TỔNG CỘNG NGUỒN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Vinaconex 21 (Trang 41)

III. Các khoản phải thu

TỔNG CỘNG NGUỒN

VỐN 387.048.199.104 456.277.026.964 410.293.247.055 (69.228.827.860) (15,17) 45.983.779.909 11,21

42  Phân tích cơ cấu tài sản

Tài sản ng n hạn: Năm 2012 TSNH tăng 45.245.674.513 đồng tương đương

12,79% so với năm 2011. Nhưng sang năm 2013, TSNH lại giảm 63.554.110.981 đồng, tương ứng 15,92% so với năm 2012.

Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2012, tiền và các khoản tương đương

tiền của doanh nghiệp đã tăng mạnh 220,29% tương ứng 14.525.198.332 đồng do doanh nghiệp thu được khoản phải thu dài hạn .Nhưng sang năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền lại có xu hướng giảm mạnh 7.417.734.445 đồng, tốc độ giảm 35,12%. Nguyên nhân công ty sử dụng lượng tiền để thanh toán cho các khoản nợ đến hạn, các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ hay đầu tư vào tài sản làm lượng tiền trong năm 2013 này giảm dần.

Khoản phải thu ngắn hạn: của công ty là các khoản bao gồm khoản phải thu

khách hàng, trả trước cho người bán, các khoản phải thu khác và dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi. Tại năm 2012, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 58.376.183.669 đồng tương đương tăng 46,17% so với năm 2011 do khoản phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác tăng. Sang năm 2013, chỉ tiêu này lại giảm 57.851.765.231 đồng tương đương giảm 31,30% so với năm 2012 o khoản phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác giảm. Cụ thể là:

-Phải thu của khách hàng: Năm 2012 chỉ tiêu này là 157.780.832.756 đồng, tăng 57.300.010.871 đồng tương đương tăng 57,03% so với năm 2011. Đến năm 2013, khoản phải thu khách hàng của Công ty giảm so với năm 2012 là 56.127.962.757 đồng, tương đương giảm 35,57%. Do chính sách tín dụng của Công ty được quản lý chặt chẽ hơn, Công ty hạn chế việc để khách hàng chiếm dụng vốn. Như vậy sẽ giúp Công ty giảm tối đa các khoản phải thu khách hàng để chuẩn bị cho đầu tư, kinh oanh các dự án mới trong tương lai. Tuy nhiên, điều này cũng làm giảm khả năng tìm kiếm, hợp tác của khách hàng với Công ty trên thị trường cạnh tranh đầy biến động như hiện nay.

-Trả trước cho người bán: khoản mục giảm nhẹ trong giai đoạn 2011-2013. Năm 2012 là 24.678.647.499 đồng giảm 179.080.470 đồng, tương ứng 0,72%. Năm 2013 giảm 462.177.521 so với năm 2012, tốc độ giảm 1,87%. Mức độ giảm nhẹ cho thấy sự ổn định về nhà cung cấp của doanh nghiệp, đồng thời cho thấy uy tín của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp ngày càng cao.

-Các khoản phải thu khác: Phải thu khác bao gồm các khoản tiền cho vay có tính chất tạm thời không lấy lãi, tiền hoàn thuế từ cơ quan thuế nhưng chưa nhận được và một số khoản phải thu khác. Năm 2012 các khoản phải thu khác tăng mạnh so với năm 2011 là 1.382.326.268 đồng, tương đương tăng 76,49%. S ĩ có sự tăng mạnh như vậy là o năm 2011 Công ty phát sinh một khoản nợ ngắn hạn phải thu lớn, đây là

những khoản vay mang tính chất cá nhân. Việc tăng lên bất thường của những khoản vốn vay này không phải là một ấu hiệu tốt. Trong chính sách quan hệ của mình, Công ty cần phải uy trì một số khoản vay để tạo điều kiện cho hoạt động kinh oanh sau này nhưng đây là những khoản cho vay mang tính chất rủi ro khá cao, tiềm ẩn nguy cơ không thu hồi được vốn. Sang năm 2013, các khoản phải thu ngắn hạn khác giảm 1.211.624.953 đồng, tương ứng giảm 37,99% so với năm 2012.

-Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi: khoản mục này tăng ần từ năm 2011 đến năm 2013. Năm 2012 là 834.250.985 đồng, tăng 127.073.000 đồng tương ứng 17,97% so với năm 2011. Năm 2013 tăng 50.000.000 đồng so với năm 2012, tốc độ tăng là 5,99%. Mức dự phòng phải thu tăng cho thấy các khoản nợ khó thu hồi tăng, gây bất lợi cho doanh nghiệp.

Hàng tồn kho: của công ty trong 3 năm cũng có sự biến động. Cụ thể, hàng tồn

kho năm 2012 giảm 30.764.147.037 đồng tương đương 14,60%. Hàng tồn kho do doanh nghiệp đã tìm hiểu thị trường kỹ, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng giảm nên đã giảm hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho, tránh được vốn ứ đọng trong hàng tồn kho, tăng tốc độ luân chuyển vốn. Công ty không nhập thêm nguyên vật liệu, các nguyên vật đã mua được xuất dùng phục vụ công trình đã hoàn thiện bàn giao trong năm 2012, 2012. Năm 2013 lại tăng 5.372.559.016 đồng so với năm 2012, tốc độ tăng là 2,98% , mức độ tăng nhỏ không đáng kể do công ty mua một số nguyen vật liệu cần thiết đã sử dụng hết năm 2012. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh oanh được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn, đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý. Lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý là lượng dự trữ vừa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh liên tục, vừa không gia tăng chi phí tồn kho gây ứ đọng vốn.

TSNH khác: bao gồm các khoản tạm ứng trước cho nhân viên, chi phí ngắn hạn

trả trước... Năm 2012 tăng 3.108.439.549 đồng tương ứng 30,80% so với năm 2011 chủ yếu do công ty ứng trước cho nhân viên tiền đi công tác. Năm 2013 giảm 3.657.170.321 đồng so với năm 2012, tốc độ giảm là 27,70% do các khoản phí công tác được quyết toán, công ty thu hồi về khoản tạm ứng, và khoản chi phí ngắn hạn trả trước cũng giảm do được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Tài sản dài hạn: của công ty năm 2012 tăng 738.105.396 đồng tương ứng

1,31%. Năm 2013, lại giảm 738.105.396 đồng tức 9,93%. Trong đó, TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Khoản phải thu dài hạn: năm 2011,2012 là 0. Đến năm 2013 phát sinh khoản

44

khoản đầu tư tại công ty năm 2012. Do công ty nhận đầu tư chưa thể trả ngay, nên công ty chấp nhận gia hạn đến năm 2016.

Tài sản cố định: năm 2012 là 47.808.783.587 đồng giảm 5.226.088.055 đồng tương ứng 9,85%. Năm 2013 lại tiếp tục giảm 5.314.557.708 đồng tương ứng 11,12% so với năm 2012. Tài sản cố định liên tục giảm là do sự giảm của cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Cụ thể là:

-Tài sản cố định hữu hình: gồm các máy móc, thiết bị xây dựng, văn phòng nhà

kho. Năm 2011, 2012 tài sản cố định hữu hình của công ty có nguyên giá 71.177.716.994 đồng, đến năm 2013 giảm 706.802.250 đồng còn 70.490.914.744 đồng o công ty bán đi tài sản cố định của mình. Giá trị hao mòn lũy kế giai đoạn 2011- 2013 lần lượt là 18.963.349.284 đồng, 24.554.185.826 đồng, 27.996.688.865 đồng. Dẫn đến giá trị ghi sổ của tình sản cố định hữu hình năm 2011 là 52.214.367.710 đồng, năm 2012 giảm 5.570.836.542 đồng còn 46.643.531.168 đồng. Năm 2013 giảm 8,90% còn 42.494.225.879 đồng.

-Tài sản cố định vô hình năm 2011 là 820.503.932 đồng trong đó nguyên giá là 913.855.000 đồng, giá trị hao mòn là 93.351.068 đồng. Tài sản vô hình của công ty là hợp đồng cam kết cùng thầu công trình với công ty Vinaconex6. Năm 2012 nguyên giá không thay đổi, hao mòn tăng 21.778.256 đồng. Năm 2013, tài sản cố định vô hình được bán đi toàn bộ cho công ty Vinaconex12 do hội đồng quản trị quyết định.

-Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: năm 2011, 2013 là 0. Năm 2012 là 366.526.743 đồng. Trong năm 2012, có công trình đang thi công ang chưa hoàn thành. Đến năm 2013, công trình đã được hoàn thành và chuyển giao cho khách hàng.

