Khái niệm Quản lý đào tạo

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc áp dụng hệ thống ISO 9001 2008 đối với chất lượng đào tạo trường Cao đẳng sư phạm trung ương TP. Hồ Chí Minh (Trang 35)

Quản lý đào tạo bao gồm một phổ rộng các hoạt động từ tổ chức đến thông tin, từ quản lý đến kiểm tra, đánh giá… và được giao cho các cán bộ quản lý, chuyên viên phòngđào tạo đảm trách. Hiệu quả của công tác quản lý đào tạo trên các mặt “đầu vào” (tổ chức tuyển sinh, xây dựng chương trình) – “quá trình” (dạy – học – kiểm tra đánh giá kết quả học tập) – “đầu ra” (công tác tốt nghiệp).

Theo H.Koontz và nhiều tác giả (1994) đưa ra khái niệm: “quản lý là sự tác động có tổchức, có hướng đích của chủthể quản lý lên đối tượng quản lý

và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổchức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường”.

Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ thì quan niệm: “quản lý là một quá trình cóđịnh hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý là một hệ thống là quá trình tácđộng đến hệ thống nhằm đạt những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn”.

Còn theo tác giả Trần Quốc Thành quan niệm “quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt được mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan”.

Theo tác giả Hồ Văn Vĩnh thì: “Qu ản lý có sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủthể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đãđ ề ra”.

Hay theo Phạm Viết Vượng (2003) định nghĩa: “quản lý là sự tác động có ý thức của chủthể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan”

Quản lý đào tạo có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục, nó gắn liền với việc tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu về phát triển khoa học và công nghệ. Vì vậy, quản lý đào tạo được quan tâm ở mọi quốc gia. Chất lượng hoạt động quản lý đào tạo không chỉ đơn thuần được đobằng kết quả học tập của sinh viên, kỹ năng giảng dạy của giảng viên trong Nhà trường… Mà còn phản ánh mức độ đạt được trong tổ chức thực hiện đào tạo bao gồm các khâu từ tổchức tuyển sinh, tổchức giảng dạy, học tập cho đến hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả và xét tốt nghiệp. Và hoạt

động quản lý đào tạo được hiểu như là quá trình thu thập thông tin có hệ thống nhằm đưa đến sự xem xét về hiện trạng của hoạt động quản lý đào tạo Nhà trường.

Nhìn chung vận dụng khái niệm quản lý vào lĩnh vực đào tạo, có thể hiểu rằng quản lý đào tạoở trường đại học là quá trình tácđộng có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (gồm các cấp quản lý khác nhau như Ban Giám Hiệu, các khoa, viện, phòng ban…) lên các đối tượng (bao gồm chuyên viên, giảng viên, sinh viên…) thông qua việc vận dụng các chức năng quản lý tác động lên các mặt hoạt động đào tạo nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của Nhà trường. Hay cũng có thể nói rằng quản lý đào tạo là quá trình thiết kế các tiêu chuẩn và duy trì các cơ chế đảm bảo chất lượng đểsản phẩm hay dịch vụ đạt được các tiêu chuẩn xác định.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc áp dụng hệ thống ISO 9001 2008 đối với chất lượng đào tạo trường Cao đẳng sư phạm trung ương TP. Hồ Chí Minh (Trang 35)