Hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc áp dụng hệ thống ISO 9001 2008 đối với chất lượng đào tạo trường Cao đẳng sư phạm trung ương TP. Hồ Chí Minh (Trang 57)

Sử dụng Cronbach Alpha để kiểm tra độ tin cậy trong bảng hỏi để tìm ra các hệ sốsau:

Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽbịloại (Nunnaly 1994)

Các biến quan sát có hệ số Alpha nếu bỏ đi mục hỏi (Alpha if Item Deleted) lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha sẽbịloại (Hoàng Trọng, 2008).

Sử dụng phần mềm SPSS để kiểm tra hệ số Cronbach Alpha. Công thức của hệ số là α = /[1 + ( − 1)], trong đó α là hệ số Cronbach Alpha, N là sốmục hỏi, p là hệsố tương quan giữa các mục hỏi. Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá có độ tin cậy và sử dụng được phải có α ≥ 0.4. Tác giả sử dụng thang đo Likert nămmức độvới quy ước như sau:

1 = Hoàn toàn đồng ý 2 = Đồng ý

3 = Phân vân 4= Không đồng ý

5= Hoàn toàn không đồng ý

Ở nghiên cứu này, thang đo chất lượng chương trình đào t ạo gồm bốn phần và có 29 mục đo 5 mức độ thang đo Likert. Mục thứ nhất gồm 6 câu về đánh giá việc xây dựng mục tiêu chất lượng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong Nhà trường là các vấn đề liên quan đến xây dựng chương trình đào tạo chất lượng theo ISO. Mục thứ hai gồm 8 câu khảo sát có nội dung về kiểm soát chất lượng công việc theo ISO 9001:2008 trong Nhà trường là các vấn đề trong kiểm soát chất lượng có ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo Nhà trường. Mục thứ ba có 4 câu hỏi khảo sát nội dung về khắc phục và cải tiến chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Mục thứ tư của

bảng khảo sát về lợi ích của hệ thống chất lượng đào tạo Nhà trường về hoạt động dạy và học khi áp dụng ISO, bao gồm 11 câu hỏi. Vì vậy việc phân tích chất lượng phiếu khảo sát thực hiện đối với từng nhóm cụthểbằng phần mềm SPSS 20.0 đểtính hệ số Cronbach cho toàn thang đo.

Kết quả phân tích cho thấy phiếu khảo sát có độ tin cậy Cronbach’s Alpha = 0.747. Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bất kỳ một biến nào đó dao động trong khoảng từ 0.712 đến 0.772. Ta cũng cần xem xét những biến không đóng góp vào độ tin cậy của thang đo để điều chỉnh hoặc loại bỏ khỏi phiếu khảo sát. Bảng phân tích Cronbach Alpha (chi tiết tại phụ lục 3) cho thấy độ tin cậyđạt mức khá, ta cần loại bỏ4 nội dung có ảnh hưởng không tốt đến toàn bảng hỏi là câu 8, 10, 20 và 23 để bảng hỏi có độtin cậy cao hơn.

Từ kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS có thể thấy các câu hỏi trong phiếu có mối tương quan tốt, đóng góp vào độ tin cậy của kết quả khảo sát giúp Nhà trường đánh giá năng lực đào tạo từ nhiều góc độ lĩnh vực khác nhau và sẽ được sử dụng để đánh giá các giảthiết nghiên cứu sau này. Từ đó phân tích sâu từng nhân tốkhám phá trong bảng hỏi.

2.2.3. Đều tra nội dung chính thức

Vìđề tài đánh giá ảnh hưởng của việc áp dụng hệ thống ISO 9001:2008 đối với hoạt động quản lý đào tạo, bao gồm những hoạt động về mục tiêu và chương trìnhđào t ạo, đội ngũ giảng viên, mức độ đáp ứng của khóa học, quản lý và phục vụ đào tạo. Từ những nội dung cần nghiên cứu ta có thể đưa ra công cụ đo cho từng hoạt động cụthể đó. Sau đó loại bỏnhững câu hỏi không phù hợp trong phiếu điều tra khảo sát gồm những phần sau:

Phần 1: Thông tin về đối tượng khảo sát bao gồm: Thông tin cá nhân, giới tính, chức vụ,năm công tác.

Phần 2: Gồm 4 nội dung chính xây dựng trên cơ sở sử dụng thang đo Likert 5 mức độ.

Nội dung 1: Việc xây dựng mục tiêu chất lượng theo Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong Nhà trường gồm 6 tiêu chí về mục tiêu phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo; Sự phân công trách nhiệm; đội ngũ CBVC – giảng viên; Hệ thống quản lý văn bản và các minh chứng.