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2011, 2013 là 0. Năm 2012 là

6.931.650.000 đồng. Năm 2012, công ty quyết định đầu tư vào công ty khác 6.931.650.000 đồng. Đến năm 2013, xét thấy tình hình kinh doanh của công ty đầu tư không bền vững, doanh nghiệp quyết định rút vốn đầu tư.

Tài sản dài hạn khác năm 2012 là 2.409.465.940 đồng giảm 967.456.549 đồng

tương ứng 28,65% so với năm 2011. Năm 2013 tiếp tục giảm 360.159.171 đồng còn lại 2.049.306.769 đồng. Tài sản dài hạn khác của công ty chủ yếu là chi phí dài hạn trả trước. Do công ty xây dựng công trình nên trong quá trình xây dựng có sử dụng nhiều công cụ dụng cụ phân bổ nhiều lần, từ đo phát sinh chi phí trả trước. Qua các năm, chi phí trả trước được phân bổ vào giá thành công trình nên giảm.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Tự tổng hợp từ Bảng CĐKT )

Cơ cấu nguồn vốn ta thấy, tổng nguồn vốn của công ty năm 2012 tăng khá tốt 45.983.779.909 đồng với tỷ lệ 11,21% so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013 lại bị giảm khá nhiều 69.228.827.860 đồng với tỷ lệ 15,17% so với 2012 là o các tác động của các nhân tố nợ phải trả và vốn chủ s hữu, trong đó:

Về nợ phải trả: Nợ phải trả của Công ty gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, năm 2012 nợ phải trả của Công ty tăng so với năm 2011 là 46.995.360.824 đồng với tỷ lệ 12,71%. Năm 2013 giảm so với 2012 là 16,12% tương ứng với 67.170.823.005 đồng, điều này chứng tỏ Công ty đang đi đúng hướng trong công tác giải quyết các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tạo điều kiện thuận lợi trong việc dùng vốn đầu tư vào các hạng mục kinh oanh đem lại nguồn lợi nhuận cho Công ty. Trong đó Nợ ngắn hạn giảm còn Nợ dài hạn tăng lên. Cụ thể:

Nợ ngắn hạn của Công ty bao gồm các khoản vay và nợ ngắn hạn, phải trả

người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp, chi phí trả và các khoản phải trả phải nộp khác. Trong đó vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2012 nợ ngắn hạn tăng 22.132.031.264 đồng, tương ứng tỷ lệ 6,25%. Năm 2012, công ty vay nợ đi đầu tư tài chính. Năm 2013 nợ ngắn hạn giảm 88.230.054.007 đồng tương ứng 23,46%. Năm 2013, công ty đã cố gắng trả được một phần nợ vay.

Nợ dài hạn tăng liên tục, năm 2012 là 40.681.180.366 đồng, tăng

24.863.329.560 đồng so với năm 2011. Năm 2013 tăng 21.059.231.002 đồng tương ứng 51,77% so với năm 2012. Nợ dài hạn của Công ty chủ yếu là các khoản phải trả dài hạn khác, còn lại là các khoản phải trả người bán dài hạn, vay và nợ dài hạn, dự phòng trợ cấp mất việc làm, oanh thu chưa thực hiện…

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 90.11 91.33 90.31 9.89 8.67 9.69 Vốn CSH Nợ phải trả

46

Về vốn chủ sở hữu: VCSH gồm VCSH và các nguồn kinh phí và quỹ khác.

VCSH của doanh nghiệp giảm trong giai đoạn 2011-2013. Năm 2012 là 39.568.379.267 đồng, giảm 1.011.580.915 đồng so với năm 2011, tốc độ giảm 2,49%. Sang năm 2013, nguồn vốn tiếp tục giảm 2.058.004.855 đồng, tương ứng 5,20%. VCSH và thặng ư vốn cổ phần không thay đổi, nguyên nhân chủ yếu làm giảm tổng VCSH là lợi nhuận chưa phân phối giảm. Năm 2012, lợi nhuận chưa phân phối giảm 1.611.580.915 đồng so với năm 2011, năm 2013 giảm 2.058.004.855 đồng tương ứng giảm 44,10 so với năm 2012. Nguyên nhân làm giảm lợi nhuận chưa phân phối là do tình hợp hoạt động sản xuất của công ty gặp nhiều khó khăn, kém hiệu quả dẫn đến lợi nhuận giảm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Vinaconex 21 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)