 2.6. Khả năng thanh toán giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Tự tổng hợp từ Bảng CĐKT )

Hệ số thanh toán ng n hạn qua 3 năm 2011-2013 lần lượt là 1,00-1,06-1,17.

Trong giai đoạn 2011-2013, một đồng nợ ngắn hạn luôn được đảm bảo bằng hơn 1 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2012, hệ số này tăng 0,06 lần so với năm 2011 là o nợ ngắn hạn và TSNH đều tăng, song tốc độ tăng của TSNH (12,79%) lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 6,25%. Năm 2013, hệ số này tăng 0,11 lần so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là do TSNH và nợ ngắn hạn đều giảm nhưng tốc độ giảm của TSNH (15,92%) nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn là 23,43%. Điều này luôn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp. Song chỉ tiêu này lớn hơn 1 cho thấy tài sản ngắn hạn được hình thành từ toàn bộ nợ ngắn hạn và một phần nợ dài hạn. Nợ dài hạn huy động với lãi suất cao nên đẩy chi phí của doanh nghiệp lên cao, làm giảm lợi nhuận, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn huy động giảm

Hệ số thanh toán nhanh năm 2011 là 0,40 lần, tăng 0,18 lần đạt 0,58 lần tại

năm 2012 và lại giảm 0,06 lần còn 0,52lần vào năm 2013. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty trong 3 năm đều nhỏ hơn 0,8 chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty bị phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho, khả năng thanh toán nhanh không được đảm bảo. Hệ số này thấp tuy làm giảm chi phí sử dụng vốn lưu động, nâng cao khả năng sinh lời của vốn lưu động nhưng nó gây nguy cơ mất khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp

Hệ số thanh toán tức thời trong 3 năm đều rất nhỏ, cụ thể là: năm 2012 là 0,06

lần tăng 0,04 lần so với năm 2011 là 0,02 lần; đến năm 2013 là 0,05 lần giảm 0,01 lần so với năm 2012. Hệ số này nhỏ hơn 0,5 rất nhiều, thậm chí còn nhỏ hơn 0,1 cho thấy doanh nghiệp đang ự trữ rất ít tiền, tiền được mang đi đầu tư nhằm nâng cao lợi

1 1.06 1.17 0.4 0.58 0.52 0.02 0.06 0.05 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 2011 2012 2013 Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán tức thời

52

nhuận của doanh nghiệp. Hệ số này thấp tuy làm nâng cao khả năng sinh lời của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhưng nó gây nguy cơ mất khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.

2.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Bảng 2.6. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013-2012 2012-2011 Vòng quay vốn lưu động Vòng 0,60 0,75 1,20 (0,15) (0,44) Thời gian luân chuyển vốn

lưu động Ngày 598,37 477,39 300,24 120,98 177,15

(Nguồn: Tự tổng hợp từ BCKQKD và Bảng CĐKT )

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

Trong giai đoạn 2011-3013, chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2012 là 0,75 vòng giảm 0,44 vòng so với năm 2011. Nguyên nhân là o oanh thu thuần giảm trong khi vốn lưu động lại tăng. Đến năm 2013, cả doanh thu thuần và vốn lưu động đều giảm nhưng tốc độ giảm của doanh thu thuần là 33,92% lớn hơn tốc độ giảm của vốn lưu động là 15,92% làm cho vòng quay vốn lưu động giảm 0,15 vòng chỉ còn 0,60 vòng. Chỉ tiêu này thấp cho thấy vốn lưu động của doanh nghiêp luân chuyển chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp bỏ ra nhiều vốn lưu động mà tỷ suất lợi nhuận không cao, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Thời gian luân chuyển vốn lưu động

Trong giai đoạn 2011-2013, do tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm nên thời gian luân chuyển vốn lưu động tăng. Năm 2012 là 477,39 ngày tăng 177,15 ngày so vơi năm 2011. Năm 2013 lại tiếp tục tăng 120,98 ngày đạt 598,37 ngày. Thời gian luân chuyển vốn lưu động cao, vốn lưu động tạo thêm ít giá trị gia tăng cho oanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp.