Nội dung 2: Kiểm soát chất lượng công việc theo quản lý chất lượng ISO 9001:2008 trong Nhà trường gồm 8 tiêu chí về Xây dựng các quy trình đảm bảo theo chức năng nhiệm vụ; kiểm soát chất lượng đào tạo; Kế hoạch hướng dẫn; quy định mục tiêu chất lượng hợp lý; các thủ tục hành chính về hoạt động Nhà trường; Tổ chức lấy ý kiến về hoạt động giảng dạy và ý kiến Nhà tuyển dụng.

Nội dung 3: Khắc phục và cải tiến chất lượng theo quản lý chất lượng ISO 9001:2008 gồm 4 tiêu chí về khắc phục những tồn tại và đưa ra biện pháp phòng ngừa; Có tổ chức kiểm tra giám sát trong quá trình học tập; Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng; Gỉai pháp khắc phục những điểm không phù hợp.

Nội dung 4: Lợi ích của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO đến hoạt động dạy và học gồm 11 tiêu chí về khả năng quản lý của tổ chức; Nguyên tắc hướng vào khách hàng; Kiểm soát hồ sơ tài liệu; Đảm bảo các nguồn lực trong Nhà trường; Hiệu quả sử dụng trang thiết bị; Cẩm nang chất lượng; Thực hiện theo quy trình; Hỗ trợ công tác quản lý Nhà trường; Giaỉ đáp thắc mắc sinh viên nhanh chóng; Trang bị kiến thức cần thiết cho sinh viên đáp ứng nghề nghiệp tương lai.

2.3. Tiểu kết chương 2

Tác giả đã khái quát một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn và tiến hành xây dựng nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm và

đánh giá chất lượng bộ công cụ khảo sát trên mẫu đại diện bằng phần mềm SPSS. Kết quả cho thấy phiếu khảo sát có độ tin cậy cao và chỉ cần lược bỏ các câu hỏi trong trường hợp không đạt yêu cầu. Bảng hỏi có cấu trúc logic, đo đúng các nội dung được thiết kế để có cái nhìn rõ nét hơn. Thang đo này đạt đủ điều kiện để sử dụng trong phân tích và đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường thông qua Cán bộ viên chức – giảng viên tại trường CĐSPTW qua các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Nhà trường.

Tóm lại, có thể nói rằng các nghiên cứu và dữ liệu định lượng là đáng tin cậy khi phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các đối tượng trong nghiên cứu. Những dữ liệu thu thập được có độ tin cậy xác định về mặt thống kê và những đánh giá đó có thểsử dụng cho phân tích và dự báo. Từ các kết quả sẽ được đối chiếu lại với cơ sở lý luận, sự phù hợp giữa lý luận và thực tiễn sẽ cho ra những quyết định hợp lý, đúng đắn nhất khi ta có được những thông tin đáng tin cậy từcác nghiên cứu định tính.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis)

Phân tích nhân tố khám phá EFA là một phương pháp phân tích thống kê để rút gọn của nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến gọi là các nhân tố ít hơn, để chúng có ý nghĩa thống kê vẫn chứa đựng được hầu hết nội dung ban đầu.

Số lượng biến để phân tích nhân tố trong đề tài là 25 biến chia thành 4 nhóm về xây dựng mục tiêu chất lượng đào tạo; Kiểm soát chất lượng công việc; Khắc phục và cải tiến chất lượng đào tạo; Lợi ích của hệ thống theo tiêu chuẩn ISO. Các biến sử dụng thang đo Likert chung 5 mức độ và đo bằng thang đo định lượng. Các biến khảo sát điều có hệ sốtin cậy Cronbach Alpha đều lớn hơn 0.5. Cỡ mẫu trong nghiên cứu là 152 thoả điều kiện trong phân tích nhân tố.

Sau khi phân tích nhân tốbằng phần mềm SPSS, ta thấy chỉsốxem xét sự thích hợp KMO = 0.403 (Bảng 1, Phụ lục 3) để kiểm tra mối quan hệ tương quan giữa các biến và sự phù hợp của mô hình và Barlett xem xét giả thuyết Ho: độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) này đạt mức trung bình. Kết quả đại lượng thống kê Barlett với mức ý nghĩa thống kê Sig. = 0,000 (thoả điều kiện Sig.≤ 0.05), bác bỏgiả thuyết “các biến không tương quan trong tổng thể các biến”, nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong một tổng thể. Kết quả này cho thấy, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được thừa nhận trong nghiên cứu này.

