Người mua dịch vụ hệ sinh thái khu vực tư nhân

Một phần của tài liệu Cẩm nang chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Trang 42)

• Dầu khí

• Công ích – Năng lượng chẳng hạn như hồđập • Công ích – Nhà máy cung cấp nước/ xử lý nước

thải • Khai thác mỏ

• Nông nghiệp và thực phẩm • Giao thông

• Lâm nghiệp/ giấy và nguyên liệu giấy • Bán lẻ

• Các thành phố và chính phủ

•Ai là người chủ sử dụng lao động lớn nhất trong tỉnh, quốc gia hay thậm chí trong khu vực?

•Ai phụ thuộc nhiều nhất vào dịch vụ hệ sinh thái từ hợp

đồng PES trong tương lai thông qua:

– Sử dụng nhiều tài nguyên (ví dụ người sử dụng nước ở hạ nguồn?

– Sở hữu một diện tích đất lớn và ảnh hưởng đến sinh cảnh/ đa dạng sinh học trên diện tích đất

đó??

– Phát thải khí nhà kính và đi-ô-xít các bon? Nếu chúng ta không nắm chắc, chúng ta có làm việc với các tổ chức phi lợi nhuận hay cơ quan chính phủđang hoạt động tại địa phương. Cả hai tổ chức này đều có thể

cung cấp số liệu về chủ sử dụng lao động, chủđất và các thông tin khác. Các công ty cấp nước cũng có thể sẵn sàng cung cấp danh sách những đối tượng sử dụng nước nhiều nhất.

Để lập danh mục những người mua tiềm năng khu vực tư

nhân, một vài câu hỏi động não gồm:

Một ngành hay một công ty nào đó gần đây có bị báo chí phản ánh tiêu cực về hoạt động liên quan đến môi trường? (Nếu có, họ có thể dễ dàng đồng ý tham gia hợp đồng PES đóng góp cho lợi ích xã hội và môi trường)

Công ty có bị mất vị thế cạnh tranh – trên thị trường hoặc các vấn đề xã hội (Nếu có, những sánh kiến mới – chẳng hạn như hợp đồng PES với mối quan hệ công chúng tốt đẹp/ tiềm năng thông tin đại chúng – có thể tăng cường vị thế tiếp thị của công ty)

Một công ty hay một ngành có phải là người đi đầu trong các vấn đề xã hội và môi trường? (Nếu có, thì hợp đồng PES có thể mang lại cơ hội tiếp tục duy trì vị

thế dẫn đầu của họ)

Phương pháp quản lý có mang tính đổi mới? (Nếu có, thì một hợp đồng PES có thể mang lại cơ hội tiếp tục đổi mới)

Công ty có tăng trưởng nhanh? (Nếu có, thì công ty này có thể không phải là công ty phù hợp nhất để tiếp cận vì rất khó thực hiện các sáng kiến mới trong bối cảnh đó)

Trong quá trình thu hút khu vực tư nhân, hãy luôn nhớ rằng mỗi công ty có tính chất riêng biệt, duy nhất. Lợi ích kinh doanh của một công ty này chưa chắc đã là lợi ích kinh doanh của công ty khác – mặc dù 2 công ty hoạt động trong cùng ngành hay trong cùng một khu vực. Do đó việc xác định lợi ích và ra quyết định đầu tư tùy thuộc vào các chiến lược gia và những người có thẩm quyền trong nội bộ công ty ra quyết định – trong khi đó xây bối cảnh cho hợp đồng lại tùy thuộc vào người bán.

Hộp 17

Người mua dịch vụ hệ sinh thái khu vực tư nhân thái khu vực tư nhân

Người mua thuộc khu vực tư nhân có thể: • Một công ty

Một nhóm các công ty (ví dụ các công ty du lịch sinh thái)

Một tổ chức tham gia trong một hệ thống thương mại lớn của những người mua,

được hình thành khi một hệ thống có điều tiết đòi hỏi một số dịch vụ nhất định đề bù

đắp cho các thiệt hại (và do đó điều chỉnh hợp lý quá trình xây dựng mối quan hệ).

Người bán có thể thực hiện điều này bằng cách đóng góp ý tưởng để những nhà quản trị cao cấp trong doanh nghiệp suy nghĩ khi nào thì quyết định, phương thức

định giá một dịch vụ hệ sinh thái mà họ có thể chi trả. Đây là bước then chốt không chỉ cho công ty có khả năng thực hiện hoạt động nếu các nhà quản trị hiểu rõ những lợi ích kinh tế từđó, mà chính những nhà quản trị này có thểđề xuất hợp đồng tương tự với các công ty cùng ngành nghề - điều này có thể làm tăng số lượng hợp

đồng PES ở một quốc gia hay trong một khu vực.

Nếu không thấy có lợi ích, các công ty sẽ không tham gia, trừ các hoạt động từ thiện – vốn chỉ một nguồn đầu tư nhỏ và ngắn hạn so với hoạt động kinh doanh truyền thống.

Khi người bán nghĩ về những lợi ích kinh doanh tiềm năng, những câu hỏi cần đặt ra gồm:

Có yêu cầu quản lý nào mà một hợp đồng PES có thể giúp các công ty đáp ứng được? (để có ví dụ minh họa các yêu cầu quản lý, xin mời xem hộp về “Ví dụ các biện pháp khuyến khích quản lý thúc đẩy khu vực tư nhân chi trả dịch vụ

hệ sinh thái”)

Nếu các yêu cầu quản lý liên quan đến dịch vụ hệ sinh thái chưa được ban hành, thì có lợi ích kinh doanh nào khác thúc đẩy các doanh nghiệp tự nguyện đầu tư vào dịch vụ hệ sinh thái? Chẳng hạn như:

– Có xu hướng dịch vụ hệ sinh thái nào bộc lộ rủi ro với các công ty (ví dụ

như nạn phá rừng dẫn đến hậu quả bồi lắng lòng sông và làm tăng chi phí nạo vét lòng sông đối với các dịch vụ công ích và thậm chí gây trở ngại cho hoạt động của các hồđập)?

– Vấn đề phát thải khí nhà kính/ đi-ô-xít các bon có thể là vấn đề quan hệ

công chúng?

– Khối lượng và chất lượng nguồn nước suy giảm có ảnh hưởng đến các hoạt động quan trọng/ hay tăng trưởng trong tương lai?

– Tác động đến môi trường sống và đa dạng sinh học có ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp hoặc thậm chí các hoạt động quan trọng/ hay tăng trưởng trong tương lai?

Các câu hỏi khác liên quan đến vấn đề nguồn nước gồm:

• Nguồn nước một công ty cần để hoạt động có ngồn gốc từđâu trong tương lai? • Liệu nguồn nước có cung cấp dòng chảy ổn định?

• Liệu nguồn nước có cung cấp nước chất lượng cao?

Đối với nhiều doanh nghiệp, đầu tư vào dịch vụ hệ sinh thái tạo ra nhiều công cụ quản lý cụ thểđể giải quyết những kỳ vọng hiện hữu của các bên liên quan chủ chốt. Vấn đề

then chốt là phải xây dựng được các ý tưởng mà những nhà quản trị cao cấp có thể sử

dụng và chỉnh sửa cho phù hợp nhằm tạo ra “tình huống kinh doanh” hấp dẫn nhất để

Chi trả dịch vụ hệ sinh thái: Khởi động thực hiện Cun cm nang

Một phần của tài liệu Cẩm nang chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)