2.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động

Bảng 2.7. Khả năng sinh lời của vốn lưu động giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013-2012 2012-2011 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Lần 1,66 1,33 0,83 0,34 0,49 Tỷ suất sinh lời vốn lưu động % 0,04 0,48 1,15 (0,44) (0,67)

(Nguồn: Tự tổng hợp từ BCKQKD và Bảng CĐKT )

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

Để có được một đồng doanh thu thuần, năm 2011 ta cần 0,83 đồng vốn lưu động, năm 2012 tăng 0,49 đồng so với năm 2011 o vốn lưu ộng tăng trong khi oanh thu thuần lại giảm, năm 2013 tăng 0,34 đồng so với năm 2012 o tuy cả vốn lưu động và doanh thu thuần đều giảm nhưng tốc độ giảm của vốn lưu động nhỏ hơn tốc độ giảm của doanh thu. Hệ số này trong 2 năm 2012, 2013 lớn hơn 1 cho thấy để có được 1 đồng doanh thu thuần ta phải bỏ ra hơn 1 đồng vốn lưu động. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của vốn lưu động thấp, hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm.

Tỷ suất sinh lời vốn lưu động

Năm 2012, cứ 100 đồng vốn lưu động chỉ tạo ra được có 0,48 đồng lợi nhuận sau thuế giảm 0,67 đồng so với năm 2011 o vốn lưu động bỏ ra tăng trong khi lợi nhuận sau thuế thu về lại giảm. Đến năm 2013, 100 đồng vốn lưu động chỉ tạo ra được có 0,48 đồng lợi nhuận sau thuế do tuy cả vốn lưu động và lợi nhuận sau thuế đều giảm nhưng tốc độ giảm của vốn lưu động là 15,92% nhỏ hơn rất nhiều tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế là 93,60%. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động rất thấp và đang có xu hướng giảm, thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp.

2.2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành vốn lưu động

Các khoản phải thu

Bảng 2.8. Vòng quay khoản phải thu giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013-2012 2012-2011

Vòng quay các khoản phải thu Vòng 1,99 1,91 4,22 0,08 (2,31) Thời gian thu nợ trung bình Ngày 181,26 188,72 85,25 (7,46) 103,47

(Nguồn: Tự tổng hợp từ BCKQKD và Bảng CĐKT )

Vòng các khoản phải thu

Năm 2011 số vòng quay khoản phải thu là 4,22 vòng, năm 2012 chỉ tiêu này giảm xuống 2,31 vòng còn 1,91 vòng. Năm 2013 vòng quay khoản phải thu tăng 0,08 lần đạt 1,99 vòng. S ĩ vòng quay khoản phải thu năm 2012 giảm là o trong năm 2012 các khoản phải thu và doanh thu thuần cùng giảm song tốc độ giảm của các khoản phải thu lại nhỏ hơn. Đến năm 2013, vòng quay khoản phải thu tăng, điều này cho thấy lượng tiền của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng đang có chiều hướng giảm,

54

làm tăng sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Thời gian thu nợ trung bình

Năm 2011, thời gian thu nợ trung bình là 85,25 ngày, năm 2012 tăng lên 188,72 ngày và cho tới năm 2013 thời gian thu nợ trung bình của Công ty giảm còn 181,26 ngày. Sự tăng chỉ tiêu này năm 2012 là o ảnh hư ng của chính sách nới lỏng tín dụng. Năm 2013, Công ty cố gắng nỗ lực để giảm thời gian thu nợ trung bình xuống mức thấp nhất như quản lỹ chặt chẽ hơn các khoản nợ của khách hàng, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng trước khi cho họ nợ. Tuy nhiên, việc bị chiếm dụng vốn vẫn mức cao cho thấy mối lo ngại về nợ xấu cũng như chi phí cho phần vốn đầu tư tài sản ngắn hạn tăng lên, Công ty cần có chính sách tốt hơn cho kỳ tới trong việc quản lý và sử dụng khoản phải thu nhăm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Hàng tồn kho