Tác giả tiến hành phân tích tập hợp 25 biến trong 4 nhóm nhân tố cần kiểm định, ta sẽ có bảng ma trận nhân tố đã xoay được thể hiện rõ qua bảng sau:

Bảng 3.1: Ma trận nhân tố đã xoay trong kết quả EFA Ma trận nhân tố xoay

Các câu hỏi được xoay trong EFA (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm nhân tố

1 2 3 4 5

14.Có tổ chức lấy ý kiến Nhà tuyển dụng để đánhgiá mức độ đáp ứng nhu cầu Xã hội

.881

13.Có tổ chức lấy ý kiến sinh viên về hoạt động dạy và học của giảng viên

.878

12.Các thủ tục hành chính về hoạt động Nhà trường được thể hiện cụ thể trong quy trình

.808

27.Việc giải đápthắc mắc cho sinh viên nhanh chóng và thuận lợi hơn

.789

25.Thực hiện công việc theo trình tự thông qua các quy trình hướng dẫn và biểu mẫu

.728

11.Giúp cho việc tìm kiếm hồ sơ, tài liệu dễ dàng và nhanh chóng

.712

28.Sinh viênđược trang bị các kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp tương lai đáp ứng nhu cầu công việc

.683

6.Lưu trữ đầy đủ các minh chứng .671

trong hoạt động đào tạo của Nhà trường

3.Có đội ngũ CBVC –giảngviên được đào tạo phù hợp chuyên môn theo yêu cầu hệ thống chất lượng

.862

4.Có kế hoạch cụ thể, chi tiết trong hoạt động đào tạo Nhà trường

.687

7.Xây dựng các quy trình cần thiết đảm bảo chức năng –nhiệm vụ trong hệ thống quản lý đào tạo

.678

29.Đánh giá được các kỹ năng của sinh viên khi kết thúc khóa học

.644

9.Có kế hoạch hướng dẫn cụ thể cách thực hiện cho từng cá nhân – đơn vị

.637

16.Có tổ chức kiểm tra, giám sát học viên trong quá trình học tập

.510 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19.Chứng minh khả năng quản lý của tổ chức ổn định

.941

24.Cẩm nang chất lượng cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng cao

.937

26.Hỗ trợ công tác quản lý Nhà trường được thuận lợi

.898

5.Có hệ thống quản lý văn bản theo quyđịnh

17.Có tổ chức thêm các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

.841

18.Có giải pháp nhằm khắc phục những điểm không phù hợp trong thời gian áp dụng ISO

.827

2.Có sự phân công trách nhiệm thực hiện theo các yêu cầu hệthống ISO

.822

1.Có mục tiêu phấn đấu tốt hơn, nâng cao chất lượng đào tạo

.769 15.Khắc phục những tồn tại và đưa ra các biện pháp phòng ngừa những điểm không phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng .615

21.Kiểm soát tốt hồ sơ, tài liệu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường

.519

Phương thức: Phân tích từng thành phần. a. 5 nhóm nhân tố.

Trong bảng kết quả ma trân xoay trên, ta thấy hệ số tải nhân tố(Factor loading) của 25 biến quan sát đều đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố, các nhân tố đều lớn hơn 0,4 và được sắp xếp theo thứ tự tăng dần theo từng nhóm nhân tố để dễ quan sát. Kết quả nhân tố thứ nhất gồm 8 biến quan sát gồm các câu hỏi gồm 6, 11, 12, 13, 14, 25, 27, 28 như trong bảng hỏi của đề tài và ta đặt tên nhân tố này là “Chất lượng đào tạo khi áp dụng hệ thống theo tiêu chuẩn ISO đến hoạt động dạy và học”; Ở nhân tố thứ hai chỉ có 7 biến quan sát gồm câu hỏi 3, 4, 7, 9, 16, 22, 29 và đặt tên nhân tố này là “Kiểm

soát chất lượng công việc theo tiêu chuẩn ISO”; Nhân tốthứ ba gồm 4 biến là câu 5, 19, 24, 26. Đặt tên cho nhân tố này là “Xây dựng mục tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn ISO”.Nhân tốthứ tư cũng bao gồm 4 biến là các câu 1, 2, 17, 18 và đặt tên nhân tố này là “Cam kết chất lượng đào tạo trong Nhà trường”. Cuối cùng là nhân tố thứ năm có 2 biến quan sát gồm câu 15, 21. Ta đặt tên cho nhóm nhân tố này là “Khắc phục và cải tiến chất lượng đào tạo theo quản lý chất lượng ISO 9001:2008”.

Như vậy, trong 4 yếu tốdự kiến ban đầu của bảng hỏi phải phân tích có sự thay đổi thành 5 nhóm nhân tố. Trong đó, tiêu chí 6, 11, 12, 13, 14, 25, 27, 28 trong bảng hỏi thành nhân tố 1 “Chất lượng đào tạo khi áp dụng hệ thống theo tiêu chuẩn ISO đến hoạt động dạy và học”. Và tiêu chí 3, 4, 7, 9, 16, 22, 29 của bảng hỏi trởthành nhóm nhân tố “Kiểm soát chất lượng công việc theo tiêu chuẩn ISO”. Như vậy kết quả phân tích nhân tố EFA đã lưu lại nhân tố thành 5 nhân tốvới giá trị tương ứng là FACTOR1 (Chất lượng đào tạo khi áp dụng hệ thống theo tiêu chuẩn ISO đến hoạt động dạy và học), FACTOR2 (Kiểm soát chất lượng công việc theo tiêu chuẩn ISO), FACTOR3 (Xây dựng mục tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn ISO); FACTOR4 (Cam kết chất lượng đào tạo trong Nhà trường) và cuối cùng là FACTOR5 (Khắc phục và cải tiến chất lượng đào tạo theo QLCL ISO 9001:2008) để phân tích các kiểm định sau. Nhân tố của nhân tố thứ n được xác định bằng công thức sau: =

+ + +. . + (trong đó là ước lượng cua nhân tố

thứ n, là quyền số hay trọng số nhân tố, tức hệ số tài nhân, là biến số và n là biến số).

Khi đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Nhà trường, nhưng để xác định sự quan trọng của các biến trong mỗi nhân tố, tác giả cần xem xét bảng ma trận nhân tố điểm (Component Score Coefficient Matrix) sau.

Từ bảng ma trận nhân tố điểm của 5 nhân tố, ta có phương trình ư ớc lượng như sau:

= 0,671 + 0,712 + 0,808 + 0,878 + 0,881 + 0,728 + 0,789 + 0,683 = 0,862 + 0,687 + 0,678 + 0,637 + 0,510 + 0,897 + 0,644 = 0,845 + 0,941 + 0,937 + 0,898 = 0,769 + 0,822 + 0,841 + 0,827 = 0,615 + 0,519

Xét điểm nhân tố trong phương trình ước lượng, nhân tố có điểm cao nhất sẽ có ảnh hưởng đến nhân tố chung nhiều nhất từ 5 phương trình ước lượng điểm nhân tố trên. Nhân tố có biến quan sát –Có tổ chức lấy ý kiến Nhà tuyển dụng để đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu Xã hội đạt điểm cao nhất là 0,881 nên ảnh hưởng nhiều nhất trong nhân tố “Chất lượng đào tạo khi áp dụng tiêu chuẩn ISO đến hoạt động dạy và học”.

Lần lượt các nhân tố ở ; ; ; có các

biến quan sát (0,897)– Đảm bảo được các nguồn lực trong hoạt động đào tạo của Nhà trường; (0,941) – Chứng minh khả năng quản lý của tổ chức ổn định; (0,841) – Có tổ chức thêm các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; (0.615) - .Khắc phục những tồn tại và đưa ra các biện pháp phòng ngừa những điểm không phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng là cóảnh hưởng nhiều đến các nhân tốmà nóđại diện.

Kết quả kiểm nghiệm thang đo và phân tích nhân tố thấy rằng, chất lượng đào tạo của Nhà trường thể hiện rõ bởi các nhân tố: Chất lượng đào tạo khi áp dụng tiêu chuẩn ISO đến hoạt động dạy và học; Kiểm soát chất lượng công việc theo tiêu chuẩn ISO; Xây dựng mục tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ISO; Cam kết chất lượng đào tạo trong Nhà trường; Khắc phục và cải tiến chất lượng đào tạo theo QLCL ISO 9001:2008.

3.2. Mối tương quan giữa các biến

Các biến sẽ tạo thành một cấu trúc chặt chẽ nếu chúng tương quan thuận với nhau (tức là cùng tăng hoặc cùng giảm một cách đồng bộ). Để đánh giá độ tin cậy của phiếu khảo sát ta tiến hành kiểm tra hệ số tin cậy

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc áp dụng hệ thống ISO 9001 2008 đối với chất lượng đào tạo trường Cao đẳng sư phạm trung ương TP. Hồ Chí Minh (Trang 57)