Bảng 2.9. Vòng quay hàng tồn kho giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013-2012 2012-2011 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 1,99 1,91 4,22 0,08 (2,31) Thời gian quay vòng hàng

tồn kho Ngày 366,37 237,99 190,68 128,38 47,31

(Nguồn: Tự tổng hợp từ BCKQKD và Bảng CĐKT )

Vòng quay hàng tồn kho

Năm 2011 hàng tồn kho của Công ty quay được 4,22 vòng, năm 2012 là 1,91 vòng nhưng đến năm 2013 là 1,99 vòng. S ĩ vòng quay hàng tồn kho giảm như vậy là do sự giảm mạnh của giá vốn hàng bán. Tuy hàng tồn kho của công ty cũng giảm, nhưng tốc độ giảm của giá vốn năm 2012 là 29,07%, năm 2013 là 32,92% cao hơn nhiều so với tốc độ giảm của hàng tồn kho năm 2012 là 14,60%, năm 2013 là 2,98%. Hệ số này nhỏ và đang giảm cho thấy tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Chứng tỏ hàng tồn kho chậm luân chuyển, vốn bị ứ đọng, làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Thời gian quay vòng hàng tồn kho

Trong giai đoạn 2011-2012, vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm nên số ngày tồn kho trong các năm này cũng tăng, năm 2011 là 190,68 ngày, năm 2012 là

237,99 ngày và năm 2013 là 366,37 ngày. Số ngày trung bình để hàng tồn kho quay được một vòng tăng cho thấy hàng tồn kho chậm luân chuyển, vốn bị ứ đọng, làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Khoản phải trả

Bảng 2.10. Vòng quay khoảnp phải trả giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013-2012 2012-2011

Vòng quay khoản phải trả Vòng 1,93 2,31 4,92 (0,38) (2,61) Thời gian trả nợ Ngày 186,73 155,67 73,22 31,06 82,45

(Nguồn: Tự tổng hợp từ BCKQKD và Bảng CĐKT )

Vòng quay khoản phải trả năm 2012 là 2,31 vòng giảm 2,61 vòng so với năm 2011 do GVHB, chi phí quản lý bán hàng, chi phí quản lý kinh doanh giảm trong khi các khoản phải trả người bán, lương thư ng, thuế phải trả tăng, năm 2013 là 1,93 vòng giảm 0,38 vòng so với năm 2012 do GVHB, chi phí quản lý bán hàng, chí phí quản lý kinh doanh và các khoản phải trả người bán, lương thư ng, thuế phải trả đều giảm nhưng tốc độ giảm của GVHB, chi phí quản lý bán hàng, chí phí quản lý kinh doanh cao hơn tốc độ giảm của các khoản phải trả người bán, lương thư ng, thuế phải trả. Vòng quay các khoản phải trả thấp và đang có xu hướng giảm cho thấy doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn lực bên ngoài khi chiếm dụng vốn và quản lý tốt chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Do vòng quay khoản phải trả giảm nên kỳ trả tiền bình quân năm 2012 là 155,67 ngày tăng 82,45 ngày so với năm 2011, năm 2013 là 186,73 ngày tăng 31,06 so với năm 2012. Thời gian trả nợ trung bình cao doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn lực bên ngoài khi chiếm dụng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Thời gian quay vòng tiền trung bình

Bảng 2.11. Thời gian quay vòng tiền trung bình giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013-2012 2012-2011

Thời gian quay vòng tiền

trung bình Ngày 360,90 271,04 202,71 89,86 68,33

(Nguồn: Tự tổng hợp từ BCKQKD và Bảng CĐKT )

Thời gian quay vòng tiền trung bình năm 2012 là 271,04 ngày tăng 68,33 ngày so với năm 2011, năm 2013 là 360,90 ngày tăng 89,86 ngày so với năm 2012. Thời gian

56

quay vòng tiền trung bình cao và có xu hướng tăng cho thấy doanh nghiệp thu hồi được tiền chậm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vòng quay hàng tồn kho và phải thu thấp cao. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động đang giảm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Vinaconex 21 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)